Đào tạo Đại học

Đào tạo Đại học

Chương trình tích hợp Quản lý công nghiệp

Mã ngành xét tuyển: EM2
Thời gian đào tạo: 4 năm
Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Quản lý Công nghiệp

Chương trình đào tạo ngành Quản lý Công nghiệp với định hướng chuyên ngành Quản lý sản xuất và Quản lý Logistics & chuỗi cung ứng, cung cấp cho sinh viên những kiến thức về thiết kế và quản lý các hệ thống tích hợp con người, nguyên vật liệu, trang thiết bị tối ưu và hiệu quả.
Sinh viên ngành Quản lý công nghiệp được đào tạo để hiểu và tham gia vào hoạt động vận hành của các tổ chức, doanh nghiệp công nghiệp như: Lập kế hoạch sản xuất, quản lý kho hàng, quản lý chất lượng sản phẩm, cải tiến tối ưu hóa quá trình sản xuất hay quá trình dịch vụ.

CƠ HỘI VIỆC LÀM


– Chuyên viên lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất.
– Chuyên viên mua sắm vật tư và quản lý hàng dự trữ.
– Chuyên viên quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm.
– Cán bộ quản lý hệ thống logistics và chuỗi cung ứng.
– Chuyên gia tư vấn thiết kế cải tiến quy trình sản xuất và dịch vụ.
– Tại các doanh nghiệp tiêu biểu: Toyota Việt Nam, Samsung Vina, Nhựa Tiền Phong, Tập đoàn Hòa Phát,…

Thông tin chi tiết xem tại đây

Kế hoạch học tập chuẩn từ K64 trở về trước xem tại đây

Kế hoạch học tập chuẩn từ K65-K66 xem tại đây

Kế hoạch học tập chuẩn cho K67 xem tại đây

  • Khối lượng (Credits): 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của kinh tế thị trường và vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường.

Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về thị trường, ứng xử của người mua, người bán và vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường. Học phần bao gồm: (1) Kinh tế học và những vấn đề cơ bản của kinh tế học; (2) Thị trường, cung và cầu; (3) Lý thuyết về tiêu dùng; (4) Lý thuyết về sản xuất; (5) Cấu trúc thị trường và cạnh tranh không hoàn hảo; (6) Thị trường các yếu tố sản xuất; (7) Sự suy thoái của thị trường và vai trò của chính phủ.

Nội dung tóm tắt của học phần

Chương 1: KINH TẾ HỌC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC
1.1    Kinh tế học là gì?
1.2    Khan hiếm nguồn lực và sự lựa chọn
1.3    Cơ chế vận hành hệ thống kinh tế
1.4    Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
1.5    Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
Chương 2: THỊ TRƯỜNG, CẦU VÀ CUNG
2.1 Thị trường
2.2 Cầu
2.3 Cung
2.4 Mối quan hệ cung – cầu, cân bằng thị trường
2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng cầu
2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng cung
2.7 Thị trường tự do và kiểm soát giá cả
Chương 3: LÝ THUYẾT VỀ TIÊU DÙNG
3.1 Độ co giãn của cầu đối với giá
3.2 Độ co giãn của cầu đối với thu nhập
3.3 Độ co giãn chéo của cầu
3.4 Sự lựa chọn của người tiêu dùng
3.5 Cầu cá nhân và cầu của thị trường
3.6 Dự đoán cầu theo kinh nghiệm
Chương 4: LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT
4.1 Doanh nghiệp và các hình thức tổ chức doanh nghiệp
4.2 Hàm sản xuất
4.3 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp
4.4 Quyết định của doanh nghiệp về sản lượng cung ứng
Chương 5: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
5.1 Cấu trúc thị trường và nguyên nhân sinh ra cấu trúc thị trường
5.2 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
5.3 Thị trường độc quyền thuần túy
5.4 Thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền
5.5 Thị trường độc quyền nhóm
Chương 6: THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT - LAO ĐỘNG, VỐN VÀ ĐẤT ĐAI
6.1 Thị trường lao động
6.2 Thị trường vốn
6.3 Thị trường đất đai
Chương 7: VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
7.1 Cân bằng tổng thể và tính hiệu quả của cạnh tranh
7.2 Những khuyết tật của thị trường
7.3 Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường
7.4 Hiệu quả phúc lợi đối với các chính sách của chính phủ

Tài liệu học tập

Giáo trình:
1.    N. Gregory Mankiw (2018). Cengage Learning. Principles of Microeconomics. 8th ed
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1.    Begg, D, R. Dornbusch and S. Fischer (2007). Kinh tế học. NXB Thống kê
2.    Mankiw, N.Gregory (2004). Nguyên lý kinh tế học. NXB Thống kê
3.    P.Samuelson and W.Nordhous (1997). Kinh tế học. NXB Chính trị Quốc gia
4.    Robert S. Pindyck, Daniel L.Rubinfeld (1994). Kinh tế học Vi mô. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1.    N. Gregory Mankiw (2008). Principles of Microeconomics. 5rd ed. Thomson Learning
2.    Michael Melvin and William Boyes (2005). Microeconomics. 6th ed. Houghton-Mifflin
3.    David C. Colander (2004). Microeconomics. 5th ed. McGraw-Hill
Phần mềm sử dụng: Không

Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: Điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

    • Khối lượng (Credits): 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ETCs
    • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
    • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
    • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

    Mục tiêu và Nội dung: Học phần nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế học vĩ mô, các mô hình cơ bản, phản ánh mối quan hệ giữa các đại lượng kinh tế vĩ mô cơ bản và các yếu tố khác, giúp cho người học hiểu được nền kinh tế vận động như thế nào và chính phủ có thể điều tiết nền kinh tế ra sao. Học phần trình bày những kiến thức cơ bản về sự vận động của nền kinh tế thị trường thông qua các mô hình từ đơn giản đến phức tạp, nhằm phân tích cơ chế tự cân bằng và cả những thất bại của thị trường, phân tích mối quan hệ giữa các đại lượng kinh tế vĩ mô cơ bản như sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp, mức giá. Trên cơ sở đó, chỉ ra khả năng tác động vào nền kinh tế để có được lợi ích tốt nhất cho xã hội.

    Nội dung tóm tắt của học phần

    Chương 1: GIỚI THIỆU KINH TẾ HỌC VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
    1.1. Sự khan hiếm các nguồn lực và ba vấn đề kinh tế cơ bản
    1.2. Khái niệm kinh tế học
    1.3. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực và nội dung cơ bản của kinh tế học
    1.4. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
    1.5. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô 
    1.6. Nội dung cơ bản của kinh tế học vĩ mô
    1.7. Phương pháp mô hình trong kinh tế học
    Chương 2: THỊ TRƯỜNG, CUNG, CẦU VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ 
    2.1.  Thị trường
    2.2.  Cầu
    2.3. Cung
    2.4. Mối quan hệ cung cầu và cân bằng thị trường
    2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu và sự dịch chuyển đường cầu
    2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới cung và sự dịch chuyển đường cung
    2.7. Thị trường tự do và điều tiết giá cả
    2.8. Cơ chế thị trường và vai trò của chính phủ
    Chương 3: CÁC ĐẠI LƯỢNG CƠ BẢN CỦA KINH TẾ VĨ MÔ
    3.1. Dòng luân chuyển nền kinh tế giản đơn và phương pháp đo lường sản lượng của nền kinh tế
    3.2. Tổng sản phẩm quốc nội
    3.3. Tổng thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân ròng 
    3.4. Đánh giá các chỉ tiêu GDP, GNP và NNP
    3.5. Đo lường biến động giá 
    3.6. Tỷ lệ thất nghiệp
    Chương 4: TỔNG CẦU VÀ MÔ HÌNH SỐ NHÂN CƠ BẢN
    4.1. Tổng quan về mô hình số nhân cơ bản
    4.2. Xác định thu nhập quốc dân trong nền kinh tế giản đơn
    4.3. Xác định sản lượng dựa trên nguyên tắc tiết kiệm bằng đầu tư theo kế hoạch
    4.4. Xác định sản lượng trong mô hình có sự tham gia của chính phủ
    4.5. Xác định sản lượng trong nền kinh tế mở 
    4.6. Tóm tắt các yếu tố tác động đến tổng cầu
    Chương 5: TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
    5.1. Tiền và lãi suất
    5.2. Các tác nhân trong quá trình cung ứng tiền
    5.3. Ngân hàng trung ương và việc cung ứng tiền cơ sở
    5.4. Ngân hàng thương mại và việc tạo ra tiền gửi
    5.5. Kiểm soát cung tiền của ngân hàng trung ương
    5.6. Cầu về tiền
    5.7. Mô hình thị trường tiền tệ
    5.8. Tác động của chính sách tiền tệ
    Chương 6: MÔ HÌNH IS-LM. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ TRONG MÔ HÌNH IS-LM
    6.1. Khái quát chung về mô hình
    6.2. Cân bằng trên thị trường hàng hoá: đường IS
    6.3. Cân bằng trên thị trường tiền tệ: đường LM
    6.4. Phân tích IS-LM
    6.5. Chính sách tài chính, tiền tệ trong mô hình IS-LM
    Chương 7: MÔ HÌNH TỔNG CẦU- TỔNG CUNG
    7.1. Đường tổng cầu kinh tế vĩ mô AD
    7.2. Thị trường lao động và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
    7.3. Đường tổng cung ngắn hạn
    7.4. Đường tổng cung dài hạn, quan hệ giữa đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn
    7.5. Những nhân tố làm dịch chuyển các đường tổng cung
    7.6. Phân tích tổng cầu-tổng cung
    7.7. Điều tiết kinh tế của chính phủ trong mô hình tổng cầu-tổng cung
    Chương 8: THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT
    8.1. Thất nghiệp: Các khái niệm và phân loại
    8.2. Tác hại của thất nghiệp và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp
    8.3. Lạm phát: khái niệm và tác hại
    8.4. Cung tiền và lạm phát 
    8.5. Mối quan hệ giữa lạm phát, thất nghiệp và sản lượng: đường Phillips 
    8.6. Cú sốc cung và hiện tượng lạm phát đình trệ
    8.7. Tại sao xảy ra chính sách tiền tệ lạm phát?
    8.8. Khắc phục lạm phát 

    Tài liệu học tập

    Giáo trình: 
    1. N.Gregory Mankiw (2019). Macroeconomic. 10th Edition. Worth Publishers/ Macmillan Learning
    Tài liệu tham khảo: 
    Tài liệu  tham khảo tiếng Việt
      1. David Begg, S.Fischer, R. Dornbousch (1992). Kinh tế học. NXB Giáo dục
      2. P.Samuelson and W.Nordhous (1997). Kinh tế học. NXB Chính trị Quốc gia
      3. N. Gregory Mankiw (1997). Kinh tế vĩ mô. NXB Thống kê Hà Nội
    Tài liệu  tham khảo tiếng Anh 
            1. Mankiw N. Gregory (2010). Macroeconomics, 7th Edition.  Worth Publishers 
        2. Paul Krugman, Robin Wells (2015). Macroeconomics, 4th Edition. W.H.Freeman & Co Ltd. 
    Phần mềm sử dụng: Không

    Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-0-0-4) ~ 2.84 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Trang bị cho sinh viên những lý thuyết chung về khái niệm cơ bản của khoa học pháp lý về Nhà nước và Pháp luật, những nội dung cơ bản của các ngành luật gốc như Hiến pháp, Hành chính, Dân sự, Hình sự trong hệ thống Pháp luật Việt Nam. Đồng thời trang bị cho sinh viên kiến thức Pháp luật chuyên ngành giúp sinh viên biết áp dụng Pháp luật trong cuộc sống và công việc. Nội dung chính của học phần bao gồm: Khái quát về nguồn gốc ra đời nhà nước và pháp luật; bản chất, chức năng và các kiểu nhà nước, pháp luật; về bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam; về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Giới thiệu những nội dung cơ bản nhất của những ngành luật chủ yếu ở nước ta hiện nay.

Tóm tắt học phần:

Chương 1. Nhập môn Pháp luật đại cương

  1.  Khoa học Pháp luật đại cương và môn học Pháp luật đại cương
  2.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Pháp luật đại cương
  3.  Mối quan hệ giữa Pháp luật đại cương với các ngành khoa học khác
  4.  Những nội dung cơ bản của môn học Pháp luật đại cương

Chương 2. Khái quát về Nhà nước trong mối quan hệ với Pháp luật

  1.  Nhà nước và Pháp luật – Hai hiện tượng lịch sử - xã hội đặc biệt luôn song hành
  2.  Nguồn gốc, bản chất, hình thức và các kiểu nhà nước trong lịch sử
  3.  Khái niệm, đặc điểm và chức năng của Nhà nước
  4.  Bộ máy nhà nước và chế độ chính trị
  5.  Nhà nước pháp quyền

Chương 3. Nhà nước CHXHCN Việt Nam

  1. Bản chất và những nguyên tắc hoạt động cơ bản của Nhà nước CHXHCN Việt Nam
  2. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam ở trung ương
  3. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam ở địa phương
  4. Vai trò, chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong nền kinh tế thị trường

Chương 4. Những vấn đề cơ bản về Pháp luật

  1.  Nguồn gốc, khái niệm, chức năng và các thuộc tính của pháp luật
  2.  Bản chất, hình thức và các kiểu pháp luật trong lịch sử
  3.  Văn bản pháp luật, Quy phạm pháp luật và Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
  4.  Quan hệ pháp luật và chủ thể của quan hệ pháp luật
  5.  Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật
  6.  Giải thích pháp luật
  7.  Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
  8.  Ý thức pháp luật. Pháp chế và trật tự pháp luật

Chương 5. Các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới

  1. Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (Common Law)
  2. Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Hệ thống dân luật – Civil Law)
  3. Hệ thống pháp luật Hồi giáo (Islamic Law)

Chương 6. Hệ thống pháp luật nước CHXHCN Việt Nam

  1. Quá trình hình thành và phát triển của Hệ thống pháp luật nước CHXHCN Việt Nam
  2. Ngành luật Hiến pháp – Hành chính trong Hệ thống pháp luật nước CHXHCN Việt Nam
  3. Ngành luật Hình sự trong Hệ thống pháp luật nước CHXHCN Việt Nam
  4. Ngành luật Dân sự và Hôn nhân gia đình trong Hệ thống pháp luật nước CHXHCN Việt Nam
  5. Ngành luật Kinh tế - Thương mại - Lao động - Tài chính ngân hàng - Đất đai - Môi trường

Chương 7. Lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ và lĩnh vực pháp luật về Khoa học – Công nghệ ở Việt Nam

  1. Lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
  2. Lĩnh vực pháp luật về Khoa học - Công nghệ ở Việt Nam

Tài liệu hoc tập

Giáo trình:

  1. Vũ Quang (2018). Giáo trình pháp luật đại cương. NXB Bách khoa, Hà Nội

Tài liệu tham khảo:

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

  1. Nguyễn Cửu Việt (2004). Giáo trình Nhà nước và Pháp luật đại cương. NXBĐHQGHN, Hà Nội
  2. Lê Minh Toàn, Vũ Quang và những người khác (2002) . Giáo trình Pháp luật đại cương. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

  1. Raymond Wacks (2011). Triết học luật pháp. Phạm Kiều Tùng dịch. NXB Tri Thức, Hà Nội
  2. Alexis De Tocqueville  (2008) . Nền dân trị Mỹ. NXB Tri Thức, Hà Nội
  3. Insun Yu (1994). Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII. NXB KHXH, Hà Nội

Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

    • Khối lượng (Credits): 2(1-0-2-4) ~ 3.25 ETCs
    • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
    • Học phần học trước (Pre-courses): IT1130 (Tin học đại cương), IT1130 (Introduction to Information Technology)
    • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)
    • Mục tiêu và Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ứng dụng máy tính và các kỹ năng cơ bản để sử dụng máy tính hiệu quả trong học tập, nghiên cứu và làm việc trong các ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. Nội dung chính của học phần gồm: Tổng quan về Excel, thiết lập báo cáo trên Excel, Các công thức tính toán trên Excel, quản lý dự án với Excel, phân tích dữ liệu và ra quyết định.

    Nội dung tóm tắt của học phần

    1.1.    Quản lý hàng, cột và trang tính
    1.2.     Thao tác với worksheet 
    1.3.    Nhập và tổ chức dữ liệu trên trang tính
    1.4.     Kiểm soát dữ liệu nhập

    2.1. Giới thiệu cú pháp của các hàm trong Excel
    2.2. Các hàm văn bản
    2.3. Các hàm ngày tháng
    2.4. Các hàm số học
    2.5. Các hàm tính toán

    3.1. Logic có điều kiện
    3.2. Tra cứu dữ liệu
    3.3. Các hàm điều kiện
    3.4. Kiểm soát lỗi với IFERROR, ISVALUE, ISNA

    4.1. Tạo và làm việc với Bảng dữ liệu
    4.2. Tổng hợp dữ liệu với Subtotals
    4.3. Tạo và làm việc với PivotTable

    5.1. Thiết kế các mô hình dữ liệu
    5.2. Goal Seek và Solver
    5.3. Data Table
    5.4. Scenario Manager

    Tài liệu học tập

    Giáo trình
    1.    Phạm Thị Thanh Hồng (2021). Bài giảng Tin học ứng dụng trong kinh doanh, Viện Kinh tế và Quản lý, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
    Tài liệu tham khảo
    1. John W. Foreman (2013). Data Smart: Using Data Science to Transform Information into Insight, Wiley, USA.
    2. Bill Jelen, (2017), Power Excel with MrExcel, Holy Macro! Books
    3. Michael Olafusi, (2015), Microsoft Excel and Business Analysis for the busy Professional, UrBizEdge

    Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng (Credits): 2(1-0-2-4)
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu
Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức về Công nghệ thông tin cơ bản (theo thông tư số 03/2014/TT-BTTTT về quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT) bao gồm: các khái niệm về thông tin và tin học, cách biểu diễn dữ liệu và xử lý thông tin trong máy tính, cơ bản về phần cứng máy tính, hệ điều hành, mạng máy tính, mạng internet, các phần mềm tiện ích. Ngoài ra học phần cung cấp các kiến thức về tin học văn phòng, các kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học văn phòng thông qua các nội dung thực hành. 

Nội dung tóm tắt của học phần
PHẦN I - TIN HỌC CĂN BẢN
Chương 1 Thông tin và biểu diễn thông tin  
Chương 2 Hệ thống máy tính                      
Chương 3: Tin học văn phòng
PHẦN 2: THỰC HÀNH
Bài 1: Sử dụng máy tính cơ bản
Bài 2: Sử dụng Internet
Bài 3: Soạn thảo văn bản
Bài 4: Phần mềm bảng tính
Bài 5: Phần mềm trình chiếu

Tài liệu học tập
1.    Slide bài giảng Tin học đại cương của Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông.
2.    Tin học Căn bản (Fundamentals of Informatics). Quách Tuấn Ngọc. Nhà xuất bản Thống kê. 2001
3.    Tin học đại cương (Introduction to Informatics). Trần Đình Khang et al, Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà nội
4.    Tin học đại cương (Introduction to Informatics). Tô Văn Nam. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2009
English References
1.    Information: The New Language of Science, Chapter 1, 4, 10. Von Baeyer, H.C. Harvard University Press, [2004]
2.    The Architecture of Computer Hardware and Systems Hardware, Chapters 2 and 3. Englander, I. Wiley, [2003].

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng (Credits): 4(3-2-0-8) ~ 6.08 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không

Mục tiêu
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hàm số một biến số và nhiều biến số. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể học tiếp các học phần sau về toán cũng như các môn kỹ thuật khác, góp phần tạo nên nền tảng toán học cơ bản cho kỹ sư các ngành công nghê và kinh tế.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Phép tính vi phân hàm một biến số
Chương 2: Phép phân tích hàm một biến số
Chương 3: Hàm nhiều biến số

Tài liệu học tập
Giáo trình

1.    Nguyễn Đình Trí (chủ biên), Trần Việt Dũng, Trần Xuân Hiển, Nguyễn Xuân Thảo (2015). Toán học cao cấp, tập 2: Giải tích, NXBGD, Hà Nội.
2.    Nguyễn Đình Trí (chủ biên), Trần Việt Dũng, Trần Xuân Hiển, Nguyễn Xuân Thảo (2017). Bài tập toán học cao cấp, tập 2: Giải tích, NXBGD, Hà Nội.
3.    Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh (1999). Bài tập Toán học cao cấp tập 1, NXBGD, Hà Nội.
4.    Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh (1999). Bài tập Toán học cao cấp tập 2, NXBGD, Hà Nội.
Tài liệu tham khảo
1.    Trần Bình (1998), Giải tích I, Phép tính vi phân và tích phân của hàm một biến. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2.    Trần Bình (2005), Giải tích II và III, Phép tính vi phân và tích phân của hàm nhiều biến. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
3.    Trần Bình (2001), Hướng dẫn giải bài tập giải tích toán học, tập 1. NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
4.    Trần Bình (2001), Bài tập sẵn giải tích II. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng (Credits): 3(2-2-0-6) ~ 4.67 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): MI1110/MI1010 Giải tích I
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Giải tích II

Mục tiêu
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chuỗi, phương trình vi phân và phương pháp toán tử Laplace. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể học tiếp các học phần sau về toán cũng như các môn kỹ thuật khác, góp phần tạo nên nền tảng toán học cơ bản cho kỹ sư các ngành công nghê.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Chuỗi
Chương 2: Phương trình vi phân
Chương 3: Phương pháp toán tử Laplace

Tài liệu học tập
Giáo trình:
1.    Nguyễn Đình Trí, Trần Việt Dũng, Trần Xuân Hiển, Nguyễn Xuân Thảo (2015). Bài tập Toán học cao cấp tập 3: Chuỗi và phương trình vi phân. NXB Giáo dục
2.    Nguyễn Đình Trí, Trần Việt Dũng, Trần Xuân Hiển, Nguyễn Xuân Thảo (2017). Bài tập Toán học cao cấp tập 3: Chuỗi và phương trình vi phân. NXB Giáo dục
3.    Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đỉnh, Nguyễn Hồ Quỳnh (2000). Bài tập Toán học cao cấp tập II. NXB Giáo dục
4.    Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đỉnh, Nguyễn Hồ Quỳnh (2000). Bài tập Toán học cao cấp tập III. NXB Giáo dục
Tài liệu tham khảo
5.    Trần Bình (2005). Giải tíc II và III, NXB KH và KT
6.    Lê Ngọc Lăng, Nguyễn Chí Bảo, Trần Xuân Hiển, Nguyễn Phú Trường. Ôn thi học kỳ và thi vào giai đoạn II. NXB Giáo dục
7.    Lê Ngọc Lăng, Tống Đình Quỳ, Nguyễn Đăng Tuấn, Mai Văn Dược (2998). Giúp ôn tập tốt môn Toán cao cấp. NXBKH
8.    Đinh Bạt Thẩm, Nguyễn Phú Trường (1993). Bài tập Toán học cao cấp tập II. NXB Giáo dục
9.    Nguyễn Xuân Thảo (2010). Bài giảng Phương pháp Toán tủ Laplace
10.    Nguyễn Thiệu Huy: Infinite series and differential equations.
Download: http://sami.hust.edu.vn/tai-lieu/

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng (Credits): 4(3-2-0-8) ~ 6.08 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đại số tuyến tính như ma trận, định thức hệ phương trình, không gian véc tơ, không gian Euclide, … làm cơ sở để cho việc học tiếp các học phần sau về toán cũng như các môn kỹ thuật khác, từ đó sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức môn học vào việc giải quyết một số mô hình bài toán thực tế.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Lôgic, tập hợp, ánh xạ, số phức
1.1 Đại cương về lôgic
1.2 Sơ lược về lý thuyết tập hợp
1.3 Ánh xạ
1.4 Số phức
Chương 2: Ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính
2.1 Ma trận
2.2 Định thức ma trận vuông
2.3 Hạng ma trận, ma trận nghịch đảo
2.4 Hệ phương trình tuyến tính
Chương 3: Không gian véctơ trên R
3.1 Khái niệm không gian véctơ
3.2 Không gian véctơ con
3.3 Cơ sở và tọa độ trong không gian véctơ hữu hạn chiều
Chương 4: Ánh xạ tuyến tính
4.2 Ma trận của ánh sáng tuyến tính
4.3 Trị riêng và véctơ riêng
Chương 5: Không gian Euclide
5.1 Không gian Euclide
5.2 Dạng toàn phương

Tài liệu học tập
Giáo trình
[1] Nguyễn Đình Trí (chủ biên), Trần Việt Dũng, Trần Xuân Hiền, Nguyễn Xuân Thảo (2015), Toán học cao cấp tập 1: Đại số và hình học giải tích, NXB Giáo dục VN.
[2] Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh (2006), Bài tập Toán học cao cấp, tập 1: Đại số và hình học giải tích, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Tài liệu tham khảo
[1] Dương Quốc Việt, Nguyễn Cảnh Lương (2015), Đại số tuyến tính, NXB Bách khoa HN.
[2] Trần Xuân Hiền, Lê Ngọc Lăng, Tống Đình Quỳ, Nguyễn Cảnh Lương (2007), Phương pháp giải toán cao cấp, Phần đại số, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[3] Nguyễn Tiến Quang, Lê Đình Nam (2016), Cơ sở đại số tuyến tính, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm bảo vệ kết quả thực tập (70%).

    • Khối lượng (Credits): 3(2-2-0-6) ~ 4.67 ETCs
    • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
    • Học phần học trước (Pre-courses): MI1111 hoặc MI1112 hoặc MI1113 (Giải tích 1) MI1121 hoặc MI1122 (Giải tích 2)
    • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

    Mục tiêu
    Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về xác suất thống kê là các khái niệm và quy tắc diễn xác suất cũng như về biến ngẫu nhiên và các phân phối xác suất thông dụng (một và hai chiều); các khái niệm cơ bản của thống kê toán học nhằm giúp sinh viên biết cách xử lí các phương pháp tiếp cận với mô hình thực tế và có kiến thức cần thiết để đưa ra lời giải đúng cho các bài toán đó.

    Nội dung tóm tắt của học phần
    Chương 1: Sự kiện ngẫu nhiên và phép tính xác suất
    Chương 2: Biến ngẫu nhiên và luật phân phối xác suất
    Chương 3: Biến ngẫu nhiên hai chiều
    Chương 4: Mẫu thống kê và ước lượng tham số
    Chương 5: Kiểm định giả thuyết thống kê

    Tài liệu học tập
    Giáo trình:
    1. Tống Đình Quỳ (2014). Xác suất thống kê. NXB Bách khoa-Hà Nội (tái bản lần thứ 6)
    2. Bộ môn Toán ứng dụng (2020). Bài tập Xác suất thống kê (tài liệu lưu hành nộ bộ)
    Tài liệu tham khảo
    Tài liệu tham khảo tiếng Việt
    1.  Đào Hữu Hồ (2007). Xác suât thống kê .NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
    2. Đặng Hùng Thắng (2005). Mở đầu lý thuyết xác suất và ứng dụng. NXB Giáo dục
    3. Đặng Hùng Thắng (2008). Thống kê và ứng dụng. NXB Giáo dục
    Tài liệu tham khảo tiếng Anh
    1. Muray, R. Spiegel, John Schiller, and R. Alu Srinivasan (2001). Probability and Statistics. McGraw-Hill Companies.
    2. Andrew Metcafe, David Green, Tony Greenfield, Maythayaudin Mansor, Andrew Smith, Jonathan Tuke (2019). Statistics in Engineering: With Examples in MATLAB and R.Second Edition. CRC Press, Taylor & Francis Group.
    3. H. Thomas (2016). An Introduction to Statistics with Python (With Applications in the Life Sciences). Springer.

    Cách đánh giá học phần
    Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-6) ~ 3.25 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): MI1111 hoặc MI1112 hoặc MI1113 (Giải tích 1); MI1141 hoặc MI1142 hoặc MI1143 (Đại số)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu: 
Giúp học sinh hiểu và có khả năng vận dụng, giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn, thích ứng với công việc có liên quan. Nắm vững các khái niệm cơ bản, nền tảng lý thuyết: thuật toán simplex để giải các bài toán lập trình tuyến tính; Các thuật toán vận tải để giải quyết các vấn đề vận tải và áp dụng kiến thức đã học về toán học để khảo sát mô hình I / O

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1 - Giới thiệu
Chương 2 – Quy hoạch tuyến tính (LP)
Chương 3 – Bài toán vận tải 
Chương 4 – Mô hình Input/Out put (I/O)

Tài liệu học tập
Giáo trình
[1] Nguyễn Thị Bạch Kim (2014). Các phương pháp tối ưu: Lý thuyết và thuật toán. Nhà xuất bản Bách khoa.
[2] H.A. Taha (2007), Operation Research: An Introduction (8th Edition), Pearson Education Inc.
Tài liệu tham khảo
[1] Brandley, R. Schiller (2002), Kinh tế ngày nay, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[2] Nguyễn Quang Dong, Ngô Văn Thứ, Hoàng Đình Tuấn (2002), Giáo trình mô hình toán kinh tế, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội
[1] Brandley, R. Schiller (2002), Kinh tế ngày nay, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[2] Nguyễn Quang Dong, Ngô Văn Thứ, Hoàng Đình Tuấn (2002), Giáo trình mô hình toán kinh tế, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng (Credits): 3(2-1-1-6) ~ 4.67 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu
Môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương phần cơ học (các định lý và định luật về động lượng, mômen động lượng; động năng, thế năng, định luật bảo toàn cơ năng; chuyển động quay vật rắn, dao động và sóng cơ) và kiến thức cơ bản phần Nhiệt học (Nguyên lý 1, Nguyên lý 2, khí thực và vật lý thống kê cổ điển) là cơ sở các môn kỹ thuật. 

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1. Mở đầu 
Chương 2. Động học chất điểm
Chương 3. Động lực học chất điểm
Chương 4. Cơ năng và trường lực thế
Chương 5. Chuyển động quay của vật rắn
Chương 6. Dao dộng và sóng cơ
Chương 7. Thuyết động học phân tử các chất khí & định luật phân bố
Chương 8. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học 
Chương 9. Nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học 
Chương 10. Khí thực

Tài liệu tham khảo
Giáo trình 
1. Lương Duyên Bình (Chủ biên): Vật lý đại cương tập 1: Cơ- Nhiệt, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, 267 trang. 
2. Lương Duyên Bình, Dư Trí ông, Nguyễn Hữu Hồ: Vật lý đại cương tập 2: Điện-Dao động-Sóng, NXB Giáo dục , 2009, 343 trang. 
3. Lương Duyên Bình ( hủ biên), Nguyễn Hữu Hồ, Lê Văn Nghĩa, Nguyễn Tụng: Bài tập Vật lý đại cương tập 1: Cơ- Nhiệt, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, 199 trang. 
4. Lương Duyên Bình (Chủ biên): Bài tập Vật lý đại cương tập 2: Điện-Dao động-Sóng, NXB Giáo dục, 2007, 155 trang. 
Sách tham khảo 
1. Nguyễn Xuân Chi, Đặng Quang Khang: Vật lý đại cương tập 1: Cơ- Nhiệt, ĐH Bách Khoa Hà nội, 2000, 467 trang. 
2. Trần Ngọc Hợi (Chủ biên), Phạm Văn Thiều: Vật lý đại cương các nguyên lý và ứng dụng, tập 1: Cơ học và Nhiệt học, NXB Giáo dục, 2006, 511 trang.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng (Credits): 3(2-1-1-6) ~ 4.67 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu
Môn học này bao gồm những kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương phần điện từ (các loại trường: điện trường, từ trường), nguồn sinh ra trường, các tính chất của trường, các đại lượng đặc trưng cho trường (cường độ, điện thế, từ thông,..) và các định lý, định luật liên quan. Quan hệ giữa từ trường và điện trường. Lực từ trường và ứng dụng. 

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1. Điện trường tĩnh
Chương 2. Vật dẫn
Chương 3. Điện môi 
Chương 4. Từ trường
Chương 5. Cảm ứng điện từ
Chương 6. Vật liệu từ
Chương 7. Trường điện từ
Chương 8. Dao động điện từ
Chương 9. Sóng điện từ

Tài liệu tham khảo
Giáo trình 
1. Lương Duyên Bình-Dư Trí Công-Nguyễn Hữu Hồ: Vật lý Đại cương tập 2: Điện-Dao động- Sóng, NXB Giáo dục, 2009, 343 trang. 
2. Lương Duyên Bình (Chủ biên): Bài tập Vật lý Đại cương tập 2: Điện- Dao động- Sóng, NXB Giáo dục, 2007, 155 trang. 
Sách tham khảo 
1. Đặng Quang Khang: Vật lý Đại cương tập 2: Điện học, ĐH Bách Khoa Hà nội, 2000, 328 trang. 
2. Trần Ngọc Hợi (Chủ biên), Phạm Văn Thiều: Vật lý Đại cương các nguyên lý và ứng dụng, tập 2: Điện, từ, dao động và sóng, NXB Giáo dục, 2006, 487 trang.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng (Credits): 3(2-1-0-6) ~ 4.25 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu: Học phần trang bị những nội dung cơ bản có tính nền tảng, hệ thống về triết học Mác – Lênin. Xây dựng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật làm nền tảng lý luận cho việc nhận thức các vấn, nội dung của các môn học khác. Nhận thức được thực chất giá trị, bản chất khoa học và cách mạng của triết học Mác – Lênin. Xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên, định hướng tư tưởng - chính trị trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Nội dung tóm tắt của học phần
CHƯƠNG I - TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
1. Khái lược về triết học
2. Vấn đề cơ bản của triết học
3. Biện chứng và siêu hình
II. TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác - Lênin
2. Đối tượng và chức năng của triết học Mác – Lênin
3. Vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG II: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1. Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất
2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 
1. Hai lọai hình biện chứng và PBC duy vật 
2. Nội dung của phép biện chứng duy vật 
III. LÝ LUẬN NHẬN THỨC
1. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng
2. Nguồn gốc, bản chất của nhận thức 
3. Thực tiễn và vai trò của thực tiến đối với nhận thức
4. Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức
5. Tính chất của chân lý
CHƯƠNG III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
I. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội
2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội 
4. Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên 
II. GIAI CẤP VÀ DÂN TỘC
1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp
2. Dân tộc
3. Mối quan hệ giai cấp – dân tộc – nhân loại 
III. NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
1. Nhà nước
2. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
 VI. Ý THỨC XÃ HỘI
1. Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố của tồn tại xã hội
2. Khái niệm ý thức xã hội và kết cấu cảu YTXH
3. Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
V. TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI
1. Con người và bản chất con người 
2. Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người
3. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về quan hệ cá nhân và xã hội, về vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử 
4. Vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam

Tài liệu học tập
Giáo trình bắt buộc: 

1. Giáo trình Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học không chuyên lý luận chính trị). Nhà xuất bản chính trị Quốc gia sự thật. Năm 2021.
Tài liệu tham khảo
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng XI, XII, XIII
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo một số vấn đề tổng kết lý luận và thực tiễn qua ba mươi năm đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật 2016.
3. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáotrình quốc gia các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình triết học Mác – Lênin. NXB. Chính trị Quốc gia. Hà Nội , 1999.
4. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình triết học Mác – Lênin (Tái bản có sửa chữa, bổ sung), NXB. Chính trị Quốc gia. Hà Nội , 2010.
5. GS. TS Nguyễn Ngọc Long – GS.TS Nguyễn Hữu Vui (Đồng chủ biên) và các tác giả, Giáo trình triết học Mác – Lênin, (Tái bản có sửa chữa, bổ sung), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006
6. Mai Thị Thanh, Trần Việt Thắng, Hoàng Thị Hạnh và các tác giả, Hướng dẫn ôn tập môn Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin (Học phần I), NXB Bách khoa 2015.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng:  2(2-0-0-4) ~ 2.84 ETCs
  • Học phần tiên quyết:    Triết học Mác-Lênin (SSH1111)
  • Học phần học trước:    Triết học Mác-Lênin (SSH1111)
  • Học phần song hành:    Không

Mục tiêu
Học phần cung cấp cho sinh viên những những hiểu biết cơ bản về hàng hóa, tiền tệ, nền kinh tế thị trường và các mối quan hệ trong nền kinh tế thị trường. Qua đó, học sinh nắm được các kiến thức về các quy luật lịch sử - kinh tế - chính trị - xã hội. Ngoài ra, học phần này còn tiếp tục bồi dưỡng cách nhìn thế giới, phương pháp luận và tư duy kinh tế, vận dụng kiến thức kinh tế - chính trị vào việc phân tích các vấn đề kinh tế, xã hội và thực tiễn của đất nước và của các ngành học mà sinh viên được đào tạo..

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu Kinh tế chính trị
Chương 2: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường            
2.1 Nền sản xuất hàng hóa
2.2 Hàng hóa 
2.3 Tiền tệ (nguyên nhân hình thành, bản chất, và 05 chức năng của tiền)
2.4 Thị trường, Các chủ thể tham gia thị trường, Quy luật thị trường
Chương 3: Sản xuất Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường            
3.1 Sự chuyển hóa tiền thành tư bản
3.2 Lý luận hàng hóa Sức lao động
3.3 Quá trình sản xuất Giá trị thặng dư 
3.4 Một số quy luật của Chủ nghĩa Tư bản
3.5 Bài tập phương pháp sản xuất Giá trị thặng dư tuyệt đối
Chương 4: Canh tranh và Độc quyền trong nền kinh tế thị trường            
4.1 Mối quan hệ giữa Cạnh tranh và Độc quyền
4.2 Bài tập phương pháp sản xuất Giá trị thặng dư tương đối
4.3  Năm đặc điểm của Chủ nghĩa Tư bản độc quyền
4.4  Bài tập tích lũy Tư bản
4.5 Chủ nghĩa Tư bản độc quyền Nhà nước & Thành tựu, hạn chế của CNTB
Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng XHCN & Quan hệ lợi ích kinh tế tại Việt Nam            
5.1 Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (tính tất yếu, khái niệm, đặc trưng)
5.2 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
5.3 Quan hệ lợi ích kinh tế tại Việt Nam 
5.4 Cách mạng công nghiệp và tiến trình CNH, HĐH của Việt Nam
5.5 Tìm hiểu thêm về hội nhập kinh tế quốc tế

Tài liệu học tập 
Giáo trình 
1.    Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê-nin (dành cho sinh viên không học chuyên ngành lý luận chính trị) , Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021.
2.    Ngô Quế Lan, Trịnh Huy Hồng, Nguyễn Thị Phương Dung & Phan Yến Trang, 99 bài tập lý thuyết giá trị thặng dư , HUST Publ., 2022.
Sách tham khảo :
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng XI, XII.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 11-NQ / TW về “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” ngày 03/6/2017.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo một số vấn đề tổng kết lý luận và thực tiễn qua ba mươi năm đổi mới , Tạp chí Chính trị Quốc gia Sự thật, 2016.
4. Robert B. Ekelund và Robert F. Herbert, Lịch sử các lý thuyết kinh tế , Waveland Press, Inc.; Tái bản lần thứ 6, 2013.
5. David Begg , Stanley Fisher, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học , Mcgraw-Hill Publ., Ấn bản lần thứ 7, 2002.
6. Jeremy Rifkin, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba , Nhà xuất bản St. Martin's Griffin., 2013.
7. Klaus Schwab, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư , Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 2016.
8. Manfred B.Steger , Toàn cầu hóa , Nhà xuất bản Đại học Oxford, 2003.
9. Trần Thị Lan Hương, Ngô Quế Lan và cộng sự, Hướng dẫn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 , NXB ĐHBKHN, 2015. (Tài liệu tham khảo chương 4, 5, 6).

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng:  2(2-0-0-4) ~ 2.84 ETCs
  • Học phần tiên quyết:    Triết học Mác-Lênin (SSH1111) và Kinh tế chính trị Mác-Lênin (SSH1121)
  • Học phần học trước:    Kinh tế chính trị Mác-Lênin (SSH1121)
  • Học phần song hành:    Không

Mục tiêu
Học phần cung cấp cho sinh viên cái nhìn toàn diện về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, con đường mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay - từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam giúp sinh viên nâng cao nhận thức về thời đại mới của dân tộc - Thời đại Hồ Chí Minh, hiểu rõ, lý giải những vấn đề thực tiễn và vận dụng quan điểm của Đảng vào cuộc sống.
Ngoài ra, môn học củng cố cho học sinh kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình và thái độ nghiêm túc trong học tập, làm việc và cuộc sống.

Nội dung tóm tắt của học phần
Nội dung 1: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Nội dung 2: Dân chủ XHCN và nhà nước XHCN
Nội dung 3: Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH

Tài liệu học tập 
Giáo trình
[1] Bộ giáo dục và Đào tạo Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học Dành cho bậc đại học hệ không chuyên ngành lý luận chính trị, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021 https://moet.gov.vn/van-ban/vbdh/Pages/chi-tiet-van-ban.aspx?ItemID=2729 
[2] Bài giảng video trực tuyến và các file tài liệu trên hệ thống.
Sách tham khảo
[1]    Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng XI, XII, XIII
[2]    Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng HCM, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002
[3]    Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo một số vấn đề tổng kết lý luận và thực tiễn qua ba mươi năm đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật 2016.
[4]    Trần Thị Lan Hương, Ngô Quế Lân và các tác giả, Hướng dẫn ôn tập môn Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin (Học phần II), NXB Bách khoa 2015. Nội dung tham khảo chương 7,8,9 

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-0-0-4) ~ 2.84 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu: Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên cái nhìn tổng quát về sự ra đời của Đảng CSVN, đường lối do Đảng CSVN đề ra trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ năm 1930 cho đến nay- từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Học tập lịch sử Đảng nhằm nâng cao nhận thức về thời đại mới của dân tộc- thời đại Hồ Chí Minh. Từ đó, giúp sinh viên hiểu, lý giải những vấn đề thực tiễn và vận dụng được quan điểm của Đảng vào cuộc sống.
Ngoài ra, môn học củng cố cho sinh viên kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình và thái độ nghiêm túc với học tập, lao động, cuộc sống.

Nội dung tóm tắt của học phần

Chương 1: Đảng CSVN ra đời và lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930-1945) 
1.1. Đảng CSVN ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930)
1.2. Lãnh đạo quá trình đấu tranh giành chính quyền cách mạng (1930- 1945)
Chương 2: Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1954-1975)
2.1. Lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)
2.2. Lãnh đạo xây dựng CNXH ở Miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (1954-1975)
Chương 3: Đảng lãnh đạo cả nước quá độ lên CNXH và tiến hành công cuộc đổi mới (từ 1975 đến nay)
3.1. Lãnh đạo cả nước xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc (1975-1986)
3.2. Lãnh đạo công cuộc đổi mới, đảy mạnh CHN, HĐH và hội nhập quốc tế (từ 1986 đến nay)

Tài liệu học tập 

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). Giáo trình lịch sử Đảng CSVN. NXB Chính trị quốc gia sự thật
Sách tham khảo
2. Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2001). Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập. NXB Giáo dục Việt Nam.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-0-0-4) ~ 2.84 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu: Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên cái nhìn tổng quát về sự ra đời của Đảng CSVN, đường lối do Đảng CSVN đề ra trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ năm 1930 cho đến nay- từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Học tập lịch sử Đảng nhằm nâng cao nhận thức về thời đại mới của dân tộc- thời đại Hồ Chí Minh. Từ đó, giúp sinh viên hiểu, lý giải những vấn đề thực tiễn và vận dụng được quan điểm của Đảng vào cuộc sống.
Ngoài ra, môn học củng cố cho sinh viên kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình và thái độ nghiêm túc với học tập, lao động, cuộc sống.

Nội dung tóm tắt của học phần

Chương 1: Đảng CSVN ra đời và lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930-1945) 
1.1. Đảng CSVN ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930)
1.2. Lãnh đạo quá trình đấu tranh giành chính quyền cách mạng (1930- 1945)
Chương 2: Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1954-1975)
2.1. Lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)
2.2. Lãnh đạo xây dựng CNXH ở Miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (1954-1975)
Chương 3: Đảng lãnh đạo cả nước quá độ lên CNXH và tiến hành công cuộc đổi mới (từ 1975 đến nay)
3.1. Lãnh đạo cả nước xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc (1975-1986)
3.2. Lãnh đạo công cuộc đổi mới, đảy mạnh CHN, HĐH và hội nhập quốc tế (từ 1986 đến nay)

Tài liệu học tập 

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). Giáo trình lịch sử Đảng CSVN. NXB Chính trị quốc gia sự thật
Sách tham khảo
2. Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2001). Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập. NXB Giáo dục Việt Nam.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

    • Khối lượng (Credits): 2(1-2-0-4) ~ 3.25 ETCs
    • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
    • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
    • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

    Mục tiêu và Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quát về các hệ thống công nghiệp cơ bản. Sinh viên được giới thiệu các cấu trúc hệ thống và nguyên lý hoạt động của các hệ thống sản xuất, các kỹ thuật áp dụng trong việc kiểm soát dòng chảy trong các hệ thống sản xuất. Sinh viên cần nắm được các hệ thống công nghiệp cơ bản để sau này có thể áp dụng các kiến thức chuyên sâu của ngành Quản lý công nghiệp như tối ưu, điều độ hệ thống, cân bằng dây chuyền, mô phỏng hệ thống, … vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất. Học phần gồm 3 phần cơ bản: (1) Giới thiệu tổng quát các hệ thống công nghiệp; (2) Cấu trúc các hệ thống sản xuất; (3) Các kỹ thuật áp dụng cho các hệ thống công nghiệp.

    Nội dung tóm tắt của học phần
    Phần 1: Giới thiệu lý thuyết
    Chương 1: Tổng quan về ngành quản lý công nghiệp
    1.1 Giới thiệu tổng quan về ngành quản lý công nghiệp,
    1.2 Vị trí vài trò ngành quản lý công nghiệp với các lĩnh vực khác
    1.3 Nhu cầu nhân lực của ngành quản lý công nghiệp 
    1.4 Những yêu cầu cơ bản về nhiệm vụ và yêu cầu hiểu biết của các vị trí của ngành quản lý công nghiệp 
    Chương 2: Những khái niệm cơ bản
    2.1 Các khái niệm cơ bản
    2.2 Cách phân tích sơ bộ các chỉ tiêu quản lý công nghiệp
    Chương 3: Chương trình đào tạo ngành quản lý công nghiệp
    3.1 Mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và các định hướng chuyên sâu
    3.2 Giới thiệu chi tiết về chương trình đào tạo
    3.3 Kế hoạch, phương pháp học tập và các yêu cầu rèn luyện kỹ năng
    Phần 2: Tìm hiểu thực tiễn
    Giúp sinh viên tìm hiểu về ngành quản lý công nghiệp trong thực tế. Cụ thể sinh viên tìm hiểu để:
    Nắm được những hoạt động cơ bản của tổ chức, đơn vị tham quan. 
    Những quy trình công nghệ sản xuất, kinh doanh tại đơn vị.
    Mô phỏng sản xuất theo phương pháp “origami” 

    Tài liệu học tập
    Sách giáo khoa
    1.    Dương Mạnh Cường , (2017), Bài giảng Giới thiệu chuyên ngành quản lý công nghiệp, Viện Kinh tế và Quản lý, Trường ĐHBK Hà Nội
    Sách tham khảo
    1.    Hold Paramount: The Engineer’s Responsibility to Society by P. Aarne Vesilind and Alastair S. Gunn, 2nd Edition, Cengage Learning, ISBN 0-495-29586-8.
    2.    The Goal by Goldratt and Cox, 3rd Edition (an earlier edition is also acceptable), North River Press 2004, ISBN 0-88427-178-1 

    Cách đánh giá học phần
    Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-0-0-6) ~ 3.25 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): EE2020
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): EE3140

Mục tiêu
Cung cấp cho người học các kiến thức chung về cấu trúc hệ thống sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng, các vấn đề cơ bản trong phân tích, tính toán thiết kế và vận hành lưới điện trung và hạ áp. Sau môn học này người học sẽ biết cách tính toán, quy hoạch, thiết kế và vận hành các hệ thống cung cấp điện đảm bảo yêu cầu của phụ tải.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương I. Khái niệm chung về sản xuất và phân phối điện năng
Chương II. Phụ tải điện
Chương III. Các sơ đồ cung cấp điện
Chương IV. Tính toán kinh tế - kỹ thuật trong cung cấp điện 
Chương V. Tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong cung cấp điện 
Chương VI.  Tính toán ngắn mạch trong cung cấp điện 
Chương VII. Lựa chọn các thiết bị điện
Chương VIII. Đảm bảo chất lượng cung cấp điện 
Chương IX. Tính toán chiếu sáng công nghiệp 

Tài liệu tham khảo 
1.    Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp công nghiệp, đô thị và nhà cao tầng. Nguyễn công Hiền, Nguyễn mạnh Hoạch - NXB KH&KT, Hà nội 2006.
2.    Sách tra cứu về cung cấp điện xí nghiệp công nghiệp. A.A. Fedorov và G.V. Xerbinovxki ( Bản dịch của bộ môn Hệ thống điện, trường ĐHBK Hà nội) -NXB “ Mir” Maxcơva, 1980.
3.    Thiết kế cấp điện, Ngô Hồng Quang, Vũ Văn Tẩm, NXB KH&KT 2014.
4.    Electric Power Distribution, 4th Edition, A.S. Pabla, Tata Mc Graw-Hill, 1997.
5.    Electric Power Distribution System Engineering, Turan Gonen, Mc Graw-Hill, 1986

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

    • Khối lượng (Credits): 3(2-1-1-6) ~ 4.67 ETCs
    • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
    • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
    • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

    Mục tiêu và nội dung: Học phần kỹ thuật hệ thống công nghiệp cung cấp cho sinh viên một cách tiếp cận liên ngành để cho phép thực hiện các hệ thống thành công. Học phần tập trung vào những nội dung như xác định nhu cầu của khách hàng và chức năng cần thiết sớm trong chu kỳ phát triển, ghi lại các yêu cầu, thiết kế và xây dựng hệ thống, xác nhận và triển khai hệ thống, và duy trì và phát triển hệ thống trong suốt vòng đời hoạt động của hệ thống. Bên cạnh đó, học phần còn giúp khám phá quá trình kỹ thuật hệ thống và lợi ích của nó đối với khách hàng, người dùng, người quản lý và người bảo trì, với các khái niệm được củng cố bởi các buổi hội thảo của sinh viên.

    Tài liệu học tập 
    [1] The Defense Acquisition University (2011), Systems Engineering Fundamentals, Press Fort Belvoir, Virginia. 
    [2] Adedeji B. Badiru (2014), Handbook of Industrial and Systems Engineering, 2nd edition, Taylor & Francis Group. 
    [3] Andrew P. Sage & William B. Rouse (2009), Handbook of systems engineering and management, 2nd edition, John Wiley & Sons, Inc. 
    [4] Avraham Shtub & Yuval Cohen (2016), Introduction to Industrial Engineering, 2nd Taylor & Francis Group, LLC. 
    Cách đánh giá học phần 
    Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%). 

    • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ETCs
    • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
    • Học phần học trước (Pre-courses): EM1010 (Quản trị học đại cương/Introduction to Management)
    • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

    Mục tiêu và Nội dung: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng liên quan đến hoạt động của các tổ chức, nhóm trong tổ chức, những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của tổ chức và nhóm. Học phần bao gồm: (1) Phương pháp nghiên cứu hành vi tổ chức; (2) Những cơ sở của hành vi cá nhân; (3) Giá trị, thái độ và sự thỏa mãn đối với công việc; (4) Động viên; (5) Những cơ sở của hành vi nhóm; (6) Hành vi trong nhóm và xung đột; (7) Đổi mới và phát triển tổ chức.

    Nội dung tóm tắt của học phần

    Chương 1: Tổng quan về hành vi tổ chức
    1.1 Khái niệm hành vi tổ chức
    1.2 Vai trò của hành vi tổ chức
    1.3 Mối liên hệ giữa hành vi tổ chức và quản lý
    1.4 Các chức năng của hành vi tổ chức
    1.5 Cơ hội và thách thức đối với hành vi tổ chức
    1.6 Các môn khoa học đóng góp vào hành vi tổ chức
    Chương 2: Cở sở của hành vi cá nhân 
    2.1 Đặc tính tiểu sử
    2.2 Khả năng
    2.3 Tính cách 
    2.4 Học tập và các dạng lý thuyết học tập 
    Chương 3: Nhận thức, giá trị, thái độ và sự hài lòng trong công việc 
    3.1 Nhận thức
    3.2    Giá trị 
    3.3    Thái độ 
    3.4 Sự hài lòng
    Chương 4: Động viên người lao động
    4.1 Khái niệm và vai trò của tạo động lực làm việc
    4.2 Các lý thuyết về động lực làm việc 
    4.3 Ứng dụng thực tế trong tạo động lực làm việc 
    Chương 5: Cơ sở của hành vi nhóm
    5.1 Khái niệm và phân loại nhóm
    5.2 Tầm quan trọng của làm việc theo nhóm
    5.3 Mô hình hành vi nhóm
    5.4 Các yếu tố tạo nên nhóm làm việc hiệu quả
    5.5 Kỹ thuật ra quyết định nhóm
    Chương 6: Giao tiếp trong nhóm và tổ chức
    6.1 Khái niệm và các chức năng giao tiếp
    6.2 Quá trình giao tiếp
    6.3. Các dạng truyền thông trong nhóm và tổ chức
    6.4 Các hình thức giao tiếp phổ biến
    6.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp
    Chương 7: Lãnh đạo và quyền lực 
    7.1 Khái niệm lãnh đạo 
    7.2 Yếu tố con người trong tổ chức
    7.3 Các phương pháp lãnh đạo
    7.4 Các phong cách lãnh đạo 
    7.5 Quyền lực và các loại quyền lực trong tổ chức
    7.6 Mâu thuẫn trong tổ chức
    Chương 8: Văn hóa tổ chức
    8.1 Khái niệm văn hóa tổ chức
    8.2 Các yếu tố hình thành văn hóa tổ chức 
    8.3 Ảnh hưởng của văn hóa đến hành vi tổ chức
    8.4 Xây dựng và duy trì văn hóa tổ chức

    Tài liệu học tập

    Giáo trình
    1. Stephen P. Robbins and Timothy A. Judge (2018). Organizational Behavior, Student Value Edition 18th Edition. Pearson. ISBN: 978-0134729664
    2. Bùi Anh Tuấn, Phạm Thúy Hương  (2018). Hành vi tổ chức. NXB Đại học Kinh tế quốc dân

    Tài liệu tham khảo
    Tài liệu tham khảo tiếng Việt
    1.    Nguyễn Hữu Lam (1998). Hành vi tổ chức. TP.HCM: Nhà xuất bản Giáo dục.
    Tài liệu tham khảo tiếng Anh
    1.    Robbins S.P. (1999). Organizational Behavior.  United State of America: Prentice-Hall International Inc. 
    2.    Griffin M, Moorhead G (2001). Organizational Behaviour: Managing People and Organizations. New York, Houghton Mifflin Company,.
    3.    McShane S.L., Von Glinow M.A.(2005). Organizational Behavior.  NewYork: McGraw-Hill Co. 

    Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Học phần nhằm cung cấp những khái niệm cơ bản về marketing, vai trò của marketing đối với cá nhân và tổ chức hoạt động trong cơ chế thị trường và những quyết định chính của marketing trong doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ: mô tả được các công việc marketing cần làm và vai trò của marketing trong một tổ chức kinh doanh, phân biệt được hoạt động marketing với hoạt động tiêu thụ sản phẩm; trình bày được tiến trình chung của hoạt động marketing trong doanh nghiệp: phân tích môi trường vĩ mô, nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, xây dựng các chiến lược và chương trình marketing-mix; kể tên và mô tả được các nhóm tiêu chí thường sử dụng trong phân khúc thị trường người tiêu dùng và khách hàng tổ chức; diễn giải được ưu và nhược điểm của các chiến lược lựa chọn thị trường Mục tiêu và Nội dung: chiến lược marketing không phân biệt, marketing phân biệt và marketing tập trung; trình bày được các nội dung của các chính sách marketing-mix trong doanh nghiệp: chính sách sản phẩm, giá bán, kênh phân phối và truyền thông marketing; so sánh được các kiểu chiến lược marketing-mix đối với những loại sản phẩm khác nhau và điều kiện thị trường khác nhau.

Nội dung tóm tắt của học phần

Chương 1: Tổng quan về marketing
1.1 Marketing với tư cách là một hoạt động
1.2 Marketing với tư cách là một triết lý quản trị
1.3 Một số khái niệm cốt lõi của marketing
1.4 Vai trò của marketing đối với tổ chức và cá nhân
Chương 2: Hệ thống thông tin marketing và nghiên cứu thị trường
2.1 Thông tin và quyết định marketing
2.2 Thu thập thông tin marketing nội bộ
2.3 Thu thập thông tin sự kiện về môi trường bên ngoai
2.4 Nghiên cứu thị trường
Chương 3: Môi trường marketing của doanh nghiệp
3.1 Môi trường marketing vĩ mô
3.2 Môi trường marketing vi mô
Chương 4: Hành vi mua của khách hàng
4.1 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu hành vi mua của khách hàng
4.2 Hành vi mua của người tiêu dùng cá nhân
4.3 Hành vi mua của doanh nghiệp sản xuất
4.4 Hành vi mua của tổ chức phi lợi nhuận
Chương 5: Phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị
5.1 Giới thiệu chung
5.2 Phân khúc thị trường
5.3 Lựa chọn thị trường mục tiêu
5.4 Định vị
5.5 Tạo sự khác biệt
Chương 6: Quyết định về sản phẩm (P1)
6.1 Giới thiệu về P1 
6.2 Phát triển sản phẩm mới
6.3 Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm
6.4 Quyết định về bao bì
6.5 Quyết định về dịch vụ hỗ trợ
6.6 Quyết định về quản trị danh mục sản phẩm 
6.8 Chu kỳ sống của sản phẩm và các quyết định marketing
Chương 7: Quyết định về giá (P2)
7.1 Giới thiệu về P2
7.2 Các phương pháp định giá
7.3 Các kiểu chính sách giá
7.4 Chủ động thay đổi giá và đáp ứng trước thay đổi về giá
Chương 8: Quyết định về phân phối (P3)
8.1 Giới thiệu về P3
8.2 Quyết định về thiết kế kênh
8.3 Quyết định về quản trị nhà trung gian
8.4 Bán lẻ và bán sỉ
8.5 Logistics trong phân phối
Chương 9: Quyết định về truyền thông marketing (P4)
9.1 Giới thiệu về P4
9.2 Truyền thông marketing tích hợp (IMC)
9.3 Quảng cáo
9.4 Khuyến mại
9.5 Quan hệ công chúng (PR)
9.6 Marketing trực tiếp
9.7 Bán hàng cá nhân

Tài liệu học tập

Giáo trình

1. Philip Kotler & Gary Amstrong (2018). Nguyên lý Tiếp thị. NXB Lao động- Xã hội

Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1.    Trần Minh Đạo, chủ biên (2013), Giáo trình Marketing căn bản, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1.    William D. Perreault Jr., Joseph P. Cannon, E. Jerome McCarthy (2013), Basic Marketing: A Marketing Strategy Planning Approach, 19th edition, McGraw-Hill Education. ISBN-13: 978-0078028984.

Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): EM1010 (Quản trị học đại cương/Introduction to Management), EM1170 (Pháp luật đại cương/Introduction to the Legal Environment)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Học phần cung cấp những hiểu biết về các quy định pháp luật đại cương và pháp luật có ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế của các thể nhân và pháp nhân trong nền kinh tế thị trường, từ lúc một đơn vi kinh doanh ra đời, hoạt động tới khi chấm dứt hoạt động. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Có những hiểu biết tổng quan về nhà nước và pháp luật nói chung, pháp luật kinh tế nói riêng; (2) Phân biệt được các loại hình doanh nghiệp, nắm được quá trình thành lập doanh nghiệp; (3) Hiểu được những quy định về pháp luật hợp đồng, biết cách soạn thảo những bản hợp đồng thông dụng trong kinh doanh; (4) Nắm vững những quy định về pháp luật cạnh tranh; (5) Biết được những phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, ưu nhược điểm của từng phương thức giải quyết để từ đó có thể lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất; và (6) Nắm được cách thức doanh nghiệp rút lui khỏi thương trường thông qua quá trình phá sản hoặc giải thể doanh nghiệp.

Học phần bao gồm (1) tổng quan về pháp luật kinh tế, (2) Pháp luật về doannh nghiệp, (3) Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh, (4) Pháp luật về cạnh tranh, (5) pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, (6) pháp luật về phá sản và giải thể doanh nghiệp.

Nội dung tóm tắt của học phần

Chương 1: Nhận thức chung về Luật Kinh doanh
1.1    Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của Luật Kinh doanh
1.2    Vị trí của Luật Kinh doanh trong hệ thống pháp luật Việt Nam
1.3    Nguồn của Luật Kinh doanh
1.4    Chủ thể kinh doanh – Thương nhân
1.5    Trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn
1.6    Phân loại doanh nghiệp
Chương 2: Pháp luật về tổ chức kinh doanh 
2.1    Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh – Những vấn đề pháp lý cơ bản
2.2    Doanh nghiệp - Hình thức tổ chức kinh doanh chủ yếu nhất 
2.3    Các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam
Chương 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh
3.1    Khái niệm và phân loại hợp đồng trong kinh doanh
3.2    Các nguyên tắc giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng trong kinh doanh
3.3    Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong kinh doanh
3.4    Hợp đồng kinh doanh vô hiệu và cách thức xử lý
3.5    Cấu trúc của một bản hợp đồng trong kinh doanh
3.6    Vi phạm hợp đồng trong kinh doanh và chế tài xử lý 
3.7    Kỹ năng soạn thảo hợp đồng trong kinh doanh
3.8    Một số hợp đồng phổ biến trong kinh doanh
Chương 4: Pháp luật về cạnh tranh
4.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của cạnh tranh
4.2 Khái quát về pháp luật canh tranh.
4.3 Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh 
4.4 Pháp luật kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh.
Chương 5:  Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh.
5.1    Khái niệm, phân loại tranh chấp trong kinh doanh
5.2    Giải quyết tranh chấp và các yêu cầu đối với giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
5.3    Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
5.4    Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
5.5    Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải 
5.6    Giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại
5.7    Giải quyết tranh chấp tại Tòa án
5.8    Một số phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh khác
Chương 6: Pháp luật về phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
6.1 Tổng quan về phá sản doanh nghiệp, HTX
6.2 Pháp luật về giải quyết phá sản doanh nghiệp, HTX
6.3 Hậu quả pháp lý của việc giải quyết phá sản

Tài liệu học tập

Giáo trình
1. Phạm Duy Nghĩa (2019). Luật Kinh tế. NXB Công An Nhân Dân
 Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo tiếng Việt 
1.    Văn bản pháp luật
2.    Hiến pháp CHXHCN Việt Nam 2013. Chế độ kinh tế
3.    Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Bộ luật DS 2013, Luật Phá sản 2014, Luật HTX 2012, Bộ luật tố tụng DS 2015, Luật Cạnh tranh 2004, Luật trọng tài thương mại 2010…và các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị định, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị…)
4.    Chuyên khảo và các bài báo khoa học
5.    Phạm Duy Nghĩa (2004). Chuyên khảo Luật Kinh Tế - Sách chuyên khảo sau đại học. NXBĐHQGHN
6.    Nguyễn Ngọc Bích - Nguyễn Đình Cung (2009). Công ty: vốn, quản lý & tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005, , NXB Tri Thức Hà Nội.
7.    Websites:http://www.viet-studies.info/
8.    Các trang thông thường khác về Kinh tế - Luật kinh tế trên Internet
Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): MI2020 (Xác suất thống kê/Probabilities and Statistics)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Học phần này trang bị những kiến thức cơ bản về thu thập dữ liệu, phân tích thống kê mô tả, phân tích thống kê suy diễn, dự báo dựa trên số liệu thống kê trong kinh tế và kinh doanh. Sau khi kết thúc môn học này, sinh viên sẽ: kể tên và nêu được đặc điểm của hai lĩnh vực chính của khoa học thống kê; biết cách biểu diễn, mô tả tập dữ liệu thống kê bằng bảng tần số, đồ thị và các đại lượng đặc trưng như trung bình, trung vị và độ lệch chuẩn; tính được khoảng tin cậy của trung bình và tỷ lệ tổng thể; nắm được cách đặt các giả thuyết cần kiểm định; thực hiện được các kiểm định tham số trên một, hai và nhiều hơn hai tổng thể; thực hiện được các phân tích tương quan và hồi quy đơn biến và đa biến; biết cách dự báo dựa trên dãy số liệu theo thời gian; hiểu được phạm vi ứng dụng và biết cách tiến hành một số kiểm định phi tham số thường gặp.

Học phần bao gồm (1) giới thiệu chung về thống kê; (2) thu thập dữ liệu thống kê; (3) thống kê mô tả với bảng và đồ thị; (4) thống kê mô tả với các đại lượng đặc trưng số; (5) biến ngẫu nhiên và các quy luật phân phối xác suất thông dụng; (6) phân phối của tham số mẫu; (7) ước lượng tham số của tổng thể; (8) kiểm định tham số trên một và hai tổng thể; (9) phân tích phương sai (ANOVA); (10) hồi quy đơn và phân tích tương quan; (11) hồi quy bội; (12) kiểm định phi tham số; (13) dự báo trên dữ liệu chuỗi thời gian và (14) chỉ số.

Nội dung tóm tắt của học phần

Chương 1: Tổng quan về thống kê ứng dụng (2 tiết)
1.1     Khái niệm và nguồn gốc của thống kê
1.2    Các phương pháp nghiên cứu thống kê
1.3    Vai trò của thống kê trong kinh tế và xã hội
1.4    Một số khái niệm dùng trong thống kê
1.5    Khái quát quá trình nghiên cứu thống kê
Chương 2: Dữ liệu thống kê trong kinh tế và kinh doanh (4 tiết)
2.1    Khái niệm và phân loại dữ liệu
2.2    Các chỉ tiêu thống kê cơ bản trong kinh tế và kinh doanh
2.3    Các phương pháp thu thập dữ liệu
2.4    Các phương pháp lấy mẫu
2.5    Các phương pháp điều tra
2.6    Sai số trong điều tra thống kê
Chương 3: Trực quan hoá dữ liệu thống kê trong kinh tế và kinh doanh (6 tiết)
3.1    Trực quan hoá dữ liệu của biến định tính
3.2    Trực quan hoá dữ liệu cho biến định lượng
3.3    Tóm tắt dữ liệu cho hai biến nghiên cứu
3.4    Thực hành với Excel và SPSS
Chương 4: Các đại lượng đặc trưng của dữ liệu kinh doanh (6 tiết)
4.1        Các đại lượng đo lường xu hướng tập trung
4.2        Các đại lượng đo lường độ phân tán
4.3        Biểu đồ hình hộp
4.4        Đo lường mối quan hệ giữa hai biến
4.5        Ứng dụng vi tính
Chương 5: Ước lượng và kiểm định giả thuyết thống kê về tham số tổng thể (12 tiết)
5.1    Phân phối của các tham số mẫu
5.2    Lý thuyết về ước lượng và kiểm định
5.3    Ước lượng và kiểm định giả thuyết trên một tổng thể
5.4    Ước lượng và kiểm định giả thuyết trên hai tổng thể
5.5    Xác định cỡ mẫu cho bài toán ước lượng và kiểm định
Chương 6: Phân tích phương sai (4 tiết)
6.1     Tổng quan về phân tích phương sai    
6.2        Phân tích phương sai một yếu tố
6.3     Phân tích phương sai hai yếu tố
Chương 7: Kiểm định phi tham số (8 tiết)
7.1     Giới thiệu chung về kiểm phi tham số
7.2        Kiểm định dấu và hạng Wilcoxon về trung vị một tổng thể
7.3        Kiểm định tổng hạng Wilcoxon cho trung bình hai mẫu độc lập
7.4        Kiểm định dấu và hạng Wilcoxon cho mẫu cặp
7.5        Kiểm định Kruskal Wallis cho nhiều mẫu độc lập
7.6     Kiểm định Chi-bình phương về sự phù hợp
7.7        Kiểm định Chi-bình phương về tính độc lập
7.8        Thực hành kiểm định phi tham số với SPSS

Chương 8: Hồi quy và tương quan (12 tiết)
8.1     Làm quen với hồi quy
8.2     Mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến
8.3     Tương quan tuyến tính
8.4        Tương quan giữa các biến định tính
8.5        Hồi quy tuyến tính đa biến
8.6        Hồi quy với biến đầu vào định tính
8.7        Hồi quy phi tuyến
8.8     Thực hành phân tích hồi quy với SPSS

Tài liệu học tập

[1].    Hoàng Trọng (2018) Thống kê trong Kinh tế và kinh doanh, NXB Kinh tế TP Hồ Chí Minh (Dịch từ cuốn: Anderson, David R., Dennis J. Sweeney, Thomas A. Williams, Jeffrey D. Camm, James J. Cochran (2012), Statistics for Business and Economics 11th, South-Western Cengage Learning, USA.)
[2].    Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011), Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội, NXB Lao động – Xã hội
[3].    Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011), Bài tập và bài giải Thống kê ứng dụng trong kinh tế – xã hội, NXB Lao động – Xã hội
a.    Phần mềm Microsoft Excel và SPSS

Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

    • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ETCs
    • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
    • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
    • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

    Mục tiêu và Nội dung: Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về các khái niệm, phương pháp và công cụ để hỗ trợ việc thiết kế, cải tiến, quản trị, điều chỉnh, triển khai và phân tích các quy trình kinh doanh, nhờ đó tối thiểu hóa các chi phí và tối đa hóa các giá trị được tạo ra thông qua sự đánh giá liên tục tính hiệu lực và hiệu quả của các quy trình kinh doanh. Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ có thể: (1) xây dựng mô hình cho những quy trình kinh doanh đơn giản với những thông tin về con người và các bước hoạt động liên quan cũng như dòng chảy của thông tin, nguyên vật liệu; (2) đánh giá các quy trình kinh doanh với các chỉ tiêu như hiệu quả, chất lượng dịch vụ, mức độ linh hoạt, và chi phí phát sinh khi có lỗi xảy ra; (3) mổ xẻ, phân tích các vấn đề và xây dựng các phương án cải tiến cũng như đánh giá hiệu quả của những cải tiến đó; và (4) giải thích được tổng quan chung về quản trị quy trình kinh doanh và mối liên hệ với các chiến lược, giải pháp quản trị hiện đại khác ví dụ như quản trị chất lượng toàn diện, sản xuất tinh gọn, phương pháp 6 Sigma, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp và quá trình tái thiết kế quy trình nghiệp vụ.

    Các nội dung chính của học phần bao gồm: (1) Giới thiệu chung về quản trị quy trình kinh doanh; (2) Xây dựng mô hình cho các quy trình kinh doanh; (3) Phân tích các quy trình kinh doanh; và (4) Cải tiến các quy trình kinh doanh.

    Nội dung tóm tắt của học phần

    Chương 1: Tổng quan về quản trị quy trình kinh doanh
    1.1 Khái niệm về quy trình kinh doanh
    1.2 Cấu phần của quy trình kinh doanh
    1.3 Khái niệm và tầm quan trọng của quản trị quy trình kinh doanh
    1.4 Nguồn gốc và sự phát triển của quản trị quy trình kinh doanh
    1.5 Chu trình quản trị quy trình kinh doanh
    1.6 Một số hệ thống có liên quan đến quản trị quy trình kinh doanh
    Chương 2: Thiết kế và mô hình hoá quy trình kinh doanh
    2.1 Khái niệm, vai trò, và ý nghĩa của thiết kế quy trình kinh doanh
    2.2 Các loại mô hình của quy trình kinh doanh
    2.3 Các bước thiết kế quy trình kinh doanh
    2.4 Ngôn ngữ BPMN trong thiết kế quy trình kinh doanh
    Chương 3: Phân tích quy trình kinh doanh
    3.1 Khái niệm và nội dung của phân tích quy trình kinh doanh
    3.2 Các chỉ tiêu đo lường kết quả và hiệu quả của quy trình kinh doanh
    3.3 Một số kỹ thuật phân tích định tính quy trình kinh doanh 
    3.4 Một số kỹ thuật phân tích định lượng quy trình kinh doanh
    3.5 Một số mô hình phân tích quy trình kinh doanh 
         (Balance Scorecard, Cost of Quality, DEA)
    3.6 Ứng dụng SimQuick và BIMP vào các bài toán mô phỏng quy trình kinh doanh

    Chương 4: Cải tiến quy trình kinh doanh
    4.1 Khái niệm và tầm quan trọng của cải tiến quy trình kinh doanh
    4.2 Các công cụ hỗ trợ cải tiến quy trình kinh doanh 
          (Công cụ thống kê chất lượng, Lean, 6 Sigma)
    4.3 Các bước triển khai chương trình cải tiến quy trình kinh doanh
    4.4 Quản trị sự thay đổi trong các quy trình kinh doanh

    Tài liệu học tập

    Giáo trình
    [1]    Dumas, Marlon, et al. (2018) Fundamentals of business process management. Heidelberg: Springer.
    [2]    Laguna, M., & Marklund, J. (2019). Business process modeling, simulation and design. 3rd Edition. CRC Press.
    Sách tham khảo
    [1]    Brocke, Jan vom, and Michael Rosemann (2015). Handbook on Business Process Management 1: Introduction, Methods, and Information Systems. Springer Publishing Company, Incorporated.
    [2]    Brocke, Jan vom, and Michael Rosemann (2015). Handbook on Business Process Management 2: Strategic Alignment, Governance, People and Culture. Springer Publishing Company, Incorporated
    [3]    Boutros, T., & Purdie, T. (2014). The process improvement handbook: A blueprint for managing change and increasing organizational performance. McGraw-Hill Education.

    Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quy trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: Điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng (Credits): 3(2-2-0-6)  ~ 4.67 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu: cung cấp kiến thức cơ bản và hiện đại về quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp- quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ trong các doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này sinh viên có khả năng: ứng dụng được các phương pháp, các mô hình định lượng được trang bị để giải quyết các vấn đề khác nhau của quản trị tác nghiệp thông qua các bài tập đi kèm và bài tập lớn. Học phần sẽ cung cấp những nền tảng lý thuyết quan trọng về hệ thống sản xuất, những vấn đề chính của quản trị tác nghiệp và những phương pháp, công cụ phân tích, tính toán định lượng và định tính để giúp giải quyết những vấn đề đó.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Khái quát về sản xuất và quản lý sản xuất
1.1 Khái niệm sản xuất
1.2 Phân loại sản xuất
1.3 Nội dung và mục tiêu của quản lý sản xuất
1.4 Quan hệ giữa quản lý sản xuất và các chức năng quản lý khác trong doanh nghiệp
1.5 Kết cấu hệ thống sản xuất 
1.6 Chiến lược sản xuất
1.7 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất
Chương 2: Quản trị công suất
2.1. Khái niệm về công suất
2.2. Phân loại công suất
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng công suất
2.4. Hoạch định công suất chiến lược
Chương 3: Chu kỳ sản xuất
3.1. Khái niệm về chu kỳ sản xuất
3.2. Tính chu kỳ sản xuất cho quá trình sản xuất giản đơn
3.3. Tính chu kỳ sản xuất cho quá trình sản xuất phức tạp 
3.4. Các phương hướng giải pháp giảm chu kỳ sản xuất cho các quá trình sản xuất
Chương 4: Tổ chức sản xuất dây chuyền
4.1. Khái niệm về dây chuyền sản xuất
4.2. Phân loại dây chuyền sản xuất
4.3. Tổ chức dây chuyền sản xuất liên tục
4.4. Tổ chức dây chuyền sản xuất gián đoạn
4.5. Các phương hướng đảm bảo hiệu quả cho hoạt động của dây chuyền sản xuất 
Chương 5: Kế hoạch hóa sản xuất
5.1. Khái niệm và tầm quan trọng của kế hoạch trong quản trị sản xuất
5.2. Quy trình chung về kế hoạch hóa sản xuất
5.3. Kế hoạch tổng hợp (kế hoạch sản xuất trung hạn)
5.4. Kế hoạch sản xuất ngắn hạn và tác nghiệp 
Chương 6: Lập kế hoạch cho sản xuất theo dự án
6.1. Khái niệm về dự án
6.2. Các phương pháp lập kế hoạch cho sản xuất theo dự án
6.3. Giảm thời gian chu kỳ dự án (PERT/COST) 
6.4. Điều chỉnh kế hoạch khi bị hạn chế các nguồn lực

Tài liệu học tập
Giáo trình
1.    Nguyễn Văn Nghiến. (2009). Quản lý sản xuất và tác nghiệp. Nhà xuất bản giáo dục.
2.    Trương Đức Lực & Nguyễn Đình Trung. (2010). Giáo trình Quản trị tác nghiệp. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1.    Nguyễn Đình Trung. (2011). Bài tập quản trị tác nghiệp. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1.    William J. Stevenson. (2011). Production/ Operation Management. McGraw-Hill Companies.
2.    Richard B. Chase, Nicholas J. Aquilano, F. Robert Jacobs. (2004). Operations Management for Competitive Advantage. McGraw-Hill Companies.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

    • Khối lượng (Credits): 3(2-1-1-6) ~ 4.67 ETCs
    • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Quản lý sản xuất
    • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mô tả học phần

Mục tiêu của học phần Hệ thống sản xuất tích hợp máy tính là cung cấp cho sinh viên kiển thức quản lý về áp dụng máy tính trong hệ thống sản xuất. Sau khi kết thúc học phần này sinh viên có thể:

  • Nắm được cấu trúc của hệ thống sản xuất và tiềm năng áp dụng máy tính trong hệ thống sản xuất.
  • Nắm được cấu trúc lợi thế và phạm vi áp dụng của hệ thống sản xuất tích hợp máy tính trong thực tế.
  • Nắm được được cách thức triển khai và vận hành hệ thống sản xuất tích hợp máy tính trong thực tế.

Mục tiêu học phần

  • Sinh viên nắm được kiến thức cơ bản về hệ thống sản xuất và tiềm năng ứng dụng của hệ thống trong thực tế
  • Sinh viên nắm được khái niệm, lợi ích, cấu trúc và phạm vi ứng dụng của hệ thống sản xuấ tích hợp máy tính
  • Sinh viên nắm được các thức xây dựng và vận hành hệ thống sản xuất tích hợp máy tính trong thực tế

Nội dung học phần

1. Giới thiệu hệ thống sản xuất tích hợp máy tính

2. Tổng quan về hệ thống sản xuất

3. Tự động hóa trong sản xuất

4. Nhân lực và Đo lường hiệu quả sản xuất

5. Hệ thống cung ứng vật tư

6. Tổng quan về các hệ thống sản xuất

7. Dây chuyền sản xuất tự động và Hệ thống tự lắp ráp

8. Công nghệ nhóm và sản xuất theo công đoạn 

9. Các cụm và hệ thống sản xuất linh hoạt

10. Thiết kế sản phẩm và CAD/CAM trong hệ thống sản xuất 

11. Lập kế hoạch quá trình sản xuất và kỹ thuật sản xuất đồng thời 

12. Các hệ thống lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất, kiểm soát chất lượng

13. Triển khai hệ thống sản xuất tích hợp máy tính 

14. Thực hành tại phòng thí nghiệm

Tài liệu tham khảo

Giáo trình

1. Mikell P. Groove (2015), Tự động hóa, các hệ thống sản xuất và Hệ thống sản xuất tích hợp máy tính,Xuất bản lần thứ 4, Nhà xuât bản, Pearson Higher Education, Inc.

Tài liệu tham khảo

1. Ramachandran, M.L. Moorthy and A. John Rajan (2016), Hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, Xuât bản lần thứ 4, Nhà xuất bản Air walk.

2. Mikell P. Groover (2010), Những vấn đề cơ bản của sản xuất hiện đại: Vật liệu, các quá trình và hệ thống sản xuất, Xuât bản lần thứ 4, Nhà xuất bản, John Wiley & Sons, Inc.

Cách thức đánh giá học phần: Về tổng thể học phần được đánh giá thông qua quá trình học tập bao gồm: Điểm quá trình (50%) và điểm thi kết thúc học phần (50%)

    • Khối lượng (Credits): 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ETCs
    • Học phần tiên quyết (Prerequisite): EM1100 (Kinh tế học vi mô đại cương); MI2020 (Xác xuất thống kê)
    • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mô tả học phần

Khóa học nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức liên quan đến chuỗi cung ứng; giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng của chuỗi cung ứng trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh cho công ty, cũng như lợi thế của toàn bộ chuỗi cung ứng. Khóa học liên quan đến các kiến thức chuyên sâu về Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, quản lý nhu cầu, tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp, quản lý hàng dự trữ, quản lý vận chuyển, quản lý hợp đồng chuỗi cung ứng, quản lý hệ thống thông tin...đặc biệt nhấn mạnh về các mô hình liên kết và hợp tác trên chuỗi.

Mục tiêu học phần

  • Nắm được nội dung tổng quan và hiểu được tầm quan trọng của chuỗi cung ứng trong hoạt động kinh tế
  • Nắm bắt được các nội dung chủ đạo của quản lý chuỗi cung ứng
  • Phân tích và đánh giá hoạt động chuỗi cung ứng

Nội dung học phần

Chương 1: Tổng quan về quản lý chuỗi cung ứng

1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng

1.2 Vai trò của chuỗi cung ứng

1.3 Các dòng chảy trong chuỗi

1.4 Khái niệm và vai trò quản lý chuỗi cung ứng

Chương 2: Các vấn đề về chiến lược chuỗi cung ứng

Chương 3: Kết cấu chuỗi cung ứng

3.1 5 chu trình của chuỗi

3.2 Những yêu cầu về kết cấu chuỗi

3.3 Mô hình SCOR trong xây dựng kết cấu chuỗi

Chương 4: Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp định hướng theo hoạt động chuỗi cung ứng

Chương 5: Hiệu ứng Bullwhip

Chương 6: Liên kết và hợp tác trên chuỗi

Chương 7: Hiệu ứng Double Marginalization

Chương 8: Các loại hợp đồng trên chuỗi cung ứng

Chương 9: Các tiêu chí đo lường hoạt động chuỗi

Tài liệu tham khảo

Giáo trình

1. TS. Cao Tô Linh (2021). Bài giảng Quản lý chuỗi cung cấp, Viện Kinh Tế & Quản Lý, ĐHBK Hà Nội.

2. Dương Mạnh Cường (2012). Bài giảng Quản lý chuỗi cung cấp.

3. TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa (2016). Bài giảng Quản lý chuỗi cung cấp.

Tài liệu tham khảo

1. James B. Ayers (2001) Handbook of Supply Chain Management, Springler

2. Hugos M (2006). Essentials of Supply Chain Management. John Wiley & Sons, 2nd edition

3. Hartmut Stadtler and Christoph Kilger (2008) Supply Chain Management and Advanced Planning, Springer, 4th edition

4. Shoshana Cohen and Joseph Roussel (2005) Strategic Supply Chain Management – The five disciplines for top perfomance, Mc Graw-Hill

Cách thức đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%). học tập bao gồm: Điểm quá trình (50%) và điểm thi kết thúc học phần (50%)

  • Khối lượng: 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ETCs
  • Học phần tiên quyết: Không

  • Học phần học trước: EM3417Q (Quản trị sản xuất)

  • Học phần song hành: Không

Mục tiêu

Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản có liên quan tới việc phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động quản lý và giám sát thực hiện các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên có thể: Phân biệt được các khái niệm và mối liên hệ về mặt bản chất giữa các chỉ tiêu kinh tế; Nắm vững và vận dụng linh hoạt các phương pháp phân tích; Phân tích chính xác tình trạng sản xuất kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp trong mối quan hệ với các nhân tố liên quan; Đề xuất các biện pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.
Học phần bao gồm: (1) tổng quan về phân tích hoạt động kinh doanh; (2) các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh; (3) phân tích năng lực sản xuất và kết quả sản xuất kinh doanh; (4) phân tích chi phí và giá thành; (5) phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm; (6) phân tích lợi nhuận; (7) phân tích hiệu quả kinh doanh; và (8) phân tích hoạt động kinh doanh với bộ chỉ số KPI.

Nội dung học phần

Chương 1: Các phương pháp phân tích kinh doanh

1.1 Khái niệm, vai trò, nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh

1.2 Nguồn tài liệu phân tích kinh doanh
1.3 Khung phân tích kinh doanh

Chương 2: Công cụ đo lường mới cho nhà quản lý

2.1 Khái niệm quản lý theo mục tiêu
2.2 Chuỗi giá trị của doanh nghiệp

2.3 Bảng điểm cân bằng (BSC)
2.4 Ma trận các chỉ số KPIs

Chương 3: Phân tích thẻ điểm tài chính

3.1 Phân tích chi phí

3.2 Phân tích doanh thu và lợi nhuận

3.3 Phân tích điểm hòa vốn
Chương 4: Phân tích thẻ điểm Khách hàng

4.1 Mối quan tâm của khách hàng và các bên liên quan
4.2 Sự hài lòng của khách hàng, các bên liên quan

4.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự hài lòng và các bên liên quan

Chương 5: Phân tích thẻ điểm Quy tình nội bộ

5.1 Phân tích chuỗi cung ứng
5.1 Phân tích kết quả sản xuất

5.3 Phân tích hoạt động marketing

Chương 6: Phân tích thẻ điểm Học tập và phát triển

6.1 Phân tích nhân lực

6.2 Phân tích năng lực đổi mới và phát triển của doanh nghiệp

Tài liệu học tập

Giáo trình
1. Conrad G. Carlberg (2019), Business Analysis with Microsoft Excel, Pearson Education, Inc.
2. Umit S. Bititci (2016), Managing Business Performance: The Science and the Art, John Wiley & Sons, ISBN:9781119025672

Tài liệu tham khảo
1. Fiorenzo Franceschini, Maurizio Galetto, Domenico Maisano, (2017), Designing Performance Measurement Systems - Theory and Practice of Key Performance Indicators, Springer
2. Paul Roetzer (2014), The Marketing Performance Blueprint: Strategies and Technologies to Build and Measure Business Success, John Wiley & Sons, ISBN: 978-1-118-88358-7
3. Steven M. Bragg (2002), Business Ratios and Formulas 3rd Edi., A Comprehensive Guide

Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng (Credits): 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): IT1130 (Tin học đại cương/Introduction to Information Technology)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản có liên quan tới việc xây dựng và quản lý hệ thống thông tin dùng trong công tác quản lý doanh nghiệp, cách phân tích các yếu tố và thiết lập hệ thống thông tin hỗ trợ quyết định cho doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có khả năng: thiết kế và quản lý các tổ chức với sự trợ giúp của công nghệ thông tin; xác định và tiếp cận được với các công nghệ thông tin mới nhất; quản lý việc thay đổi trong tổ chức do sự thay đổi của công nghệ thông tin; nhận diện và làm chủ được các cơ hội trên thị trường do công nghệ thông tin đem lại để phát triển tổ chức sẵn có và tạo ra các tổ chức mới.

Học phần bao gồm: (1) tổng quan về hệ thống thông tin; (2) các thành phần của hệ thống thông tin: phần cứng, phần mềm, hệ thống truyền thông; (3) các thành phần của hệ thống thông tin: cơ sở dữ liệu; (4) xây dựng và phát triển hệ thống thông tin; (5) hệ thống hỗ trợ ra quyết định; (6) hệ thống thông tin tích hợp; (7) thương mại điện tử; và (8) quản lý ứng dụng hệ thống thông tin trong môi trường kinh doanh thay đổi.

Nội dung tóm tắt của học phần

Chương 1: Tổng quan về hệ thống thông tin quản lý
1.1 Thời đại thông tin
1.2 Hệ thống thông tin quản lý
1.3 Vai trò và tác động của các hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
1.4 Xu hướng phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông
Chương 2: Cơ sở hạ tầng công nghệ của hệ thống thông tin
2.1. Phần cứng    
2.2. Hệ thống truyền thông
2.3. Phần mềm
Chương 3: Quản lý nguồn dữ liệu
3.1. Các loại thông tin trong doanh nghiệp
3.2. Nguồn thông tin trong doanh nghiệp
3.3. Dữ liệu và thông tin
3.4. Mô hình dữ liệu
3.5. Thiết kế cơ sở dữ liệu
3.6. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
3.7. Công nghệ, quản lý và người sử dụng cơ sở dữ liệu
3.8. Các nguyên tắc quản trị cơ sở dữ liệu
Chương 4: Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý
4.1. Quy trình phát triển hệ thống
4.2. Các phương pháp xây dựng và phát triển hệ thống
4.3. Các phương pháp quản lý xây dựng và phát triển hệ thống thông tin
4.4. Nguyên nhân thành công và thất bại trong xây dựng và phát triển hệ thống thông tin
Chương 5: Các hệ thống thông tin độc lập trong doanh nghiệp
5.1. Phân loại theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra
5.2. Phân loại theo chức năng nghiệp vụ
5.3. Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định
Chương 6: Các hệ thống thông tin tích hợp
6.1. Khái niệm về tích hợp hệ thống
6.2. Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
6.3. Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng
6.4. Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng
6.5. Hệ thống thông tin cung cấp tri thức
6.6. Thương mại điện tử
Chương 7: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp
7.1. Thách thức đối với các doanh nghiệp
7.2. Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin 
7.3. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong thời đại thông tin
7.4. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong môi trường kinh doanh toàn cầu
Tài liệu học tập

Giáo trình
[1].    Phạm Thị Thanh Hồng (2012). Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý, NXB Bách khoa Hà Nội
[2].    Laudon, K.C. & J.P. Laudon (2020). Management Information Systems: Managing the Digital Firm, 16th edition, Prentice Hall: New Jersey, USA;
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
[1].    Trần Thị Song Minh (2012). Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
[1].    Haag, Stephen and Cummings, Maeven (2012). Management Information Systems for the Information Age, 9th Edition, McGraw-Hill Education;
[2].    R. Kelly Rainer, Brad Prince, and Hugh J. Watson (2015). Management Information Systems, 3rd Edition, Willey
[3].    Luther M Maddy III (2017). Excel 2016: Database and Statistical Features, CreateSpace Independent Publishing Platform
[4].    Joseph Valacich and Christoph Schneider (2018). Information System Today, Managing in the Digital World, 8th Edition, Pearson

Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: Điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

    • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ETCs
    • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
    • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
    • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

    Mục tiêu và Nội dung: Học phần nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng đọc hiểu, biên dịch và nghe nói Anh-Việt ở cấp độ căn bản trong ngành Quản lý công nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có khả năng: Nắm chắc quy trình đọc hiểu hiệu quả các bài đọc tiếng Anh chuyên ngành và các yêu cầu của dịch thuật; Ứng dụng được lý thuyết đọc hiểu để hiểu đúng và tăng tốc độ đọc các bài đọc chuyên ngành; Biên dịch Anh – Việt đúng các bài đọc chuyên ngành Quản lý công nghiệp; Cải thiện kỹ năng phát âm và thuyết trình tiếng Anh trước đám đông. Học phần bao gồm các nội dung chính như sau: (1) lý thuyết đọc hiểu và dịch thuật; (2) các bài đọc về industrial management; (3) các bài đọc về operation management; (4) các bài đọc về quality managment; (5) các bài đọc về strategy; (6) các bài đọc về human resource; (7) các bài đọc về logistics and supply chain.

    Nội dung tóm tắt của học phần
    Chương 1: Introduction of manufacturing
    Chương 2: Inventory control
    Chương 3: Material Requirement Planning (MRP)
    Chương 4: Quality management
    Chương 5: Scheduling
    Chương 6: Inventory management
    Chương 7: Capacity management

    Tài liệu học tập
    Sách giáo trình
    1.    TS. Đặng Vũ Tùng (2017), Bài giảng môn học Tiếng anh chuyên ngành QLCN, Viện  Kinh tế & Quản lý, trường Đại học Bách khoa Hà Nội
    Sách tham khảo
    Sách tham khảo tiếng Việt
    Sách tham khảo tiếng Anh
    1.    Hopp W.J. and Spearman M.L. (2000), Factory Physics: Foundations of Manufacturing Management, 2ed, Irwin Mc Graw-Hill
    2.    Cascetta, Ennio. (2009), Transportation Systems Analysis: Models and Applications. 2nd ed., Springer 
    3.    Meredith J.R & Mantel S.J Jr (2006), Project Management - A managerial Approach, 6ed, John Wiley & Sons

    Cách đánh giá học phần
    Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

    • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ETCs
    • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
    • Học phần học trước (Pre-courses): EM3230 (Thống kê ứng dụng/Applied Statistics)
    • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

    Mục tiêu và Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức và  phương pháp xác định vấn đề trong quản lý chất lượng. Biết sử dụng các công cụ quản lý chất lượng để tìm nguyên nhân và đề xuất các biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng. Hiểu được hệ thống quản lý chất lượng.

    Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng

    • Hiểu được triết lý và các khái niệm cơ bản của kiểm soát chất lượng
    • Thể hiện được khả năng sử dụng các phương pháp kiểm soát quá trình bằng thống kê
    • Thể hiện khả năng thiết kế, sử dụng và diễn giải các biểu đồ kiểm soát biến
    • Thể hiện khả năng thiết kế, sử dụng và diễn giải các biểu đồ kiểm soát thuộc tính
    • Tiến hành phân tích năng lực quy trình và đo năng lực của hệ thống đo lường

    Môn học đề cập đến khái niệm cơ bản về chất lượng, quản lý chất lượng, kiểm soát chất lượng trong sản xuất và dịch vụ bằng phương pháp thống kê, và các công cụ quản lý và đảm bảo chất lượng như benchmarking, QFD..

    Nội dung tóm tắt của học phần
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng sản phẩm và dịch vụ
    1.1 Tổng quan về chất lượng sản phẩm
    1.2 Tổng quan về chất lượng dịch vụ
    1.3 Vai trò của chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong kinh doanh và phát triển
    Chương 2: Quản trị chất lượng 
    2.1 Khái niệm quản trị chất lượng sản phẩm
    2.2 Quá trình hình thành và phát triển của quản trị chất lượng
    2.3 Các chức năng quản trị chất lượng
    2.4 Các nguyên tắc quản trị chất lượng
    2.5 Các phương pháp quản trị chất lượng
    Chương 3: Các công cụ quản trị chất lượng
    3.1 Các công cụ thống kê cơ bản trong quản trị chất lượng
    3.2 Các công cụ phi thống kê trong quản trị chất lượng
    Chương 4: Kiểm tra, đo lường và đánh giá chất lượng
    4.1 Khái niệm và các nguyên tắc kiểm tra, đo lường và đánh giá chất lượng
    4.2 Các phương pháp kiểm tra, đo lường và đánh giá chất lượng
    Chương 5: Hệ thống quản trị chất lượng
    5.1 Khái niệm hệ thống quản trị chất lượng
    5.2 Các hệ thống quản trị chất lượng hiện hành
    5.3 Triển khai và vận hành hệ thống quản trị chất lượng
    Chương 6: Văn hóa chất lượng
    6.1 Khái niệm,bản chất và vai trò của văn hóa chất lượng
    6.2 Các mô hình văn hóa chất lượng
    6.3 Tạo lập và phát triển văn hóa chất lượng

    Tài liệu học tập
    Sách giáo khoa
    Đỗ Tiến Minh, (2017). Bài giảng Quản trị chất lượng. Viện Kinh tế và Quản lý, Trường ĐHBK Hà Nội
    Sách tham khảo
    Sách tham khảo tiếng Việt
    1.    Nguyễn Đình Phan và Đặng Ngọc Sự (2012). Giáo trình quản trị chất lượng. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
    Sách tham khảo tiếng Anh
    1.    Luis Rocha-Lona, Jose Arturo Garza-Reyes and Vikas Kumar (2013), Building Quality Management Systems: Selecting the Right Methods and Tools, Taylor & Francis Group, LLC
    2.    John S. Oakland (2014), Total Quality Management and Operational Excellence: Text with cases, Taylor & Francis Group
    3.    Itay Abuhav (2017), ISO 9001:2015 - A Complete Guide to Quality Management Systems, Taylor & Francis Group

    Cách đánh giá học phần
    Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%)

    • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ETCs
    • Học phần tiên quyết (Prerequisite): MI2020 (Xác suất thống kê/Probability and Statistics)
    • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
    • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

    Mục tiêu và Nội dung: Học phần này giới thiệu những mô hình tối ưu trong môi trường tất định và bất định, từ mô hình tối ưu đó có thể dùng để ra các quyết định trong hoạt động thường ngày. Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên sẽ có khả năng nhận biết đặc tính của các vấn đề, xác định mô hình phù hợpđể giải quyết vấn đề, và biết cách sử dụng phần mềm tối ưu như excel, lingo để giải mô hình. Học phần trình bày những kiến thức cơ bản về mô hình và các kỹ thuật tối ưu tất định và bất định phục vụ cho các bài toán tối ưu nảy sinh trong công nghiệp: Các mô hình tuyến tính, thuật toán đơn hình, mô hình vận tải, mô hình mạng và mô hình biến nguyên.

    Nội dung tóm tắt của học phần
    Chương 1: Giới thiệu về mô hình tối ưu
    Chương 2: Mô hình qui hoạch tuyến tính
    Chương 3: Mô hình vận tải
    Chương 4: Mô hình tối ưu mạng
    Chương 5: Mô hình biến nguyên
    Chương 6: Mô hình qui hoạch động
    Chương 7: Mô hình CMP/PERT
    Chương 8: Mô hình dự trữ
    Chương 9: Mô hình dự báo

    Tài liệu học tập
    Sách giáo trình
    1.    TS. Đặng Vũ Tùng (2017). Bài giảng môn học Mô hình tối ưu. Đại học Bách khoa Hà Nội
    Sách tham khảo
    Sách tham khảo tiếng Việt
    1.    TS Lê Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Thía, Dương Trung Kiên, (2012). Phương pháp định lượng trong quản lý kinh tế. NXB Giáo dục Việt Nam
    Sách tham khảo tiếng Anh
    1.    Dang Vu Tung (2010). Decision Modeling. Bach Khoa Publishing House
    2.    W.L. Winston, (1993), Operations Research Applications and Algorithms,. 
    3.    F.S. Hillier and G.J. Lieberman, (2001), Introduction to Operations Research, 7ed, Mc Graw-Hill Higher Education. 
    4.    K.G. Murty, (1995), Operations Research Deterministic Optimization Models, . 
    5.    S.M. Ross, (2002), Introduction to Probability Models, .
    Phần mềm sử dụng
    Microsoft, Excel 2013
    LINDO Systems Inc., Lingo 16.0    

    Cách đánh giá học phần
    Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

    • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ETCs
    • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
    • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
    • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

    Mục tiêu và Nội dung: Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng:

    • Hiểu rõ các kiến thức cơ bản về Công nghệ và Quản trị công nghệ và đổi mới sáng tạo trong hoạt động kinh doanh;
    • Biết cách lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát kế hoạch công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
    • Nâng cao kỹ năng trong việc ra quyết định công nghệ và đổi mới sáng tạo

    Khóa học này tập trung vào việc lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá quá trình công nghệ và đổi mới sáng tạo. Các khái niệm vơ bản về công nghệ và đổi mới sáng tạo; Kỹ thuật của quá trình quản lý công nghệ và đổi mới sáng tạo, ra các quyết định công nghệ của doanh nghiệp theo chiến lược đề ra.

    Nội dung tóm tắt của học phần
    Chương 1: Giới thiệu chung về Đổi mới, quản trị đổi mới trong kinh doanh
    1.1    Khái niệm chung về đổi mới
    1.2    Phân loại đổi mới
    1.3    Quan hệ giữa đổi mới và kinh doanh
    1.4    Quản trị đổi mới
    1.5    Đổi mới và chiến lược công nghệ.
    Chương 2: Các mô hình đổi mới
    2.1    Các mô hình đổi mới tĩnh
    Mô hình 1.
    Mô hình 2
    Mô hình 3
    Mô hình 4
    2.2    Mô hình đổi mới động
    Mô hình 5
    Mô hình 6.
    2.3    Kết luận
    Chương 3: Chiến lược kinh doanh và chiến lược đổi mới
    3.1    Khái niệm chung và chiến lược kinh doanh
    3.2    Khái niệm chung về chiến lược đổi mới
    3.3    Mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược đổi mới trong doanh nghiệp
    3.4    Một số chiến lược đổi mới căn bản trong kinh doanh.
    Chương 4: Quản trị đổi mới
    4.1. Khái niệm chung
    4.2. Mô hình quá trình quản trị mổi mới trong kinh doanh.
    4.3. Hoạch định chiến lược đổi mới
    4.4. Triển khai thực hiện đổi mới
    4.5. Đánh giá kiểm tra quá trình đổi mới.
    Chương 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trinh đổi mới trong kinh doanh
    5.1    Các yếu tố về nguồn lực
    5.2    Các yếu tố về tổ chức
    5.3    Các yếu tố bên ngoài

    Tài liệu học tập
    Giáo trình
    1.    Nguyễn Ngọc Điện, (2018), Bài giảng môn Quản trị đổi mới, Viện Kinh tế và Quản lý, Trường ĐHBK Hà Nội
    2.    JOE TIDD and JOHN BESSANT (2018), Managing Innovation Integrating Technological, Market and Organizational Change. Sixth Edition,  Wiley
    Sách tham khảo
    Sách tham khảo tiếng Việt
    1.    TS. Nguyễn Ngọc Điện; TS Lục Thị Hường  (2012). Chiến lược đổi mới. IPP Việt Nam 
    Sách tham khảo tiếng Anh
    1.   Alexander Brem (2010). The Boundaries of Innovation and Entrepreneurship
    2.    Robert A. Burgelman and others (2009). Strategic management of Technology and Innovation.

    Cách đánh giá học phần
    Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức, phương pháp phân tích và quản lý dự án đầu tư. Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có khả năng lập và phân tích dự án, triển khai, tổ chức và kiểm soát được dự án.

Học phần đề cập đến các phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư, các quan điểm đánh giá dự án và vận dụng các kiến thức quản lý trong việc quản lý dự án.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Vấn đề cơ bản về dự án và quản lý dự án 
  1.1  Khái niệm và phân loại đầu tư 
  1.2  Khái niệm và phân loại các dự án
  1.3  Nội dung dự án
  1.4  Các bước hình thành và phát triển dự án
  1.5. Khái niệm quản lý dự án
  1.6. Nội dung quản lý dự án
  1.7. Các nhân tố thành công và thất bại của dự án
  1.8. Các quy luật của quản lý dự án
Chương 2: Các phương pháp đánh giá và lựa chọn phương án đầu tư 
  2.1 Các yêu cầu khi so sánh và lựa chọn phương án.
  2.2 Các phương pháp  đánh giá và lựa chọn phưong án.
  2.2.1 Giá  trị hiện tại thuần NPV
  2.2.2 Tỷ suất thu hồi nội tại IRR
  2.2.3 Tỷ số lợi ích/ chi phí  B/C
  2.2.4 Thời gian hoàn vốn Tp
  2.2.5. Các phương pháp khác
  2.3 Mối liên quan giữa các tiêu chuẩn đánh giá
Chương 3: Xác định và sử  dụng dòng tiền trong phân tích dự án
   3.1 Lợi ích và chi phí của dự án
   3.1.1 Nguyên tắc xác định lợi ích và chi phí.
   3.1.2 Chi phí chìm
   3.1.3 Chi phí cơ hội
   3.2 Các phương pháp tính khấu hao và trả la
   3.2.1. Các phương pháp tính khấu hao
   3.2.2. Các phương pháp trả lãi
   3.3 Phương pháp xác định dòng tiền dự án
   3.3.1 Dòng tiền của dự án
   3.3.2 Dòng tiền của vốn chủ sở hữu
   3.4 Cách sử dụng các dòng tiền trong phân tích
Chương 4: Phân tích dự án đầu tư
    4.1 Nội dung phân tích dự án
    4.2 Phân tích tài chính
    4.2.1 Nội dung phân tích tài chính
    4.2.2 Nguồn vốn dự án
    4.2.3 Phân tích hiệu quả đầu tư
    4.2.4 Phân tích khả năng thanh toán và khả năng huy động vốn của dự án
    4.2.5 Phân tích ảnh hưởng của lãi vay và khấu hao 
    4.2.6 Phân tích độ nhạy của dự án
    4.3 Phân tích kinh tế
    4.3.1 Sự khác biệt giữa phân tích kinh tế và phân tích tài chính dự án
    4.3.2 Xác định giá kinh tế
    4.3.3 Đánh giá sự đóng góp của dự án đối với nền kinh tế quốc dân
    4.3.4 Phân tích kinh tế các tác động môi trường của dự án đầu tư
Chương 5: Quản lý quá trình thực hiện dự án
    5.1 Cấu trúc dự án
    5.1.1 Cấu trúc tổ chức
     5.1.2 Cấu trúc công việc
     5.2 Lập kế hoạch cho dự án 
     5.2.1 Khái niệm và mục đích lập kế hoạch 
     5.2.2  Các công cụ lập kế hoạch
     5.2.2.1 Sơ đồ Gantt
     5.2.2.2 Sơ đồ Pert (CPM)
     5.2.2.3 Cấu trúc phân tách công việc WBS
     5.2.2.4. Ma trận trách nhiệm RACI
     5.2.3 Quản lý các nguồn lực trong dự án
     5.2.3.1 Quản lý nguồn lực có tính đến giới hạn thời gian của dự án
     5.2.3.2 Phân bổ nguồn lực với các điều kiện giới hạn
     5.2.3.3 Quan hệ giữa thời gian và chi phí trong quản lý dự án
     5.2.4 Lập ngân sách cho dự án.
     5.3 Kiểm soát dự án
     5.3.1 Tổng quan về kiểm soát dự án
     5.3.2 Kiểm soát chi phí
     5.3.3 Kiểm soát thời gian thực hiện
     5.3.4 Kiểm soát chất lượng
     5.3.5 Phương pháp kiểm soát theo giá trị làm ra EV
     5.4 Điều chỉnh dự án
     5.4.1 Điều chỉnh theo dự tính ban đầu
     5.4.2 Điều chỉnh theo tình hình thực hiện dự án
     5.5 Viết báo cáo dự án
     5.5.1 Báo cáo theo cấu trúc tổ chức
     5.5.2 Báo cáo theo cấu trúc công việc
Chương 6: Quản lý rủi ro trong dư án
     6.1  Nguồn gốc và phân loại rủi ro đối với dự án.
     6.2  Phân tích lạm phát và phân tích sự thay đổi giá cả của các hàng hóa và dịch vụ dùng   
     trong dự án
     6.2.1 Khái niệm dòng tiền thực và dòng tiền danh nghĩa
     6.2.2 Mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa
     6.2.3 Phân tích lạm phát trong trường hợp giản đơn
     6.2.4 Phân tích lạm phát trong trường hợp dự án phải nộp thuế thu nhập
      6.2.5 Phân tích giá cá biệt
      6.3 Các phương pháp tính toán dự án đầu tư trong trường hợp bất định
      6.3.1 Phưong pháp điều chỉnh( độ nhạy)
      6.3.2 Phưong pháp xác định các giới hạn của các yếu tố đầu vào( giá trị hoán chuyển)
      6.3.3 Phưong pháp xác suất
      6.3.4 Phương pháp mô phỏng
      6.4 Nội dung quản lý rủi ro
      6.4.1 Xác định rủi ro
      6.4.2 Phân tích rủi ro
      6.4.3 Xử lý hành chính rủi ro
      6.4.4 Kiểm soát rủi ro
Chương 7: Phần mềm trong quản lý dự án
      7.1  Các phần mềm ứng dụng trong lập, đánh giá và lựa chọn dự án
      7.2  Các phần mềm ứng dụng trong phân tích, đánh giá và kiểm soát rủi ro
      Các phần mềm ứng dụng trong quản lý dự án

Tài liệu học tập
Giáo trình
1. Phạm Thị Thanh Hồng (2012), Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý, NXB Bách khoa Hà Nội
2. R. Kelly Rainer, Brad Prince, and Hugh J. Watson (2015), Management Information Systems, 3rd Edition, Willey
Tài liệu tham khảo
Sách tham khảo tiếng Việt:
1.    Phạm Thị Thu Hà (2013), Phân tích hiệu quả dự án đầu tư, NXB Chính trị quốc gia
2.    Phạm Thị Thu Hà (2014), Tổ chức quản lý thực hiện dự án đầ tư, NXB Chính trị quốc gia
3.    Phạm Thị Thu Hà, Bài tập phân tích dự án đầu tư,  NXB Chính trị quốc gia, 2015
4.    Từ Quang Phương (2014), Giáo trình quản lý dự án đầu tư, NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
5.    Nguyễn Bạch Nguyệt, Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 2014
Sách tham khảo tiếng Anh:
1.    Abraham Shtub, Jonathan F. Bard, Shlomo Globerson, Prentice-Hall (1995)Project Management: Engineering, Technology, and Implementation.
2.    Avraham Shtub, Jonathan F. Bard, Shlomo Globerson, Prentice-Hall 2nd Edition (2004). Project Management: Processes, Methodologies, and Economics.
3.    Project Management Institute 6th Edition (2015) A Guide to the Project Management Body of Knowledge (PMBOK® Guide, 2015

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Kết thúc học phần, học viên cần nắm được vai trò của kế toán quản trị trong quản lý doanh nghiệp, nắm được những kỹ năng xây dựng các báo cáo kế toán quản trị và đặc biệt, kỹ năng phân tích và sử dụng các báo cáo cho quá trình ra quyết định. Kiến thức học phần sẽ là cơ sở tốt cho sinh viên hành nghề Kế toán quản trị tại các doanh nghiệp hoặc thực hiện chức năng bổ sung về kế toán quản trị bên cạnh chuyên môn kế toán tài chính. Ngoài ra, là kiến thức ban đầu và bổ trợ tốt nếu sinh viên xem xét luyện thi chứng chỉ CMA để làm việc như một nhân viên Kế toán quản trị tại công ty quốc tế.

Học phần bao gồm: Tổng quan về kế toán quản trị trong quản lý doanh nghiệp; Phân loại chi phí, kế toán chi phí và giá thành phục vụ mục tiêu quản trị; Phân tích mối quan hệ chi phí, sản lượng và lợi nhuận; Phân tích báo cáo bộ phận; Lập dự toán ngân sách; Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức và phân tích chi phí; Sử dụng thông tin kế toán quản trị để ra quyết định ngắn hạn; Sử dụng thông tin kế toán quản trị để ra quyết định dài hạn.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Tổng quan về kế toán doanh nghiệp
1.1    Khái niệm kế toán
1.2    Các nguyên tắc kế toán chung 
1.3    Đối tượng kế toán
1.4    Giới thiệu báo cáo tài chính
1.5    Vai trò của kế toán trong doanh nghiệp
Chương 2: Tổng quan về kế toán quản trị
2.1 Quá trình hình thành và phát triển kế toán quản trị
2.2 Vai trò của kế toán quản trị
2.3 So sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính
2.4 Đạo đức nghề nghiệp kế toán quản trị
Chương 3: Phân loại chi phí
3.1 Tổng quan về chi phí
3.2 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
3.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh
3.4 Phân loại chi phí trong kiểm tra và ra quyết định
3.5 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Chương 4: Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận
4.1 Một số khái niệm cơ bản
4.2 Ứng dụng phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận
4.3 Phân tích điểm hoà vốn
4.4 Hạn chế của phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận
Chương 5: Dự toán ngân sách
5.1 Mục đích của dự toán ngân sách
5.2 Trách nhiệm và trình tự lập dự toán ngân sách 
5.3 Dự toán ngân sách
Chương 6: Phân tích biến động chi phí
6.1 Tổng quan về phân tích biến động chi phí
6.2 Chi phí định mức
6.3 Phân tích biến phí
6.4 Phân tích chi phí sán xuất chung
Chương 7: Đánh giá trách nhiệm quản lý
7.1 Kế toán trách nhiệm
7.2 Đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm
7.3 Phân tích báo cáo bộ phận
Chương 8: Định giá bán sản phẩm
8.1 Một lý thuyết cơ bản trong định giá bán sản phẩm
8.2 Các chiến lược định giá bán sản phẩm
8.3 Định giá bán theo chi phí mục tiêu
8.4 Định giá bán sản phẩm mới
Chương 9: Phân tích thông tin thích hợp để ra quyết định sản xuất kinh doanh ngắn hạn
9.1 Thông tin thích hợp
9.2 Ứng dụng thông tin thích hợp để ra quyết định sản xuất kinh doanh ngắn hạn
Chương 10: Phân tích thông tin thích hợp để ra quyết định sản xuất kinh doanh dài hạn
10.1 Tổng quan về đầu tư sản xuất kinh doanh dài hạn và vốn đầu tư sản xuất kinh doanh dài hạn 
10.2 Ảnh hưởng của thời giá tiền tệ đến quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh dài hạn 
10.3 Các phương pháp quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh dài hạn 

Tài liệu học tập
Giáo trình
1.   Bộ môn Kế toán quản trị - Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Tài chính
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1.    Nguyễn Ngọc Quang (2014). Kế toán quản trị. Đại học Kinh tế Quốc dân 
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1.  Garrison R. H., Noreen E. W. and Brewer B. C. (2012). Managerial Accounting. McGraw-Hill/Irwin2.Kaplan Publishing. (from September 2017 to August 2018 inclusive). ACCA F3 Study Text. Financial Accounting. ISBN: 978-1-78415-807-4
2.  Warren C. S., Reeve, J. M.and Duchac J. E. (2009). Accounting. Thomson, South-Western. 

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

Quản trị sản xuất
  • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): EM4311 (Quản trị nhân lực/Human Resource Management)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu

Học phần bao gồm những vấn đề: khái niệm, vai trò của công tác tổ chức lao động; nội dung của phân công và hiệp tác lao động; phương pháp lao động khoa học; tổ chức phục vụ nơi làm việc; xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi cho người lao động; xây dựng nhóm làm việc, vấn đề tạo động lực và kỷ luật lao động.
Ngoài ra học phần cũng cung cấp cho sinh viên các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình và thái độ cần thiết để làm việc trong công ty sau này.

Nội dung học phần

CHƯƠNG 1: Tổng quan về tổ chức lao động
1.1 Khái niệm, vai trò, nội dung của công tác tổ chức lao động trong doanh nghiệp
1.2 Đối tượng, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp nghiên cứu học phần
1.3 Sự hình thành và phát triển của tổ chức lao động
Chương 2: Phân công và hiệp tác lao động trong doanh nghiệp
2.1 Phân công lao động trong doanh nghiệp
2.2 Hiệp tác lao động trong doanh nghiệp
2.3 Các tiêu thức đánh giá mức độ hợp lý của việc phân công và hiệp tác lao động trong doanh nghiệp
2.4 Hoàn thiện việc phân công và hiệp tác lao động trong doanh nghiệp
Chương 3: Thiết kế và hợp lý hóa phương pháp lao động
3.1 Khái niệm, ý nghĩa của việc áp dụng phương pháp lao động hợp lý
3.2 Các nguyên tắc cơ bản để thiết kế phương pháp lao động hợp lý
3.3 Các phương pháp mô tả và lượng hóa phương pháp lao động
3.4 Trình tự tiến hành hợp lý hóa phương pháp lao động
Chương 4: Tổ chức phục vụ nơi làm việc
4.1 Nơi làm việc và yêu cầu nhiệm vụ của việc tổ chức và phục vụ nơi làm việc
4.2 Tổ chức nơi làm việc
4.3 Phục vụ nơi làm việc
Chương 5: Cải thiện điều kiện lao động và xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
5.1 Điều kiện lao động
5.2 Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
5.3 Các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp
Chương 6: Xây dựng và quản lý nhóm làm việc
6.1 Khái niệm nhóm làm việc, nhóm làm việc hiệu quả
6.2 Tạo động lực và kỷ luật lao động trong nhóm làm việc

Tài liệu tham khảo

Giáo trình

1. PGS. TS. Vũ Thị Mai, TS. Vũ Thị Uyên (2019). Tổ chức và định mức lao động. NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. ThS. Nguyễn Tấn Thịnh, TS. Cao Tô Linh, Bài giảng Tổ chức lao động, Trường ĐHBK Hà Nội, 2011
2. PGS. TS. Nguyễn Tiệp, Giáo trình Tổ chức lao động, NXB Lao động-Xã hội, 2008

3. PGS. TS. Nguyễn Tiệp, Định mức lao động (Tập I và II), NXB Lao động – Xã hội, 2008
4. ThS. Nguyễn Tấn Thịnh, Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, NXB Khoa học-Kỹ thuật, 2008

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

1. Lloyd L. Byars và Leslie W. Rue, Human Resources Management, NXB McGraw Hill, 2004

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  •  
  • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): EM3230 (Thống kê ứng dụng/Applied Statistics), EM3417 (Quản trị sản xuất/Operations Management)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Cung cấp kiến thức cơ bản và hiện đại về quản lý bảo dưỡng các hệ thống máy móc thiết bị công nghiệp trong nhà máy. Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng:

  • Hiểu rõ tầm quan trọng của Bảo dưỡng trong việc duy trì trạng thái hiệu suất cao của máy móc và dây chuyền sản xuất
  • Biết cách tính toán đánh giá hiệu suất của một hệ thống dây chuyền sản xuất, chỉ ra được các vị trí trọng yếu và các biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu suất của dây chuyền
  • Biết cách tổ chức và quản lý bảo dưỡng các hệ thống máy móc và thiết bị công nghiệp

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về lý thuyết độ tin cậy, kỹ thuật bảo dưỡng, các kỹ thuật chẩn đoán hư hỏng, các phương pháp và thiết bị giám sát tình trạng thiết bị. Môn học còn đề cập tới việc áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức bảo dưỡnghiện đại và hiệu quả như bảo dưỡng năng suất tổng thể (TPM), bảodưỡngtậptrungvàođộ tin cậy, phân tích các vấn đề sản xuất và bảo dưỡng, qua đó xây dựng hệ thống quản lý bảo dưỡng phù hợp.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Tổng quan về bảo trì công nghiệp
1.1 Khái niệm bảo trì công nghiệp
1.2 Mục đích và vai trò của bảo trì công nghiệp
1.3 Sự phát triển của phát triển của bảo trì công nghiệp
1.4  Phân loại bảo trì công nghiệp.
Chương 2: Độ tin cậy và khả năng sẵn sàng
2.1 Độ tin cậy
2.1.1 Định nghĩa độ tin cậy
2.1.2 Tầm quan trọng của độ tin cậy
2.1.3 Độ tin cậy và đặc tính chất lượng
2.3.4 Độ tin cậy của hệ thống
2.2 Khả năng sẵn sàng
2.2.1 Chỉ số khả năng sẵn sàng
2.2.2 Chỉ số hỗ trợ bảo trì
2.2.3 Chỉ số khả năng bảo trì
2.2.4 Năng suất và chỉ số khả năng sẵn sàng
2.2.5 Tính toán chỉ số khả năng sẵn sàng
2.2.6 Chỉ số khả năng sẵn sàng trong các hệ thống sản xuất khác nhau
2.2.7 Chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ 
Chương 3: Chi phí chu kỳ sống và kinh tế bảo trì
3.1 Chi phí chu kỳ sống
3.1.1 Các giai đoạn hoạt động của thiết bị
3.1.2 Chi phí chu kỳ sống và ứng dụng
3.1.3 Tính toán chi phí chu kỳ sống
3.2 Kinh tế bảo trì
3.2.1 Chi phí bảo trì
3.2.2 Hệ số PM
3.2.3 Ảnh hưởng của bảo trì phòng ngừa đến hiệu quả kinh tế
3.2.4 Các cửa số bảo trì
3.2.5 Hệ số UW    
Chương 4: Bảo trì tập trung vào độ tin cậy
4.1 Khái niệm bảo trì tập trung vào độ tin cậy
4.2 Các thành phần chính của bảo trì tập trung vào độ tin cậy
4.3 Các vấn đề cơ bản của bảo trì tập trung vào độ tin cậy
4.4 Thực hiện bảo trì tập trung vào độ tin cậy
Chương 5: Bảo trì năng suất toàn diện
5.1 Khái niệm bảo trì toàn bộ
5.2 Triết lý của bảo trì toàn bộ
5.3 Ý nghĩa và mục tiêu của bảo trì toàn bộ
5.4 Các bước triển khai thực hiện bảo trì toàn bộ
Chương 6: Tổ chức quản lý bảo trì 
6.1 Cấu trúc hệ thống quản lý bảo trì
6.2 Triển khai thực hiện hệ thống quản lý bảo trì

Tài liệu học tập
Sách tham khảo tiếng Việt
1.    Phạm Ngọc Tuấn (2005). Kỹ thuật bảo trì công nghiệp. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Sách tham khảo tiếng Anh
1.    Lorenzo Fedele (2011). Methodologies and Techniques for Advanced Maintenance. Springer-Verlag London
2.    Authors: Manzini, R., Regattieri, A., Pham, H., Ferrari, E, (2010). Maintenance for Industrial Systems. Springer-Verlag London
3.    David J. Smith (1993). Reliability Maintenance and Risk, Practical methods for Engineers. Great Britain, Buthworth - Haiemann.
4.    John Moubray (1999). Reliability - Centred Maintenance. Butterworth-Heinemann Linacre House.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

    • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ETCs
    • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
    • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
    • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

    Mục tiêu và Nội dung: Học phần này nhằm giới thiệu đến người học việc sử dụng phần mềm mô phỏng, mô phỏng xem như là công cụ để phân tích vấn đề trong sản xuất và kinh doanh. Sau khóa học, người học có thể:

    • Hiểu khái niệm và vai trò của mô phỏng, xác định các thông số đầu vào của chương trình mô phỏng
    • Biết cách xây dựng mô hình mô phỏng.
    • Tiến hành chạy chương trình mô phỏng, làm các thử nghiệm và phân tích kết quả của mô phỏng

    Học phần này bao gồm những chủ đề sau: Xây dựng biểu đồ sự kiện của mô hình rời rạc; Thông số đầu vào của mô hình mô phỏng; Thiết kế chương trình chạy mô phỏng; Phân tích đầu ra của chương trình; Kiểm nghiệm mô hình; Phần mềm mô phỏng; Các chương trình ứng dụng mô phỏng trong sản xuất và dịch vụ; Bài tập dự án mô phỏng.

    Nội dung tóm tắt của học phần
    Chương 1. Giới thiệu về mô phỏng hệ thống
    1.1 Các thuật ngữ được dùng trong mô phỏng hệ thống
    1.2 Hệ thống các sự kiện rời rạc và sự mô phỏng
    1.3 Các loại mô phỏng
    1.4 Biểu đồ sự kiện
    1.5 Đọc biểu đồ sự kiện
    1.6 Mô phỏng các sự kiện rời rạc và liên tục
    1.7 Sự cần thiết sử dụng công cụ mô phỏng
    Chương 2. Mô phỏng và hệ thống sản xuất
    2.1 Nhắc lại một số khái niệm thống kê có liên quan 
    2.2 Mô hình hóa hệ thống sản xuất
    2.2.1 Hệ thống đơn biệt
    2.2.2 Hệ thống nối tiếp
    2.2.3 Hệ thống song song
    2.2.4 Hệ thống mạng hỗn hợp
    2.3 Bảng sự kiện của hệ thống sản xuất
    2.4 Mô hình biểu đồ sự kiện trong hệ thống sản xuất
    Chương 3. Cơ chế thực hiện mô phỏng
    3.1 Các bước cơ bản của một bài toán mô phỏng
    3.2 Sự ngẫu nhiên và cơ chế tạo chuỗi số ngẫu nhiên
    3.3 Các phương pháp tạo sai lệch chuẩn ngẫu nhiên
    3.3.1 Nghịch đảo hàm phân phối xác suất
    3.3.2 Tạo phân phối Poisson không đồng nhất
    3.3.3 Các phương pháp khác
    3.4 Chuẩn hóa theo các hàm phân bố thống kê
    Chương 4. Thiết kế thực nghiệm mô phỏng
    4.1 Trạng thái trung gian và trạng thái ổn định
    4.2 Các điều kiện khởi đầu
    4.3 Xác định chiều dài mỗi lần chạy, số lần chạy
    4.4 Tiêu chí dừng lần chạy
    4.5 Kiểm chứng mô hình
    Chương 5. Phân tích kết quả đầu ra
    5.1 Vẽ biểu đồ sơ lược kết quả đầu ra
    5.1.1 Biểu đồ gẫy khúc và biểu đồ đường thẳng
    5.1.2 Biểu đồ phân tán
    5.2 Tính toán các trị số trung bình
    5.3 Kiểm chứng kết quả 
    5.4 Phân tích histogram
    Chương 6. Ứng dụng trong công nghiệp - phần mềm arena
    6.1 Bài toán Bố trí sản xuất sử dụng công cụ mô phỏng
    6.2 Bài toán Điều độ sản xuất sử dụng công cụ mô phỏng
    6.3 Các bài toán khác

    Tài liệu học tập
    Sách tham khảo
    Sách tham khảo tiếng Anh

    1.    W. David Kelton, Randall P. Sadowski, Nancy B. Zupick. Simulaiton with Arena.  Mc.Graw - Hill.
    2.    Averill M Law,W David Kelton, Simulation Modeling and Analysis, McGraw-Hill. 

    Cách đánh giá học phần
    Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Kết thúc khóa học này sinh viên có thể hiểu được các mục đích và các vấn đề của thiết kế hệ thống sản xuất, hình thành và sử dụng phương pháp thử trong giải quyết các vấn đề của thiết kế, phân tích các phương án thiết kế hệ thống sản xuất khác nhau và hiểu được giới hạn của mỗi phân tích, tìm ra phương án giải quyết phù hợp nhất trong các phương án xem xét.

Học phần sẽ cung cấp cho sinh viên các nội dung chính như: phương pháp luận về hệ thống, trang bị các hiểu biết về thiết kế sản phẩm, dịch vụ, thiết kế quy trình công nghệ, thiết kế mặt bằng sản xuất, quy hoạch công suất…

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Khái quát về hệ thống sản xuất và thiết kế hệ thống sản xuất
1.1 Tổng quan về hệ thống sản xuất
1.2. Phân loại hệ thống sản xuất
1.3. Khái niệm và những nội dung chính của thiết kế hệ thống sản xuất
1.4. Tầm quan trọng của các quyết định về thiết kế hệ thống sản xuất trong quản trị sản xuất
Chương 2: Thiết kế sản phẩm, dịch vụ
2.1. Sự cần thiết phải thiết kế mới, đổi mới sản phẩm, dịch vụ
2.2. Quy trình thiết kế sản phẩm
2.3. Các quan điểm trong thiết kế sản phẩm
2.4. Các xu hướng thiết kế sản phẩm hiện nay
2.5. Độ tin cậy của sản phẩm thiết kế
2.6. Các công cụ phân tích nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ngay từ khâu thiết kế 
2.6.1. Phân tích giá trị (value analysis); Phân tích kỹ nghệ (value engineering)
2.6.2. Phương pháp ngôi nhà chất lượng
2.7. Thiết kế dịch vụ    
Chương 3: Hoạch định công suất chiến lược
3.1. Khái niệm và tầm quan trọng của hoạch định công suất chiến lược
3.2. Quy trình hoạch định công suất chiến lược
3.3. Các phương pháp trợ giúp hoạch định công suất chiến lược hoạch định công suất chiến lược
3.3.1. Các phương pháp trợ giúp quy hoạch công suất chiến lược khi có thông tin chắc chắn về cầu thị trường 
3.3.1. Các phương pháp trợ giúp quy hoạch công suất chiến lược khi có thông tin về cầu thị trường ở tình trạng rủi ro
3.3.1. Các phương pháp trợ giúp quy hoạch công suất chiến lược khi có thông tin không xác định về cầu thị trường
Chương 4: Lựa chọn quy trình công nghệ
4.1. Khái niệm về quy trình công nghệ
4.2. Các bước thiết kế quy trình công nghệ
4.3. Lựa chọn trang thiết bị công nghệ
4.4. Lựa chọn hình thức tổ chức quy trình công nghệ theo thời gian
Chương 5: Bố trí mặt bằng sản xuất
5.1. Khái niệm và tầm quan trọng của bố trí mặt bằng sản xuất
5.2. Các yêu cầu về bố trí mặt bằng sản xuất
5.3. Các chiến lược bố trí mặt bằng sản xuất
5.4. Bố trí mặt bằng sản xuất theo chuyên môn hóa sản phẩm 
5.4.1. Dây chuyền sản xuất liên tục 
5.4.2. Dây chuyền sản xuất gián đoạn
5.5. Bố trí mặt bằng sản xuất theo chuyên môn hóa công nghệ và các phương pháp trợ giúp
Chương 6: Lựa chọn vị trí sản xuất
6.1. Tầm quan trọng của việc lựa chọn vị trí sản xuất
6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn vị trí sản xuất
6.3. Các phương pháp trợ giúp lựa chọn vị trí sản xuất
6.4. Các xu hướng lựa chọn vị trí sản xuất trên thế giới

Tài liệu học tập
Sách giáo khoa

1. Nguyễn Thành Hiếu, Trương Đức Lực & Nguyễn Đình Trung (2018), Giáo trình Quản trị tác nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
Sách tham khảo
Sách tham khảo tiếng Việt
1.    Lê Văn Vĩnh, Hoàng Tùng, Trần Xuân Việt, Phí Trọng Hào. 2004. Thiết kế và quy hoạch công trình công nghiệp cơ khí. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà nội.
2.    Nguyễn Viết Tiến. 2005. Lý thuyết thiết kế sản phẩm công nghiệp. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà nội.
Sách tham khảo tiếng Anh
William J. Stevenson. 2014. Operation Management. McGraw-Hill Companies. (12th Edition)
1.    Richard B. Chase,  Nicholas J. Aquilano, F. Robert Jacobs. 2004. Operations Management for Competitive Advantage. McGraw-Hill Companies.
2.     Nigel Slack, Stuart Chambers Robert Johnston , Alan Betts. Operations and Process Management: Principles and Practice for Strategic Impact (2nd Edition). Prentice Hall

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

    • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 4.67 ETCs
    • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
    • Học phần học trước (Pre-courses): EM3417 (Quản trị sản xuất/Operations Management)
    • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

    Mục tiêu và Nội dung: Môn học này giúp sinh viên hiểu được vai trò của năng suất, cách tính năng suất. Qua khóa học này người học được cung cấp những cách cơ bản để tăng năng suất thông qua cải tiến hệ thống những nguồn lực đầu vào, và tăng đầu ra.

    Nội dung chính của môn học bao gồm:

    • Định nghĩa và vai trò của năng suất đối với đơn vị sản xuất và dịch vụ
    • Đo lường năng suất
    • Các phương pháp cải tiến năng suất

    Nội dung tóm tắt của học phần
    Chương 1: Tổng quan về năng suất và sự cần thiết phải Cải tiến năng suất
    1.1    Khái niệm về năng suất
    1.2    Sự cần thiết phải cải tiến năng suất
    1.3    Các nội dung cơ bản của quy trình cải tiến năng suất
    1.4    Các phương pháp cơ bản cải tiến năng suất
    Chương 2: Đo lường năng suất và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
    2.1 Khái niệm và công thức đo lường năng suất
    2.2 Năng suất đơn lẻ và năng suất phức hợp
    2.3 Các chuẩn và công cụ đo lường năng suất
    2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
    Chương 3: Các phương pháp cải tiến năng suất
    3.1 Phân tích công việc để cải tiến năng suất
    3.2 Phân tích quy trình để cải tiến năng suất
    3.3 Phân tích chuỗi thời gian để cải tiến năng suất
    3.4 Phương pháp Kaizen
    3.5 Phương pháp Triz
    3.6 Các phương pháp khác
    Chương 4: Thiết kế chương trình cải tiến năng suất 
    4.1  Vai trò của các cấp quản lý và người vận hành trong việc cải tiến năng suất
    4.2  Xây dựng mục tiêu và lựa chọn dự án cải tiến
    4.3  Lập kế hoạch triển khai cải tiến năng suất
    4.4  Đào tạo nguồn nhân lực triển khai cải tiến năng suất
    4.5  Triển khai và đánh giá kết quả hoạt động cải tiến năng suất
    4.6  Những vấn đề trong quá trình thực hiện cải tiến năng suất

    Tài liệu học tập
    Sách giáo khoa
    1.    Nguyễn Danh Nguyên (2017), Bài giảng Cải tiến năng suất, Viện Kinh tế và Quản lý, Trường ĐHBK Hà Nội
    Sách tham khảo
    Sách tham khảo tiếng Việt
    1.    Nguyễn Văn Nghiến (2008), Quản trị Sản xuất, Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà Nội.
    Sách tham khảo tiếng Anh
    1.    Pascal Dennis (2007), Lean Production Simplified, 2nd Edition, Productivity Press, New York, USA.
    2.    Robert Maurer (2012), The Spirit of Kaizen: Creating Lasting Excellence One Small Step at a Time,  McGraw Hill Publisher, USA.
    3.    Rother Mike (2012), Toyota Kata: Managing People for Improvement, Adaptiveness and Superior Results, 1st Edition, McGraw Hill Publisher, USA.

    Cách đánh giá học phần
    Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm  chính: điểm quá trình (60%) và điểm thi cuối kỳ (40%).

    • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ETCs
    • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
    • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
    • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

    Mục tiêu và Nội dung: Môn học nhằm mục đích nâng cao kiến thức, kỹ năng về đọc hiểu, kỹ năng viết và dịch Anh Việt trong lĩnh vực quản lý công nghiệp

    Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có thể:

    • Biết các tăng tốc độ và khả năng hiểu trong khi đọc sách và tạp chí chuyên ngành
    • Hiểu được các thuật ngữa sử dụng trong sách, tài liệu kỹ nghệ công nghiệp
    • Ứng dụng kỹ thuật viết để có bài viết hiệu quả

    Môn học gồm những nội dung chính sau: lý thuyết về đọc nhanh và viết hiệu quả, kỹ năng đọc các sách chuyên ngành kỹ sư công nghiệp như: quản lý nhân sự, sản xuất, Logistics, chuỗi cung ứng, kiểm soát chất lượng, quản lý dự án, lập kế hoạch và lịch biểu sản xuất

    Nội dung tóm tắt của học phần
    Chương 1: Các vấn đề cơ bản về chất lượng 
    1.1 Khái niệm chất lượng
    1.2 Thành phần để thành công 
    1.3 Sự phát triển của chất lượng hiện đại
    1.4 Các nhà quản lý chất lượng: Demming, Juran, Crosby..
    Chương 2: Cải tiến chất lượng: tiếp cận theo giải quyết vấn đề 
    2.1 Giải quyết vấn đề
    2.2 Các bước trong cải tiến quá trình 
    2.3 Lập kế hoạch
    2.4 Thực hiện
    2.5 Nghiên cứu
    2.6 Hành động
    Chương 3: Biểu đồ kiểm soát
    3.1 Sử dụng thống kê trong đảm bảo chất lượng
    3.2 Tổng thể vs mẫu
    3.3 Thu thập dữ liệu
    3.4 Đo lường
    3.5 Phân tích dữ liệu
    3.6 Phân phối chuẩn
    3.7 Các chức năng của biểu đồ kiểm soát 
    3.8 Sai lệch
    3.9 Biểu đồ X và R
    Chương 4: Năng lực quá trình
    4.1 Giá trị cá nhân so sánh với giá trị trung bình
    4.2 Ước tính sigma cho tổng thể từ dữ liệu của mẫu
    4.3 Giới hạn kiểm soát so với giới hạn thông số kỹ thuật
    4.4 Tính toán chỉ số năng lực quá trình
    Chương 5: Biểu đồ kiểm soát thuộc tính
    5.1 Lý thuyết xác suất
    5.2 Phân bố rời rạc
    5.3 Phân bố liên tục
    5.4 Mối liên hệ giữa các phân phối và khoảng gần đúng
    5.5 Thuộc tính
    5.6 Biểu đồ cho các đơn vị không phù hợp
    5.6 Biểu đồ đếm sự không phù hợp
    Chương 6: mở rộng phạm vi chất lượng 
    6.1 Độ tin cậy
    6.2 Các chương trình tin cậy
    6.3 Đường vòng đời sản phẩm 
    6.4 Đo lường độ tin cậy
    6.5 Kỹ thuật tin cậy
    Chương 7: Chi phí chất lượng 
    7.1 Chi phí chất lượng là gì
    7.3 Hệ thống đo lường chi phí – chất lượng
    Chương 8: Trách nhiệm với sản phẩm 
    8.1 Bảo hành
    8.2 Chương trình kiểm soát thiệt hại chất lượng 
    Chương 9: So sánh chuẩn và kiểm toán
    9.1 So sánh chuẩn
    9.2 Kiểm toán chất lượng 

    Tài liệu học tập
    Sách tham khảo:
    1. TS. Dương Mạnh Cường, (2016). Bài giảng kiểm soát chất lượng. 
    Tài liệu bằng tiếng Việt
    1. Nguyễn Quang Toản (1996). TQM và ISO 9000. Nhà xuất bản thống kê năm.
    2. Đặng Minh Trang (1996). Quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp. Nhà xuất bản thống kê.
    3. Lê Anh Tuấn; ISO 9000- tài liệu hướng dẫn thực hiện; Trung tâm thông tin khoa học- kỹ thuật hóa chất, 1999
    4. Nguyễn Quốc Cừ (2000). Quản lý chất lượng sản phẩm theo TQM & ISO 9000. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật,2000.
    5. Nguyễn Đình Phan (2002). Quản lý chất lượng trong các tổ chức. Nhà xuất bản giáo dục.
    6. Đặng Đình Cung (2002). Bảy công cụ quản lý chất lượng. Nhà xuất bản trẻ 
    Tài liệu bằng tiếng Anh
    1. Donna C. S. Summers (2010). Quality, 5th ed. Prentice-Hall
     2. Jonh S.Oakland (1994). Quản lý chất lượng đồng bộ. Nhà xuất bản thống kê

    Cách đánh giá học phần
    Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (60%) và điểm thi cuối kỳ (40%).

    • Khối lượng (Credits): 3(2-1-1-6) ~ 4.67 ETCs
    • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
    • Học phần học trước (Pre-courses): EM3417 (Quản trị sản xuất/Operations Management)
    • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

    Mục tiêu và Nội dung: Giúp sinh viên có kiến thức chuyên sâu về các phương pháp lập kế hoạch sản xuất, các mô hình tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất đã được lập và kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất như thế nào trên hệ thống sản xuất cứng của doanh nghiệp. Giúp sinh viên có khả năng tư duy, kết nối các hoạt động sản xuất đơn lẻ thành một hoạt động tổng thể lô-gích trong một doanh nghiệp. Giúp sinh viên có khả năng thực hiện các chức năng của hoạt động sản xuất như lập kế hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất và kiểm soát quá trình sản xuất.

    Môn học sẽ cung cấp những nền tảng lý thuyết quan trọng về hệ thống kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, những vấn đề chính của việc vận hành các kế hoạch và những phương pháp, công cụ phân tích, tính toán định lượng và định tính để giúp giải quyết những vấn đề về kế hoạch đó. Nội dung chính của học phần: Những khái niệm cơ bản về Kế hoạch sản xuẩt; Dự báo và năng lực sản xuất; Hệ thống kế hoạch sản xuất; Tổ chức kế hoạch sản xuất; Các công cụ phần mềm phục vụ lập và triển khai kế hoạch sản xuất.

    Nội dung tóm tắt của học phần
    Chương 1: 
    Tổng quan về lập kế hoạch và điều độ sản xuất
    1.1 Khái niệm, vai trò của lập kế hoạch và điều độ sản xuất
    1.2 Nội dung lập kế hoạch và điều độ sản xuất
    1.3 Phân loại lập kế hoạch
    1.4 Các hệ thống lập kế hoạch sản xuất 
    Chương 2: Hoạch định tổng hợp 
    2.1 Xác định năng lực
    2.2 Nội dung hoạch định tổng hợp 
    2.3 Phương pháp hoạch định
    2.4 Xây dựng lịch trình sản xuất 
    Chương 3: Điều độ sản xuất
    3.1 Khái niệm và nội dung điều độ
    3.2 Xác định trình tự công việc
    3.3 Các mô hình điều độ
    Chương 4: Điều độ sản xuất dự án
    4.1 Lập kế hoạch sản xuất dự án
    4.2 Điều độ sản xuất dự án
    Chương 5: Lý thuyết xếp hàng 
    5.1 Tổng quan lý thuyết xếp hàng
    5.2 Các mô hình xếp hàng

    Tài liệu học tập
    Sách tham khảo
    Sách tham khảo tiếng Việt
    1.    Nguyễn Văn Nghiến (2001). Quản lý Sản xuất . Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
    2.    Đặng Minh Trang (2004). Quản trị Sản xuất và tác nghiệp. Nhà xuất bản Thống kê.
    3.    Đồng thị Thanh Phương  (2004). Quản trị Sản xuất và Dịch vụ.  Nhà xuất bản Thống kê.  
    Sách tham khảo tiếng Anh
    1.    Chase, Jacobs and Aquilano (2006). Operation Management for Competitive Advantage. McGraw Hill International Edition, New York 
    2.    Vollman-Berry-Whybark (1997). Manufacturing Planning and Control Systems. McGraw Hill. 
    3.    Norman Gaither and Greg Frazier (1999). Production and Operations Management, South-Western College Publishing, Ohio. 

    Cách đánh giá học phần
    Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

Logistics và chuỗi cung ứng
  • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Mục tiêu của khóa học này giúp sinh viên:

  • Hiểu các phương thức giao dịch phổ biến trên thị trường quốc tế
  • Hiểu và vận dụng các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms)
  • Giúp sinh viên nắm được quy trình thực hiện của các phương thức giao dịch phổ biến trên thị trường quốc tế và đánh giá các ưu nhược điểm của từng phương thức giao dịch phổ biến trên thị trường quốc tế.
  • Hiểu và vận dụng các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu, nắm được bố cục và nội dung của các điều khoản chính trong hợp đồng mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu.
  • Hiểu cách tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, Nắm được quy trình thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Những nội dung cơ bản bao gồm

  • Các phương thức giao dịch cơ bản trên thị trường quốc tế
  • Các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms)
  • Hợp đồng thương mại quốc tế
  • Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.

Nội dung tóm tắt của học phần

Chương 1: Các phương thức giao dịch cơ bản trên thị trường quốc tế
1.1 Mua bán thông thường trực tiếp
1.2 Mua bán thông thường gián tiếp
1.3 Mua bán đối lưu
1.4 Gia công quốc tế
1.5 Giao dịch tái xuất
1.6 Đấu giá quốc tế
1.7 Đấu thầu quốc tế
1.8 Giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa
1.9 Giao dịch tại Hội chợ, triển lãm
Chương 2: Các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms)
2.1 Giới thiệu chung về Incoterms
2.2 Nội dung các điệu kiện Incoterms 2010
2.3 Các khuyến nghị khi sử dụng Incoterms
Chương 3: Hợp đồng thương mại quốc tế
3.1 Giới thiệu chung về hợp đồng thương mại quốc tế
3.2 Các điều khoản trong hợp đồng thương mại quốc tế
Chương 4: Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
4.1 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
4.2 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Tài liệu học tập

Giáo trình
1. PSG.TS. Tạ Lợi (2019). Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. Nhà xuất bản ĐH Kinh tế quốc dân

Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1.    Lê Tuấn Lộc (2013). Giáo trình kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu. NXB ĐHQG TP. HCM
2.    Trần Hòe (2012). Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập. NXB ĐHKTQD
3.    Hoàng Văn Châu (2009). Logistics và vận tải quốc tế. NXB TT & TT
4.    Nguyễn Như Tiến (2011). Vận tải & giao nhận trong ngoại thương. NXB KH & KT
5.    Đinh Xuân Trình, Đặng Thị Nhàn (2011). Thanh toán quốc tế. NXB KH & KT
6.    Trịnh Thị Thu Hương (2011). Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương. NXB TT & TT
7.    Nguyễn Thị Mơ (2011).  Pháp luật thương mại quốc tế.  NXB Lao động, 
8.    Phạm Duy Liên (2012). Giao dịch thương mại quốc tế. NXB Thống kê
9.    ICC, (2010).  Các điều kiện thương mại quốc tế. NXB TT & TT
10.  ICC (2011). UCP 600. NXB Lao động
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1.    Donna L. Bade (2015). Export/Import procedures and documentation. 5th edition, Amacom

Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): EM4311 (Quản trị nhân lực/Human Resource Management)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu

Học phần bao gồm những vấn đề: khái niệm, vai trò của công tác tổ chức lao động; nội dung của phân công và hiệp tác lao động; phương pháp lao động khoa học; tổ chức phục vụ nơi làm việc; xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi cho người lao động; xây dựng nhóm làm việc, vấn đề tạo động lực và kỷ luật lao động.
Ngoài ra học phần cũng cung cấp cho sinh viên các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình và thái độ cần thiết để làm việc trong công ty sau này.

Nội dung học phần

CHƯƠNG 1: Tổng quan về tổ chức lao động
1.1 Khái niệm, vai trò, nội dung của công tác tổ chức lao động trong doanh nghiệp
1.2 Đối tượng, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp nghiên cứu học phần
1.3 Sự hình thành và phát triển của tổ chức lao động
Chương 2: Phân công và hiệp tác lao động trong doanh nghiệp
2.1 Phân công lao động trong doanh nghiệp
2.2 Hiệp tác lao động trong doanh nghiệp
2.3 Các tiêu thức đánh giá mức độ hợp lý của việc phân công và hiệp tác lao động trong doanh nghiệp
2.4 Hoàn thiện việc phân công và hiệp tác lao động trong doanh nghiệp
Chương 3: Thiết kế và hợp lý hóa phương pháp lao động
3.1 Khái niệm, ý nghĩa của việc áp dụng phương pháp lao động hợp lý
3.2 Các nguyên tắc cơ bản để thiết kế phương pháp lao động hợp lý
3.3 Các phương pháp mô tả và lượng hóa phương pháp lao động
3.4 Trình tự tiến hành hợp lý hóa phương pháp lao động
Chương 4: Tổ chức phục vụ nơi làm việc
4.1 Nơi làm việc và yêu cầu nhiệm vụ của việc tổ chức và phục vụ nơi làm việc
4.2 Tổ chức nơi làm việc
4.3 Phục vụ nơi làm việc
Chương 5: Cải thiện điều kiện lao động và xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
5.1 Điều kiện lao động
5.2 Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
5.3 Các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp
Chương 6: Xây dựng và quản lý nhóm làm việc
6.1 Khái niệm nhóm làm việc, nhóm làm việc hiệu quả
6.2 Tạo động lực và kỷ luật lao động trong nhóm làm việc

Tài liệu tham khảo

Giáo trình

1. PGS. TS. Vũ Thị Mai, TS. Vũ Thị Uyên (2019). Tổ chức và định mức lao động. NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. ThS. Nguyễn Tấn Thịnh, TS. Cao Tô Linh, Bài giảng Tổ chức lao động, Trường ĐHBK Hà Nội, 2011
2. PGS. TS. Nguyễn Tiệp, Giáo trình Tổ chức lao động, NXB Lao động-Xã hội, 2008

3. PGS. TS. Nguyễn Tiệp, Định mức lao động (Tập I và II), NXB Lao động – Xã hội, 2008
4. ThS. Nguyễn Tấn Thịnh, Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, NXB Khoa học-Kỹ thuật, 2008

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

1. Lloyd L. Byars và Leslie W. Rue, Human Resources Management, NXB McGraw Hill, 2004

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  •  
  • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Học phần này nhằm giới thiệu đến người học việc sử dụng phần mềm mô phỏng, mô phỏng xem như là công cụ để phân tích vấn đề trong sản xuất và kinh doanh. Sau khóa học, người học có thể:

  • Hiểu khái niệm và vai trò của mô phỏng, xác định các thông số đầu vào của chương trình mô phỏng
  • Biết cách xây dựng mô hình mô phỏng.
  • Tiến hành chạy chương trình mô phỏng, làm các thử nghiệm và phân tích kết quả của mô phỏng

Học phần này bao gồm những chủ đề sau: Xây dựng biểu đồ sự kiện của mô hình rời rạc; Thông số đầu vào của mô hình mô phỏng; Thiết kế chương trình chạy mô phỏng; Phân tích đầu ra của chương trình; Kiểm nghiệm mô hình; Phần mềm mô phỏng; Các chương trình ứng dụng mô phỏng trong sản xuất và dịch vụ; Bài tập dự án mô phỏng.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1. Giới thiệu về mô phỏng hệ thống
1.1 Các thuật ngữ được dùng trong mô phỏng hệ thống
1.2 Hệ thống các sự kiện rời rạc và sự mô phỏng
1.3 Các loại mô phỏng
1.4 Biểu đồ sự kiện
1.5 Đọc biểu đồ sự kiện
1.6 Mô phỏng các sự kiện rời rạc và liên tục
1.7 Sự cần thiết sử dụng công cụ mô phỏng
Chương 2. Mô phỏng và hệ thống sản xuất
2.1 Nhắc lại một số khái niệm thống kê có liên quan 
2.2 Mô hình hóa hệ thống sản xuất
2.2.1 Hệ thống đơn biệt
2.2.2 Hệ thống nối tiếp
2.2.3 Hệ thống song song
2.2.4 Hệ thống mạng hỗn hợp
2.3 Bảng sự kiện của hệ thống sản xuất
2.4 Mô hình biểu đồ sự kiện trong hệ thống sản xuất
Chương 3. Cơ chế thực hiện mô phỏng
3.1 Các bước cơ bản của một bài toán mô phỏng
3.2 Sự ngẫu nhiên và cơ chế tạo chuỗi số ngẫu nhiên
3.3 Các phương pháp tạo sai lệch chuẩn ngẫu nhiên
3.3.1 Nghịch đảo hàm phân phối xác suất
3.3.2 Tạo phân phối Poisson không đồng nhất
3.3.3 Các phương pháp khác
3.4 Chuẩn hóa theo các hàm phân bố thống kê
Chương 4. Thiết kế thực nghiệm mô phỏng
4.1 Trạng thái trung gian và trạng thái ổn định
4.2 Các điều kiện khởi đầu
4.3 Xác định chiều dài mỗi lần chạy, số lần chạy
4.4 Tiêu chí dừng lần chạy
4.5 Kiểm chứng mô hình
Chương 5. Phân tích kết quả đầu ra
5.1 Vẽ biểu đồ sơ lược kết quả đầu ra
5.1.1 Biểu đồ gẫy khúc và biểu đồ đường thẳng
5.1.2 Biểu đồ phân tán
5.2 Tính toán các trị số trung bình
5.3 Kiểm chứng kết quả 
5.4 Phân tích histogram
Chương 6. Ứng dụng trong công nghiệp - phần mềm arena
6.1 Bài toán Bố trí sản xuất sử dụng công cụ mô phỏng
6.2 Bài toán Điều độ sản xuất sử dụng công cụ mô phỏng
6.3 Các bài toán khác

Tài liệu học tập
Sách tham khảo
Sách tham khảo tiếng Anh

1.    W. David Kelton, Randall P. Sadowski, Nancy B. Zupick. Simulaiton with Arena.  Mc.Graw - Hill.
2.    Averill M Law,W David Kelton, Simulation Modeling and Analysis, McGraw-Hill. 

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Khóa học nhằm mức đích cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng trong quản lý mua sắm sao cho hiệu quả, giảm thiểu chi phí cho công ty, nhưng vẫn duy trì được mức độ dịch vụ. Kết quả cuối cùng của quản lý mua sắm là tăng cường tính cạnh tranh của công ty thông qua mua nguyên vật liệu có chất lượng và chi phí thấp.

Sau khi kết thúc khóa học, sinh viên có thể

  • Hiểu được các nội dung cơ bản của hoạt động mua sắm
  • Thực hiện quá trình mua sắm hiệu quả
  • Biết các vận dùng các phương pháp, công cụ và chiến lược đàm phán để mua hàng hóa và dịch vụ
  • Quản lý và phối hợp với nhà cung cấp hiệu quả

Khóa học liên quan đến các kiến thức, kỹ năng về quản lý mua sắm như: nhận biết, đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp và tiên hành quá trình mua sắm hiệu quả.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Vai trò chiến lược của mua sắm và chuỗi cung ứng 
    1.1 Khái niệm cơ bản về mua sắm và chuỗi cung cấp
    1.2 Thiết lập lợi thế mua sắm thông qua đòn bẩy chiến lược trong mua sắm
    1.3 Hoạt động mua sắm của công ty
Chương 2: Cách tiếp cận chiến lược của mua sắm và chuỗi cung ứng
    2.1 Tìm hiểu về thị trường mua sắm và quản lý mối quan hệ trong mua sắm
    2.2 Đối tác và liên minh trong hoạt động mua sắm 
    2.3 Tìm nguồn mua bên ngoài: cơ hội và thách thức
    2.4 Nhận biết và đánh giá nguồn cung ứng
Chương 3: Tổ chức và năng lực của hoạt động mua sắm và chuỗi cung cấp 
    3.1 Năng lực và kỹ năng cần thiết trong mua sắm
    3.2 Xây dựng tổ chức hoạt động mua sắm
    3.3 Tái cấu trúc mua sắm và chuỗi cung cấp
    3.4 Đánh giá kết quả thực hiện mua sắm
Chương 4: Thành phần và năng lực trong mua sắm 
    4.1 Ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm
    4.2 Phân tích giá nhà cung cấp và chi phí trong mua sắm
    4.3. Đàm phán trong mua sắm
    4.4 Hợp đồng và quản lý hợp đồng mua sắm
    4.5 Quản lý chất lượng và quản lý kho vật tư
    4.6    Quản lý ngân quỹ và vận hành
    4.7 Đánh giá kết quả nhà cung cấp

Tài liệu học tập
Giáo trình
1.     Robert M. Monczka, Robert B. Handfield, Larry C. Giunipero, James L. Patterson (2020), Purchasing & Supply Chain Management, Cengage
Sách tham khảo
Sách tham khảo tiếng Anh
1.    Joseph l. Cavinato, J. L., Kauffman, R. G (2000)., The Purchasing Handbook A Guide For The Purchasing And Supply Professional, 6th edition, McGraw-Hill.
2.    Dimitri, E., Piga, G., & Spagnolo, G (2006). Handbook of procurement, Cambridge Univeristy Press.
3.    Ayers. J. B.(2000), Handbook of supply chain management. St Luis Press.
4.    Coyle, SW College (2003). The Management Of Business Logistics: A Suppy Chain Perspective, 7th edition.
5.    Sollish, F., Semanik, J. (2005). The Purchasing and Supply Manager’s Guide to the C.P.M. Exam. Harbor Light Press.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (60%) và điểm thi cuối kỳ (40%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 4.67 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): EM3417 (Quản trị sản xuất/Operations Management)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Học phần này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và ví dụ tình huống về Quản lý dự trữ cho đơn vị sản xuất và kinh doanh. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên có khả năng:

- Hiểu được vai trò của quản lý dự trữ trong sản xuất, kinh doanh, cách tính toán định lượng và cơ sở khoa học về quản lý dự trữ;

- Hiểu được vai trò quản lý kho và các mô hình quản lý kho hiện đại;

- Nắm được và vận dụng được các mô hình quản lý dự trữ;

- Các biện pháp cải tiến công tác quản lý dự trữ và kho trong sản xuất, kinh doanh.

Học phần sẽ bao gồm khái niệm chung cũng như các mô hình quản lý dự trữ, phương pháp đánh giá quản lý dự trữ của doanh nghiệp, đánh giá hệ thống kho hàng và từ đó có bước cải tiến cần thiết để nâng cao công tác quản lý dự trữ và kho hàng.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Giới thiệu chung về Quản lý dự trữ và kho hàng
1.1 Khái niệm dự trữ và kho hàng
1.2 Vai trò của dự trữ và kho hàng trong sản xuất kinh doanh
 1.3 Phân loại dự trữ
 1.4 Phân loại kho hàng
 1.5 Chi phí dự trữ và kho hàng
 1.6 Các vấn đề tồn kho và kho hàng thường gặp
 1.7 Chiến lược tồn kho và tồn kho đúng lúc JIT
 Chương 2: Mô hình dự trữ 
 2.1 Mô hình đặt hàng kinh tế
 2.2 Mô hình sản xuất theo mẻ
 2.3 Mô hình đặt hàng có giảm giá
 2.4 Thuật toán Wagner – Whitin
 2.5 Mô hình kiểm soát tồn kho liên tục và tồn kho định kỳ khi nhu cầu thay đổi
Chương 3: Quản lý kho hàng
3.1 Nội dung của quản lý kho hàng
Chương 4: Đánh giá và Cải tiến công tác Quản lý dự trữ và kho hàng
4.1 Đánh giá công tác quản lý dự trữ và kho hàng
4.2 Cải tiến công tác quản lý dự trữ và kho hàng

Tài liệu học tập
Sách tham khảo
Sách tham khảo tiếng Việt
1.    Nguyễn Nhu Phong (2005). Quản lý vật tư tồn kho.  Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh 
Sách tham khảo tiếng Anh
1.    Max Muller (2011). Essentials of Inventory Management.  Amacom
2.    Donald Waters (2009). Inventory Control and Management. John Wilet & Sons Ltd.
3.    Richard J. Tersine (1994). Principles of Inventory and Materials Management. Prentice Hall
4.    David E. Mulcahy and Joachim Sydow (2008). A supply chain logistics program for warehouse management. CRC Press, Taylor and Francis Group. 

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): EM3417 (Quản trị sản xuất/Operations Management)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức liên quan đến vận tải hàng hóa, các phương tiện vận tải và cách lựa chọn phương tiện vận tải. Ngoài ra khóa học này cung cấp cho người học những hiểu biết và kỹ thuật liên quan đến vận tải quốc tế, các dịch vụ giao nhận vận tải.

Nội dung chính của khóa học bao gồm:

  • Khái niệm và vai trò của vận tải hàng hóa
  • Các loại phương tiện vận tải và lựa chọn loại hình vận tải phù hợp
  • Vận tải đa phương thức
  • Các mô hình tối ưu vận tải
  • Chức năng chính và sự phát triển cảng biển
  • Cách quản lý điều hành cảng biển.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Giới thiệu về hệ thống vận tải và quản lý vận tải 
Chương 2: Hàng hóa vận tải và nhu cầu vận tải
Chương 3: Các phương thức vận tải
Chương 4: Chi phí và định giá dịch vụ vận tải
Chương 5: Các hệ thống vận tải thông minh

Tài liệu học tập
Sách giáo trình
1.    Jean-Paul Rodrigue (2020), The Geography of Transport Systems, Routledge
Sách tham khảo
Sách tham khảo tiếng Việt
1.    Nguyễn Như Tiến, (2011), Giáo trình Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
Sách tham khảo tiếng Anh
1.    Cascetta, Ennio. (2009), Transportation Systems Analysis: Models and Applications. 2nd ed., Springer 
2.    Sussman, Joseph. (2000), Introduction to Transportation Systems. Artech House Publishers.
3.    Sussman, Joseph. (2005), Perspectives on Intelligent Transportation Systems (ITS), Springer. 

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 4.67 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): EM3417 (Quản trị sản xuất/Operations Management)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Môn học này giúp sinh viên hiểu được vai trò của năng suất, cách tính năng suất. Qua khóa học này người học được cung cấp những cách cơ bản để tăng năng suất thông qua cải tiến hệ thống những nguồn lực đầu vào, và tăng đầu ra.

Nội dung chính của môn học bao gồm:

  • Định nghĩa và vai trò của năng suất đối với đơn vị sản xuất và dịch vụ
  • Đo lường năng suất
  • Các phương pháp cải tiến năng suất

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Tổng quan về năng suất và sự cần thiết phải Cải tiến năng suất
1.1    Khái niệm về năng suất
1.2    Sự cần thiết phải cải tiến năng suất
1.3    Các nội dung cơ bản của quy trình cải tiến năng suất
1.4    Các phương pháp cơ bản cải tiến năng suất
Chương 2: Đo lường năng suất và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
2.1 Khái niệm và công thức đo lường năng suất
2.2 Năng suất đơn lẻ và năng suất phức hợp
2.3 Các chuẩn và công cụ đo lường năng suất
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
Chương 3: Các phương pháp cải tiến năng suất
3.1 Phân tích công việc để cải tiến năng suất
3.2 Phân tích quy trình để cải tiến năng suất
3.3 Phân tích chuỗi thời gian để cải tiến năng suất
3.4 Phương pháp Kaizen
3.5 Phương pháp Triz
3.6 Các phương pháp khác
Chương 4: Thiết kế chương trình cải tiến năng suất 
4.1  Vai trò của các cấp quản lý và người vận hành trong việc cải tiến năng suất
4.2  Xây dựng mục tiêu và lựa chọn dự án cải tiến
4.3  Lập kế hoạch triển khai cải tiến năng suất
4.4  Đào tạo nguồn nhân lực triển khai cải tiến năng suất
4.5  Triển khai và đánh giá kết quả hoạt động cải tiến năng suất
4.6  Những vấn đề trong quá trình thực hiện cải tiến năng suất

Tài liệu học tập
Sách giáo khoa
1.    Nguyễn Danh Nguyên (2017), Bài giảng Cải tiến năng suất, Viện Kinh tế và Quản lý, Trường ĐHBK Hà Nội
Sách tham khảo
Sách tham khảo tiếng Việt
1.    Nguyễn Văn Nghiến (2008), Quản trị Sản xuất, Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà Nội.
Sách tham khảo tiếng Anh
1.    Pascal Dennis (2007), Lean Production Simplified, 2nd Edition, Productivity Press, New York, USA.
2.    Robert Maurer (2012), The Spirit of Kaizen: Creating Lasting Excellence One Small Step at a Time,  McGraw Hill Publisher, USA.
3.    Rother Mike (2012), Toyota Kata: Managing People for Improvement, Adaptiveness and Superior Results, 1st Edition, McGraw Hill Publisher, USA.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm  chính: điểm quá trình (60%) và điểm thi cuối kỳ (40%).

Internship
  • Khối lượng (Credits): 3(0-0-3-6) ~ 4.25 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): EM4311 (Quản trị nhân lực/Human Resource Management)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Mục tiêu của môn học này giúp sinh viên hiểu về mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất bao gồm người lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động để đảm bảo sự kết hợp giữa các yếu tố đó là tốt nhất; Hiểu được định mức lao động là công cụ quan trọng trong quản lý; Và nâng cao khả năng thích ứng của nguồn nhân lực với sự thay đổi của môi trường, tăng cường sử dụng mức lao động trong quản lý; Biết nhận diện và thu thập các tài liệu cần thiết qua sách vở, quan sát, phỏng vấn. Môn học gồm nội dung như sau:

  • Tổng quan về định mức lao động;
  • Các phương pháp nghiên cứu thời gian làm việc bằng khảo sát;
  • Phương pháp xây dựng định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phầm và một số công việc cụ thể trong doanh nghiệp;
  • Tổ chức thực hiện định mức lao động trong doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo

Giáo trình

1. PGS. TS. Vũ Thị Mai, TS. Vũ Thị Uyên (2019), Tổ chức và định mức lao động, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

Sách tham khảo

Sách tham khảo tiếng Việt

1. ThS. Nguyễn Tấn Thịnh, TS. Cao Tô Linh (2011). Bài giảng Tổ chức lao động. Trường ĐHBK Hà Nội
2. PGS. TS. Nguyễn Tiệp (2008). Giáo trình Tổ chức lao động. NXB Lao động-Xã hội.
3. PGS. TS. Nguyễn Tiệp, Định mức lao động (Tập I và II), NXB Lao động – Xã hội, 2008
4. ThS. Nguyễn Tấn Thịnh (2008). Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp. NXB Khoa học-Kỹ thuật

Sách tham khảo tiếng Anh

1. Lloyd L. Byars và Leslie W. Rue (2004). Human Ressources Management. NXB Mc Graw Hill

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng (Credits): 3(0-0-3-6) ~ 4.25 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): EM3417 (Quản trị sản xuất/Operations Management)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Môn học này giúp sinh viên hiểu được vai trò của năng suất, cách tính năng suất. Qua khóa học này người học được cung cấp những cách cơ bản để tăng năng suất thông qua cải tiến hệ thống những nguồn lực đầu vào, và tăng đầu ra.

Nội dung chính của môn học bao gồm:

  • Định nghĩa và vai trò của năng suất đối với đơn vị sản xuất và dịch vụ
  • Đo lường năng suất
  • Các phương pháp cải tiến năng suất

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Tổng quan về năng suất và sự cần thiết phải Cải tiến năng suất
1.1    Khái niệm về năng suất
1.2    Sự cần thiết phải cải tiến năng suất
1.3    Các nội dung cơ bản của quy trình cải tiến năng suất
1.4    Các phương pháp cơ bản cải tiến năng suất
Chương 2: Đo lường năng suất và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
2.1 Khái niệm và công thức đo lường năng suất
2.2 Năng suất đơn lẻ và năng suất phức hợp
2.3 Các chuẩn và công cụ đo lường năng suất
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
Chương 3: Các phương pháp cải tiến năng suất
3.1 Phân tích công việc để cải tiến năng suất
3.2 Phân tích quy trình để cải tiến năng suất
3.3 Phân tích chuỗi thời gian để cải tiến năng suất
3.4 Phương pháp Kaizen
3.5 Phương pháp Triz
3.6 Các phương pháp khác
Chương 4: Thiết kế chương trình cải tiến năng suất 
4.1  Vai trò của các cấp quản lý và người vận hành trong việc cải tiến năng suất
4.2  Xây dựng mục tiêu và lựa chọn dự án cải tiến
4.3  Lập kế hoạch triển khai cải tiến năng suất
4.4  Đào tạo nguồn nhân lực triển khai cải tiến năng suất
4.5  Triển khai và đánh giá kết quả hoạt động cải tiến năng suất
4.6  Những vấn đề trong quá trình thực hiện cải tiến năng suất

Tài liệu học tập
Sách giáo khoa
1.    Nguyễn Danh Nguyên (2017), Bài giảng Cải tiến năng suất, Viện Kinh tế và Quản lý, Trường ĐHBK Hà Nội
Sách tham khảo
Sách tham khảo tiếng Việt
1.    Nguyễn Văn Nghiến (2008), Quản trị Sản xuất, Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà Nội.
Sách tham khảo tiếng Anh
1.    Pascal Dennis (2007), Lean Production Simplified, 2nd Edition, Productivity Press, New York, USA.
2.    Robert Maurer (2012), The Spirit of Kaizen: Creating Lasting Excellence One Small Step at a Time,  McGraw Hill Publisher, USA.
3.    Rother Mike (2012), Toyota Kata: Managing People for Improvement, Adaptiveness and Superior Results, 1st Edition, McGraw Hill Publisher, USA.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm  chính: điểm quá trình (60%) và điểm thi cuối kỳ (40%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4)
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Môn học nhằm mục đích nâng cao kiến thức, kỹ năng về đọc hiểu, kỹ năng viết và dịch Anh Việt trong lĩnh vực quản lý công nghiệp

Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có thể:

  • Biết các tăng tốc độ và khả năng hiểu trong khi đọc sách và tạp chí chuyên ngành
  • Hiểu được các thuật ngữa sử dụng trong sách, tài liệu kỹ nghệ công nghiệp
  • Ứng dụng kỹ thuật viết để có bài viết hiệu quả

Môn học gồm những nội dung chính sau: lý thuyết về đọc nhanh và viết hiệu quả, kỹ năng đọc các sách chuyên ngành kỹ sư công nghiệp như: quản lý nhân sự, sản xuất, Logistics, chuỗi cung ứng, kiểm soát chất lượng, quản lý dự án, lập kế hoạch và lịch biểu sản xuất

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Các vấn đề cơ bản về chất lượng 
1.1 Khái niệm chất lượng
1.2 Thành phần để thành công 
1.3 Sự phát triển của chất lượng hiện đại
1.4 Các nhà quản lý chất lượng: Demming, Juran, Crosby..
Chương 2: Cải tiến chất lượng: tiếp cận theo giải quyết vấn đề 
2.1 Giải quyết vấn đề
2.2 Các bước trong cải tiến quá trình 
2.3 Lập kế hoạch
2.4 Thực hiện
2.5 Nghiên cứu
2.6 Hành động
Chương 3: Biểu đồ kiểm soát
3.1 Sử dụng thống kê trong đảm bảo chất lượng
3.2 Tổng thể vs mẫu
3.3 Thu thập dữ liệu
3.4 Đo lường
3.5 Phân tích dữ liệu
3.6 Phân phối chuẩn
3.7 Các chức năng của biểu đồ kiểm soát 
3.8 Sai lệch
3.9 Biểu đồ X và R
Chương 4: Năng lực quá trình
4.1 Giá trị cá nhân so sánh với giá trị trung bình
4.2 Ước tính sigma cho tổng thể từ dữ liệu của mẫu
4.3 Giới hạn kiểm soát so với giới hạn thông số kỹ thuật
4.4 Tính toán chỉ số năng lực quá trình
Chương 5: Biểu đồ kiểm soát thuộc tính
5.1 Lý thuyết xác suất
5.2 Phân bố rời rạc
5.3 Phân bố liên tục
5.4 Mối liên hệ giữa các phân phối và khoảng gần đúng
5.5 Thuộc tính
5.6 Biểu đồ cho các đơn vị không phù hợp
5.6 Biểu đồ đếm sự không phù hợp
Chương 6: mở rộng phạm vi chất lượng 
6.1 Độ tin cậy
6.2 Các chương trình tin cậy
6.3 Đường vòng đời sản phẩm 
6.4 Đo lường độ tin cậy
6.5 Kỹ thuật tin cậy
Chương 7: Chi phí chất lượng 
7.1 Chi phí chất lượng là gì
7.3 Hệ thống đo lường chi phí – chất lượng
Chương 8: Trách nhiệm với sản phẩm 
8.1 Bảo hành
8.2 Chương trình kiểm soát thiệt hại chất lượng 
Chương 9: So sánh chuẩn và kiểm toán
9.1 So sánh chuẩn
9.2 Kiểm toán chất lượng 

Tài liệu học tập
Sách tham khảo:
1. TS. Dương Mạnh Cường, (2016). Bài giảng kiểm soát chất lượng. 
Tài liệu bằng tiếng Việt
1. Nguyễn Quang Toản (1996). TQM và ISO 9000. Nhà xuất bản thống kê năm.
2. Đặng Minh Trang (1996). Quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp. Nhà xuất bản thống kê.
3. Lê Anh Tuấn; ISO 9000- tài liệu hướng dẫn thực hiện; Trung tâm thông tin khoa học- kỹ thuật hóa chất, 1999
4. Nguyễn Quốc Cừ (2000). Quản lý chất lượng sản phẩm theo TQM & ISO 9000. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật,2000.
5. Nguyễn Đình Phan (2002). Quản lý chất lượng trong các tổ chức. Nhà xuất bản giáo dục.
6. Đặng Đình Cung (2002). Bảy công cụ quản lý chất lượng. Nhà xuất bản trẻ 
Tài liệu bằng tiếng Anh
1. Donna C. S. Summers (2010). Quality, 5th ed. Prentice-Hall
 2. Jonh S.Oakland (1994). Quản lý chất lượng đồng bộ. Nhà xuất bản thống kê

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (60%) và điểm thi cuối kỳ (40%).

  • Khối lượng (Credits): 3(1-4-0-6) ~ 4.25 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Chuyên đề nhằm mục đích giúp sinh viên vận dụng, tổng hợp các kiến thức học và thực hành ngay tại doanh nghiệp, nhận diện những vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải, những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý của doanh nghiệp và tạo cơ sở để làm khóa luận tốt nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ: kể tên được các nội dung chính cần phải thu thập dữ liệu và phân tích trong lĩnh vực thực tập tại doanh nghiệp; biết cách lập kế hoạch và thực hiện việc thu thập dữ liệu thực tế về kế toán/kiểm toán của doanh nghiệp theo yêu cầu của chuyên đề; biết cách đánh giá được mức độ hoạt động của doanh nghiệp; nhận diện được những vấn đề chính mà doanh nghiệp đang gặp phải; định hướng được tên đề tài khóa luận tốt nghiệp hợp lý.

Sinh viên đăng ký thực tập tại doanh nghiệp trong 6 tháng sẽ được giới thiệu liên hệ nơi thực tập là một cơ sở kinh doanh có phối hợp đào tạo với doanh nghiệp. Kết thúc giai đoạn thực tập tốt nghiệp, sinh viên phải nộp quyển báo cáo chuyên đề. Báo cáo chuyên đề gồm 3 phần chính: (1) giới thiệu chung về doanh nghiệp; (2) phân tích tình hình trong lĩnh vực được giao thực tập; và (3) đánh giá chung và lựa chọn đề tài tốt nghiệp.

Nội dung học phần

Chương 1. Kế hoạch làm việc hàng tuần
Chương 2. Giới thiệu
2.1 Giới thiệu chung về Công ty 
2.2 Lĩnh vực công nghiệp và khách hàng 
2.3 Công nghệ trong sản xuất và dịch vụ 
2.4 Tổ chức 
Chương 3. Phân tích tổng thể
3.1 Phân tích đầu và /đầu ra 
3.2 Bố trí mặt bằng 
3.3 Vị trí 
Chương 4. Hệ thống thông tin quản lý
4.1 Ra quyết định 
4.2 Hệ thống hỗ trợ quyết định 
Nếu công ty của bạn là một công ty sản xuất, hãy tiếp tục với Phần 5. Nếu đó là một công ty dịch vụ, hãy bỏ qua Phần 6. 
Chương 5. Hệ thống sản xuất
5.1 Nguyên vật liệu
5.2 Phương thức sản xuất 
5.3 Bố trí sản xuất 
5.4 Xử lý vật liệu/bốc xếp hàng 
5.5 Quy trình sản xuất 
5.6 Chi phí sản xuất 
5.7 Năng suất 
5.8 Lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất 
5.9 Kho 
5.10 Phân bổ nguồn lực 
5.11 Yêu cầu lực lượng lao động 
Chương 6. Hệ thống dịch vụ
6.1 Luồng quy trình và thông tin 
6.2 Phân loại quy trình
6.3 Back Office 
6.4 Chi phí
6.5 Năng suất 
6.6 Lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động dịch vụ
6.7 Quyết định lập kế hoạch 
6.8 Quản lý hàng tồn kho
6.9 Nhu cầu làm mịn
6.10 Hàng đợi
6.11 Lập kế hoạch lực lượng lao động
Chương 7. Lập kế hoạch và kiểm soát chất lượng
7.1 Chất lượng của một sản phẩm hoặc dịch vụ
7.2 Tính năng chất lượng
7.3 Đảm bảo chất lượng
7.4 Công cụ đảm bảo chất lượng
7.5 Chi phí chất lượng
Chương 8. Kết thúc

8.1 Kết thúc
8.2 Đánh giá nhanh

Cách thức đánh giá học phần

Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính:

  • Điểm của GV hướng dẫn căn cứ theo tiến trình làm chuyên đề và chất lượng của chuyên đề: 50%
  • Điểm của GV chấm tại buổi bảo vệ chuyên đề theo hình thức thi vấn đáp: 50%
  • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 4.67 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): EM3417 (Quản trị sản xuất/Operations Management)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Học phần này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và ví dụ tình huống về Quản lý dự trữ cho đơn vị sản xuất và kinh doanh. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên có khả năng:

- Hiểu được vai trò của quản lý dự trữ trong sản xuất, kinh doanh, cách tính toán định lượng và cơ sở khoa học về quản lý dự trữ;

- Hiểu được vai trò quản lý kho và các mô hình quản lý kho hiện đại;

- Nắm được và vận dụng được các mô hình quản lý dự trữ;

- Các biện pháp cải tiến công tác quản lý dự trữ và kho trong sản xuất, kinh doanh.

Học phần sẽ bao gồm khái niệm chung cũng như các mô hình quản lý dự trữ, phương pháp đánh giá quản lý dự trữ của doanh nghiệp, đánh giá hệ thống kho hàng và từ đó có bước cải tiến cần thiết để nâng cao công tác quản lý dự trữ và kho hàng.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Giới thiệu chung về Quản lý dự trữ và kho hàng
1.1 Khái niệm dự trữ và kho hàng
1.2 Vai trò của dự trữ và kho hàng trong sản xuất kinh doanh
 1.3 Phân loại dự trữ
 1.4 Phân loại kho hàng
 1.5 Chi phí dự trữ và kho hàng
 1.6 Các vấn đề tồn kho và kho hàng thường gặp
 1.7 Chiến lược tồn kho và tồn kho đúng lúc JIT
 Chương 2: Mô hình dự trữ 
 2.1 Mô hình đặt hàng kinh tế
 2.2 Mô hình sản xuất theo mẻ
 2.3 Mô hình đặt hàng có giảm giá
 2.4 Thuật toán Wagner – Whitin
 2.5 Mô hình kiểm soát tồn kho liên tục và tồn kho định kỳ khi nhu cầu thay đổi
Chương 3: Quản lý kho hàng
3.1 Nội dung của quản lý kho hàng
Chương 4: Đánh giá và Cải tiến công tác Quản lý dự trữ và kho hàng
4.1 Đánh giá công tác quản lý dự trữ và kho hàng
4.2 Cải tiến công tác quản lý dự trữ và kho hàng

Tài liệu học tập
Sách tham khảo
Sách tham khảo tiếng Việt
1.    Nguyễn Nhu Phong (2005). Quản lý vật tư tồn kho.  Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh 
Sách tham khảo tiếng Anh
1.    Max Muller (2011). Essentials of Inventory Management.  Amacom
2.    Donald Waters (2009). Inventory Control and Management. John Wilet & Sons Ltd.
3.    Richard J. Tersine (1994). Principles of Inventory and Materials Management. Prentice Hall
4.    David E. Mulcahy and Joachim Sydow (2008). A supply chain logistics program for warehouse management. CRC Press, Taylor and Francis Group. 

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 3(2-1-1-6) ~ 4.67 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): EM3417 (Quản trị sản xuất/Operations Management)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Giúp sinh viên có kiến thức chuyên sâu về các phương pháp lập kế hoạch sản xuất, các mô hình tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất đã được lập và kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất như thế nào trên hệ thống sản xuất cứng của doanh nghiệp. Giúp sinh viên có khả năng tư duy, kết nối các hoạt động sản xuất đơn lẻ thành một hoạt động tổng thể lô-gích trong một doanh nghiệp. Giúp sinh viên có khả năng thực hiện các chức năng của hoạt động sản xuất như lập kế hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất và kiểm soát quá trình sản xuất.

Môn học sẽ cung cấp những nền tảng lý thuyết quan trọng về hệ thống kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, những vấn đề chính của việc vận hành các kế hoạch và những phương pháp, công cụ phân tích, tính toán định lượng và định tính để giúp giải quyết những vấn đề về kế hoạch đó. Nội dung chính của học phần: Những khái niệm cơ bản về Kế hoạch sản xuẩt; Dự báo và năng lực sản xuất; Hệ thống kế hoạch sản xuất; Tổ chức kế hoạch sản xuất; Các công cụ phần mềm phục vụ lập và triển khai kế hoạch sản xuất.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: 
Tổng quan về lập kế hoạch và điều độ sản xuất
1.1 Khái niệm, vai trò của lập kế hoạch và điều độ sản xuất
1.2 Nội dung lập kế hoạch và điều độ sản xuất
1.3 Phân loại lập kế hoạch
1.4 Các hệ thống lập kế hoạch sản xuất 
Chương 2: Hoạch định tổng hợp 
2.1 Xác định năng lực
2.2 Nội dung hoạch định tổng hợp 
2.3 Phương pháp hoạch định
2.4 Xây dựng lịch trình sản xuất 
Chương 3: Điều độ sản xuất
3.1 Khái niệm và nội dung điều độ
3.2 Xác định trình tự công việc
3.3 Các mô hình điều độ
Chương 4: Điều độ sản xuất dự án
4.1 Lập kế hoạch sản xuất dự án
4.2 Điều độ sản xuất dự án
Chương 5: Lý thuyết xếp hàng 
5.1 Tổng quan lý thuyết xếp hàng
5.2 Các mô hình xếp hàng

Tài liệu học tập
Sách tham khảo
Sách tham khảo tiếng Việt
1.    Nguyễn Văn Nghiến (2001). Quản lý Sản xuất . Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
2.    Đặng Minh Trang (2004). Quản trị Sản xuất và tác nghiệp. Nhà xuất bản Thống kê.
3.    Đồng thị Thanh Phương  (2004). Quản trị Sản xuất và Dịch vụ.  Nhà xuất bản Thống kê.  
Sách tham khảo tiếng Anh
1.    Chase, Jacobs and Aquilano (2006). Operation Management for Competitive Advantage. McGraw Hill International Edition, New York 
2.    Vollman-Berry-Whybark (1997). Manufacturing Planning and Control Systems. McGraw Hill. 
3.    Norman Gaither and Greg Frazier (1999). Production and Operations Management, South-Western College Publishing, Ohio. 

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

Quản trị năng suất
  • Khối lượng: 2 (0-0-4-8)
  • Đối tượng tham dự: Sinh viên ngành Quản lý công nghiệp.
  • Học phần học trước: Không
  • Học phần song hành:  Không

Mục tiêu

Thực tập chuyên ngành quản lý công nghiệp nhằm mục đích giúp sinh viên tìm hiểu, thu thập các tài liệu thực tế ở doanh nghiệp; đồng thời vận dụng kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá các lĩnh vực quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp, từ đó đề xuất hướng đề tài tốt nghiệp.

Nội dung học phần

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp

1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

1.4. Khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

PHẦN II: PHÂN TÍCH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

2.2 Tìm hiểu công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất.

2.3 Tìm hiểu công tác quản lý vật tư.

2. 4 Phân tích quản lý lao động và tiền lương

2.5 Phân tích tình hình quản lý cải tiến năng suất trong doanh nghiệp

Tài liệu tham khảo

Toàn bộ tài liệu liên quan đến các một học cốt lõi ngành.

Cách đánh giá học phần

Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng: 3(3-1-0-6)
  • Học phần tiên quyết: Không
  • Học phần học trước: EM3417 (Quản trị sản xuất)
  • Học phần song hành: Không

Mục tiêu

Khóa học này giúp sinh viên hiểu về quản lý năng suất trong sản xuất, năng suất cho các loại hình sản xuất khác nhau và áp dụng các kỹ thuật để cải thiện năng suất. Nội dung của khóa học bao gồm:

  • Khái niệm về năng suất sản xuất;
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sản xuất;
  • Các loại hình sản xuất;
  • Kỹ thuật cải thiện năng suất.

Nội dung học phần

Chương 1. Giới thiệu tổng quan về năng suất trong sản xuất

1.1 Định nghĩa năng suất, quản lý năng suất trong sản xuất
1.2 Loại hình sản xuất
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng

Chương 2. Quản lý năng suất toàn diện

2.1 Hệ thống quản lý năng suất toàn diện
2.2 Triển khai quản lý năng suất toàn diện
2.3 Các loại hình năng suất

Chương 3.Kỹ thuật quản lý năng suất

3.1 Phân tích và thiết kế công việc
3.2 Phương pháp JIT (Just-in-time)
3.3 Kiểm soát chất lượng
3.4 Phân tích chuỗi giá trị sản xuất

Chương 4. Các công cụ cải thiện năng suất trong sản xuất

4.1 Cân bằng chuyền sản xuất
4.2 Giảm thời gian đổi dây chuyền
4.3 Kanban
4.4 Quản lý trực quan
4.5 Jidoka trong sản xuất (tự động hóa linh hoạt)

Tài liệu học tập

1. Pascal Dennis (2007), Lean Production Simplified, 2nd Edition, Productivity Press, New York, USA.
2. Robert Maurer (2012), The Spirit of Kaizen: Creating Lasting Excellence One Small Step at a Time, McGraw Hill Publisher, USA.
3. Rother Mike (2012), Toyota Kata: Managing People for Improvement, Adaptiveness and Superior Results, 1st Edition, McGraw Hill Publisher, USA.

Cách đánh giá học phần

Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng: 3(3-1-0-6)
  • Học phần tiên quyết: Không
  • Học phần học trước: EM4417, EM4446
  • Học phần song hành: Không

Mục tiêu

Nội dung mô đun này giúp sinh viên:

  • Hiểu về việc quản lý năng suất trong dịch vụ và cải tiến năng suất.
  • Hiểu các loại hình và đặc điểm của dịch vụ, cũng như sự khác biệt giữa hoạt động dịch vụ và quản lý sản xuất.
  • Hiểu phương pháp đo lường và quản lý năng suất.
    Hiểu và tính toán chỉ số hiệu quả năng suất.
  • Xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trong dịch vụ.
  • Áp dụng các công cụ và kỹ thuật để cải thiện năng suất trong dịch vụ.
  • Xây dựng chương trình quản lý tổng năng suất.

Nội dung học phần

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về năng suất trong dịch vụ 
Chương 2: Dòng chảy quá trình dịch vụ
Chương 3: Cải tiến quá trình dịch vụ
Chương 4: Quản lý năng suất dịch vụ

Tài liệu học tập

1. Pascal Dennis (2007), Lean Production Simplified, 2nd Edition, Productivity Press, New York, USA.
2. Robert Maurer (2012), The Spirit of Kaizen: Creating Lasting Excellence One Small Step at a Time, McGraw Hill Publisher, USA.
3. Rother Mike (2012), Toyota Kata: Managing People for Improvement, Adaptiveness and Superior Results, 1st Edition, McGraw Hill Publisher, USA.

Cách đánh giá học phần

Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng: 2(2-1-0-4)
  • Học phần tiên quyết:  Không
  • Học phần học trước: EM3417 (Quản trị sản xuất)
  • Học phần song hành:  Không

Mục tiêu

Cung cấp kiến thức cơ bản và hiện đại về hệ thống sản xuất và dịch vụ trong kỷ nguyên số (Digital Age). Cung cấp các giải pháp tăng năng suất lao động, phạm vi áp dụng công nghệ số hóa trong các lĩnh vực sản xuất và thương mại, đồng thời cũng cung cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, năng suất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sinh viên cũng có thể áp dụng các biện pháp số hóa trong một số công việc nhất định có tính cá nhân hàng ngày, từ đó hiểu thêm về vai trò của số hóa trong đời sống xã hội.

 

Tài liệu học tập

1. K. Dery, I. M. Sebastian, and N. van der Meulen, “The Digital Workplace is Key to Digital Innovation,” MIS Quarterly Executive, vol. 16, no. 135, pp. 135 – 152, 2017.
2. G. C. Kane, M. Alavi, G. Labianca, and S. P. Borgatti, “What’s different about social media networks? a framework and research agenda,” MIS quarterly, vol. 38, no. 1, pp. 275–304, 2014.
3. P. M. Leonardi, M. Huysman, and C. Steinfield, Page 346 “Enterprise social media: Definition, history, and prospects for the study of social technologies in organizations,” Journal of Computer-Mediated Communication, vol. 19, no. 1, pp. 1–19, 2013.
4. M. Kugler, S. Dittes, S. Smolnik, and A. Richter, ¨ “Connect me! antecedents and impact of social connectedness in enterprise social software,” Business & Information Systems Engineering, vol. 57, no. 3, pp. 181–196, 2015.
5. S. Richter and A. Richter, “Digital nomads,” Business & Information Systems Engineering, vol. 62, no. 1, pp. 77–81, 2020.
6. R. Ayyagari, V. Grover, and R. Purvis, “Technostress: technological antecedents and implications,” MIS Quartely, vol. 35, no. 4, pp. 831–858, 2011.
7. M. Tarafdar, A. Gupta, and O. Turel, “The dark side of information technology use,” Information Systems Journal, vol. 23, no. 3, pp. 269–275, 2013.
8. M. Mazmanian, W. J. Orlikowski, and J. Yates, “The autonomy paradox: The implications of mobile email devices for knowledge professionals,” Organization science, vol. 24, no. 5, pp. 1337–1357, 2013.
9. K. Janardhan, “Minimize distractions and stay focused with AI-powered updates in Microsoft 365.” https://tinyurl.com/minimisedistractionsJanardhan, 2016. Retrieved February 29, 2020.
10. I. Seeber, E. A. C. Bittner, R. O. Briggs, G. de Vreede, T. de Vreede, D. A. Druckenmiller, R. Maier, A. B. Merz, S. Oeste-Reiß, N. L. Randrup, G. Schwabe, and M. Sollner, “Machines as teammates: A collaboration ¨ research agenda,” in 51st Hawaii International Conference on System Sciences HICSS (T. Bui, ed.), pp. 1–10, AIS Electronic Library (AISeL), 20186.

 

Cách thức đánh giá học phần

Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng: 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ETCs
  • Học phần tiên quyết: Không
  • Học phần học trước: Không
  • Học phần song hành: Không

Mục tiêu

Học phần cũng trang bị cho sinh viên hiểu biết về các quy trình thiết kế, các công cụ phân tích định tính, định lượng trong kinh tế và các hiểu biết khác có liên quan phục vụ quá trình ra các quyết định trong thiết kế hệ thống sản xuất. Các nội dung cụ thể đề cập tới thiết kế sản phẩm, dịch vụ, quy trình công nghệ sản xuất, quy trình cung ứng dịch vụ, lựa chọn vị trí sản xuất và bố trí mặt bằng sản xuất…
Đây là những nền tảng lý thuyết quan trọng trong quản trị sản xuất, có ảnh hưởng chiến lược và lâu dài tới năng lực cạnh tranh của các hệ thống sản xuất.
Ngoài ra môn học cũng cung cấp cho sinh viên các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình cần thiết để làm việc trong môi trường doanh nghiệp sau này.

Nội dung học phần

Chương 1: Khái quát về hệ thống sản xuất và thiết kế hệ thống sản xuất
1.1. Khái niệm về hệ thống
1.2. Khái niệm về thiết kế hệ thống
1.3. Khái niệm về hệ thống sản xuất
1.4. Kết cấu hệ thống sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng tới kết cấu hệ thống sản xuất

1.5. Tầm quan trọng của thiết kế hệ thống sản xuất trong quản trị sản xuất
1.6. Các nội dung chính và các phương pháp thiết kế hệ thống sản xuất
1.7. Các bài tập chương

Chương 2. Quy hoạch công suất chiến lược
2.1. Khái niệm về công suất
2.2. Phân loại về công suất
2.3. Hoạch định công suất chiến lược (SCP)
2.4. Các bài tập thực hành chương

Chương 3. Thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ
3.1. Các nguyên nhân và mục tiêu thiết kế sản phẩm mới
3.2. Quy trình thiết kế sản phẩm mới
3.3. Các quan điểm trong thiết kế sản phẩm mới
3.4. Độ tin cậy của sản phẩm

3.5. Khái niệm và phân loại về quy trình công nghệ
3.6. Thiết kế quy trình công nghệ
3.7. Các phương pháp trợ giúp thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ
3.8. Các bài tập thực hành chương

Chương 4. Thiết kế dịch vụ
4.1 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ
4.2 Phân loại dịch vụ
4.3. Nội dung thiết kế hệ thống cung cấp dịch vụ

4.4. Lý thuyết xếp hàng
4.5. Mở rộng ứng dụng lý thuyết xếp hàng trong các lĩnh vực khác nhau
4.6. Các bài tập thực hành chương

Chương 5. Lựa chọn vị trí sản xuất
5.1. Tầm quan trọng của việc lựa chọn vị trí sản xuất
5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn vị trí sản xuất
5.3. Các phương pháp trợ giúp lựa chọn vị trí sản xuất

5.4. Các xu hướng lựa chọn vị trí sản xuất trên thế giới
5.5. Các bài tập thực hành chương

Chương 6. Bố trí mặt bằng sản xuất
6.1. Khái niệm và tầm quan trọng của bố trí mặt bằng sản xuất
6.2. Các yêu cầu về bố trí mặt bằng sản xuất
6.3. Các chiến lược bố trí mặt bằng sản xuất

6.4. Bố trí mặt bằng sản xuất theo chuyên môn hóa sản phẩm

6.5. Bố trí mặt bằng sản xuất theo chuyên môn hóa công nghệ và các phương pháp trợ giúp
6.6. Các bài tập luyện tập chương

Tài liệu tham khảo

Giáo trình
1. Nguyễn Thành Hiếu, Trương Đức Lực & Nguyễn Đình Trung. 2018. Giáo trình Quản trị tác nghiệp. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Nguyễn Văn Nghiến. 2009. Quản lý sản xuất và tác nghiệp. Nhà xuất bản giáo dục.
Sách tham khảo
1. Nguyễn Đình Trung. 2011. Bài tập quản trị tác nghiệp. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. William J. Stevenson. 2021. Operation Management. McGraw-Hill Companies. ISBN13: 9781260238891. 14th Edition.
3. Jay Heizer, Barry Render, Chuck Munson. 2017. Operations Management: suistainability and supply chain management. Published by Pearson. ISBN: 13:0-13-413042-2. 12th Edition.

Cách thức đánh giá học phần

Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng: 3(2-2-0-6) ~ 4.67 ETCs
  • Học phần tiên quyết: Không
  • Học phần học trước: EM3417 (Quản trị sản xuất)
  • Học phần song hành: Không

Mục tiêu

Học phần này giúp sinh viên hiểu được vai trò của năng suất, cách tính năng suất. Qua khóa học này người học được cung cấp những cách cơ bản để tăng năng suất thông qua cải tiến hệ thống những nguồn lực đầu vào, và tăng đầu ra. Nội dung chính của môn học bao gồm: định nghĩa và vai trò của năng suất đối với đơn vị sản xuất và dịch vụ, đo lường năng suất và các phương pháp cải tiến năng suất.

Nội dung học phần

Chương 1: Tổng quan về năng suất và sự cần thiết phải Cải tiến năng suất
1.1 Khái niệm về năng suất
1.2 Sự cần thiết phải cải tiến năng suất
1.3 Các nội dung cơ bản của quy trình cải tiến năng suất
1.4 Các phương pháp cơ bản cải tiến năng suất
Chương 2: Đo lường năng suất và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
2.1 Khái niệm và công thức đo lường năng suất
2.2 Năng suất đơn lẻ và năng suất phức hợp
2.3 Các chuẩn và công cụ đo lường năng suất
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
Chương 3: Các phương pháp cải tiến năng suất
3.1 Phân tích công việc để cải tiến năng suất
3.2 Phân tích quy trình để cải tiến năng suất
3.3 Phân tích chuỗi thời gian để cải tiến năng suất
3.4 Phương pháp Kaizen
3.5 Phương pháp Triz
3.6 Các phương pháp khác
Chương 4: Thiết kế chương trình cải tiến năng suất
4.1 Vai trò của các cấp quản lý và người vận hành trong việc cải tiến năng suất
4.2 Xây dựng mục tiêu và lựa chọn dự án cải tiến
4.3 Lập kế hoạch triển khai cải tiến năng suất
4.4 Đào tạo nguồn nhân lực triển khai cải tiến năng suất
4.5 Triển khai và đánh giá kết quả hoạt động cải tiến năng suất
4.6 Những vấn đề trong quá trình thực hiện cải tiến năng suất

Tài liệu học tập

Sách giáo trình
1. Nguyễn Danh Nguyên (2017), Bài giảng Cải tiến năng suất, Viện Kinh tế và Quản lý, Trường ĐHBK Hà Nội
Sách tham khảo
Sách tham khảo tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Nghiến (2008), Quản trị Sản xuất, Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà Nội.
Sách tham khảo tiếng Anh
1. Pascal Dennis (2007), Lean Production Simplified, 2nd Edition, Productivity Press, New York, USA.
2. Robert Maurer (2012), The Spirit of Kaizen: Creating Lasting Excellence One Small Step at a Time, McGraw Hill Publisher, USA.
3. Rother Mike (2012), Toyota Kata: Managing People for Improvement, Adaptiveness and Superior Results, 1st Edition, McGraw Hill Publisher, USA

Cách đánh giá học phần

Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm
chính: điểm quá trình (60%) và điểm thi cuối kỳ (40%).

  • Khối lượng (Credits): 2(1-2-0-4) ~ 3.25 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu
Thông qua việc học học phần này, sinh viên có thể nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và cá nhân của mình. Nó sẽ thúc đẩy và giúp đỡ sinh viên trong công việc và học tập trong tương lai thông qua các khái niệm và lý thuyết cơ bản về nhóm, các kỹ năng cá nhân cơ bản và kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân.. 

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1. Nhóm và làm việc nhóm 
Chương 2. Kỹ năng cá nhân cơ bản
Chương 3. Kỹ năng giao tiếp cá nhân
Chương 4: Kỹ năng làm việc nhóm

Tài liệu học tập
[1] Trish Summerfield, Anthony Strano, Tư duy tích cực, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2015.
[2] Stephen R. Covey, 7 thói quen của người làm việc hiệu quả, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2007.
[3] Allan & Barbara Pease, Ngôn ngữ cơ thể, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2016.
English References
[4] Robert Cialdini, The Psychology of Persuasion, Society-Labour Publisher, 2018

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng (Credits): 2(1-2-0-4) ~ 3.25 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu
Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức tâm lý tổng quan liên quan đến các quy luật tâm lý, cơ sở sinh lý thần kinh của các hiện tượng tâm lý trong hoạt động nghề nghiệp, sự vận dụng các quy luật tâm lý trong quá trình nhận thức, hoạt động sáng tạo, tư duy sáng tạo, mô hình hóa và mô phỏng hành vi của con người. Học sinh có thể áp dụng những kiến thức này để cải thiện sự tương tác của con người với máy móc và thiết bị; đổi mới công nghệ phù hợp với yếu tố con người; và cải thiện môi trường làm việc thân thiện với con người hơn. Học phần này cũng phát triển tư duy khoa học, khả năng sáng tạo trong ứng dụng khoa học tâm lý vào quá trình học tập và công việc sau này của sinh viên.  

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1. Giới thiệu về các mô hình tâm lý
Chương 2. Giới hạn về tri giác và vận động
Chương 3. Sự chú ý và đa nhiệm
Chương 4: Trí nhớ làm việc và nhận thức tình huống
Chương 5: Suy nghĩ và ra quyết định
Chương 6: Trí tưởng tượng và sự sáng tạo
Chương 7. Mô hình hóa và mô phỏng hành vi của con người

Tài liệu học tập 
Giáo trình 
[1] Nguyễn Quang Uẩn (tác giả chính), Trần Hữu Luyện, Trần Quốc Thanh (2001), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2] Nguyễn Thị Tuyết (2014), Giáo trình tâm lý nghề nghiệp, nhà xuất bản Bách Khoa.
Sách tham khảo:
[1] Phan Dũng (2012), Các thủ thuật sáng tạo cơ bản (về nguyên tắc). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Michael Michalko (2009), Sáng tạo đột phá. Nhà xuất bản Tri thức (Bản dịch).
[3] Phạm Thanh Nghị (2011), Giáo trình Tâm lý học sáng tạo, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[4] Đào Thị Oanh (1999), Tâm lý học lao động. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Hiểu được Quản trị học và vài trò của quản trị trong việc cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Hiểu được được các kiến thức về các chức năng quản trị trong quản trị 1 tổ chức. Biết cách vận dụng các nội dung lý thuyết về những nguyên tắc quản trị, nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, các mô hình tổ chức, phương cách lãnh đạo, phương pháp kiểm tra trong quản lý tổ chức.

Học phần gồm những nội dung sau:

  • Tổng quan về quản trị một tổ chức: gồm các kiến thức như khái niệm về quản trị, quá trình quản trị, nhà quản lý là ai? Họ làm việc ở đâu? Họ có những vai trò quản trị gì? Khái niệm về tổ chức, các đặc điểm của một tổ chức, môi trường hoạt động của một tổ chức.
  • Chức năng về lập kế hoạch gồm các nội dung về khái niệm, vai trò của công tác lập kế hoạch, các loại kế hoạch, các căn cứ, phương pháp và quy trình lập kế hoạch, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch
  • Chức năng tổ chức bao gồm các nội dung: khái niệm và vai trò của chức năng tổ chức, các nội dung của chức năng tổ chức: thiết kế cơ cấu, thiết kế quá trình tổ chức quản lý, tổ chức nhân sự.
  • Chức năng lãnh đạo bao gồm các khái niệm về chức năng lãnh đạo, nội dung và vai trò của chức năng lãnh đạo, các phong cách lãnh đạo phổ biến trong các tổ chức
  • Chức năng kiểm tra bao gồm các khái niệm về hoạt động kiểm tra, các vai trò của chức năng kiểm tra, các phương pháp và hình thức kiểm tra, đặc điểm của một hệ thống kiếm tra hiệu quả và các nguyên tắc kiểm tra có hiệu quả.

Nội dung tóm tắt của học phần

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ MỘT TỔ CHỨC
1.1 Các quan điểm khác nhau về công việc quản trị
1.2 Quy trình quản trị 
1.3 Khái niệm về  nhà quản trị  và vai trò của các nhà quản trị đảm nhiệm
1.3.1 Khái niệm về nhà quản trị
1.3.2 Các cấp quản trị trong một tổ chức
1.3.3 Vai trò của các nhà quản trị
1.4 Khái niệm, các loại hình tổ chức và đặc điểm của một tổ chức
1.4.1 Khái niệm
1.4.2 Các loại hình tổ chức
1.4.3 Các đặc điểm chung cần lưu ý của một tổ chức
1.5 Môi trường hoạt động của một tổ chức/doanh nghiệp và ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động quản trị một tổ chức 
1.6 Các nguyên tắc để quản trị một tổ chức hiệu quả
CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG LẬP KẾ HOẠCH
2.1 Khái niệm, vai trò của chức năng lập kế hoạch 
2.1.1 Khái niệm về lập kế hoạch
2.1.2 Vai trò của chức năng lập kế hoạch 
2.2. Khái niệm và các loại kế hoạch của một tổ chức
2.3 Các căn cứ, phương pháp và quy trình lập kế hoạch 
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của một bản kế hoạch 
CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG TỔ CHỨC
3.1 Khái niệm, vai trò và các nội dung của chức năng tổ chức
3.1.1 Khái niệm công tác tổ chức
3.1.2 Vai trò của công tác tổ chức trong quá trình quản lý một tổ chức
3.1.3 Các nội dung của công tác tổ chức 
3.2 Công tác thiết kế cơ cấu tổ chức
3.2.1 Khái niệm và đặc điểm của cơ cấu tổ chức
3.2.2 Các yếu tổ ảnh hưởng đến thiết kế một cơ cấu tổ chức 
3.2.3 Phân biệt cách loại cơ cấu tổ chức và việc ứng dụng chúng vào các tổ chức/doanh
ngiệp cho phù hợp
3.3 Công tác tổ chức quá trình quản lý
3.3.1 Khái niệm về Tổ chức quá trình quản lý
3.3.2 Phân biệt hình thức quản lý phân quyền uỷ quyền và tập quyền 
3.3 Công tác tổ chức nhân sự
3.3.1 Xác định các nguồn nhân lực mà một tổ chức có thể sử dụng 
3.3.2 Các yêu cầu cần thiết cho việc lựa chọn cán bộ quản lý 
CHƯƠNG 4: CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO
4.1 Khái niệm về chức năng lãnh đạo
4.2 Nội dung và vai trò của chức năng lãnh đạo
4.3 Các phong cách lãnh đạo
4.3.1 Phong cách lãnh đạo theo quyền lực
4.3.2 Phong cách lãnh đạo theo hành vi
4.3..3 Phong cách lãnh đạo theo tình huống 
4.3.4 Phong cách lãnh đạo hướng tới mục tiêu 
CHƯƠNG 5: CHỨC NĂNG KIỂM TRA
5.1 Khái niệm về hoạt động kiểm tra
5.2 Các vai trò của hoạt động kiểm tra trong quá trình quản trị một tổ chức
5.3 Các bước của quá trình kiểm tra Các kiểu kiểm tra (phương pháp và hình thức) 
5.4 Các đặc điểm của một hệ thống kiểm tra hiệu quả 
5.5 Các nguyên tắc kiểm tra có hiệu quả 

Tài liệu học tập

Giáo trình
1. Phạm Thị Kim Ngọc, Nguyễn Phùng Minh Hằng (2010), Quản trị học, Nhà xuất bản Lao động
2. Robbins, Coulter, Decenzo (2017),  Quản trị học, Pearson Education Inc.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 
1.    Nguyễn Quang Chương (2013). Bài giảng Quản trị học đại cương. Nhà xuất bản Bách Khoa
2.    Lê Thế Giới (2011). Quản trị học. Nhà xuất bản Tài chính
3.    Nguyễn Thị Liên Diệp (2010). Quản trị học. Nhà xuất bản Lao động xã hội
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1.    Bartil, Tein, Mathews, and Martin (2003). Management: A Pacific Rim Focus, Enhanced Edition, Mc. Graw Hill
2.    Ricky (2008). Fundamentals of Management. 5th Edition, South-Western, Cengage Learning
3.    Robbin and Courtler (2002). Management. Prentice Hall

Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu

Học phần Văn hoá kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp EM1180 cung cấp những hiểu biết cơ bản về văn hoá kinh doanh, vai trò của văn hoá kinh doanh đối với sự phát triển kinh doanh trong Doanh nghiệp.
Sau khi kết thúc học phần, người học sẽ năm được những kiến thức cơ bản về phương pháp xây dựng triết lý kinh doanh; đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội; các phong cách lãnh đạo, quản lý; các mô hình văn hoá doanh nghiệp trên thế giới và thực trạng ở Việt Nam; hiểu biết về tinh thần khởi nghiệp nói chung, khởi nghiệp công nghệ nói riêng.
Học phần bao gồm các nội dung chính như sau: (1) Giới thiệu khái quát về văn hoá doanh nghiệp và vai trò của văn hoá doanh nghiệp; (2) Triết lý kinh doanh; (3) Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội; (4) Văn hoá Doanh nhân; (5) Văn hoá Doanh nghiệp; (6) Tinh thần khởi nghiệp
Ngoài ra học phần cũng cung cấp cho sinh viên các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình và thái độ cần thiết để làm việc trong công ty sau này.

Nội dung học phần

Chương 1: Giới thiệu khái quát về văn hoá doanh nghiệp và vai trò của văn hoá doanh nghiệp
1.1 Khái niệm văn hoá
1.2 Khái niệm văn hoá doanh nghiệp
1.3 Khái niệm văn hoá doanh nhân
1.4 Khái niệm văn hoá doanh nghiệp
1.5 Vai trò của văn hoá doanh nghiệp

Chương 2: Triết lý kinh doanh
2.1 Khái niệm, vai trò của triết lý kinh doanh
2.2 Nội dung của triết lý kinh doanh

2.3 Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh của DN
2.4 Triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

Chương 3: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
3.1 Khái niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp
3.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

3.3 Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh

Chương 4: Văn hoá doanh nhân
4.1 Khái niệm văn hoá doanh nhân
4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nhân
4.3 Các bộ phận cấu thành văn hoá doanh nhân

4.4 Phong cách doanh nhân
4.5 Các tiêu chuẩn đánh giá văn hoá doanh nhân

Chương 5: Văn hoá doanh nghiệp
5.1 Khái niệm văn hoá doanh nghiệp
5.2 Các bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp

5.3 Các mô hình văn hoá doanh nghiệp trên thế giới
5.4 Thực trạng xây dựng văn hoá ở các doanh nghiệp Việt Nam
5.5 Giải pháp xây dựng mô hình văn hoá doanh nghiệp phù hợp ở Việt Nam

Chương 6: Tinh thần khởi nghiệp
6.1 Khái niệm, ý nghĩa của tinh thần khởi nghiệp
6.2 Các hình thức khởi nghiệp: khởi nghiệp và khởi nghiệp công nghệ

6.3 Lựa chọn mô hình khởi nghiệp

Tài liệu tham khảo

Giáo trình

1. PGS. TS Dương Thị Liễu (2018). Văn hóa kinh doanh. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân

Sách tham khảo

1. PGS Nguyễn Ngọc Huyền (2012). Khởi sự kinh doanh. Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân.
2. GS. Trần Ngọc Thêm (2014). Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
3. Peter F. Drucker , Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mới , Alphabook, 2017
4. Eric Ries (2012). Khởi nghiệp tinh gọn. DT Books, PACE & NXB Thời Đại.

5. Harvard Business Review on Leadership, Harvard Business School Press

Cách đánh giá học phần

Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng (Credits): 2(1-2-0-4) ~ 4.67 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu

Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng về tư duy thiết kế công nghệ, bao gồm hai hợp phần chính:
- Quy trình tư duy thiết kế: Cung cấp cho sinh viên nguyên tắc, quy trình và công cụ. Sinh viên sẽ học cách giải quyết vấn đề bằng cách tạo ra sự thấu hiểu khách hàng thông qua quan sát, phân tích các nhu cầu, tạo ra ý tưởng, tạo mẫu và thử nghiệm các khái niệm mới trước khi thực hiện thiết kế cuối cùng. Sinh viên có thể áp dụng phương pháp và công cụ Tư duy thiết kế để tạo ra các ý tưởng đột phá và đồng thời cải thiện trải nghiệm khách hàng. Sinh viên có thể nâng cao hiệu quả cá nhân bằng cách trở thành nhà thiết kế kỹ thuật/cung cấp giải pháp gần với khách hàng hơn
- Các kỹ năng xử lý trong quy trình thiết kế kỹ thuật cho sản phẩm: Sinh viên có được cung cấp kỹ năng xác định được các thông số kỹ thuật của sản phẩm, lựa chọn Phương án tối ưu, và kiểm tra lại spec sản phẩm cũng như kỹ năng dự báo đáp ứng hệ thống dựa trên tác nhân đầu vào.

Môn học cũng cung cấp cho sinh viên phát triển kỹ năng làm việc nhóm, báo cáo và thuyết trình.

Nội dung học phần

Chương 1. Mở đầu

1.1 Giới thiệu về môn học

1.2 Hình thành các nhóm

1.3 Giới thiệu tổng quát về Tư duy thiết kế

1.4 Các Case Study về tư duy thiết kế

1.5 Giới thiệu 5 bước tư duy

Chương 2. Phân tích kỹ thuật

2.1 Kỹ năng xác định đặc tả kỹ thuật cho sản phẩm

2.2 Kỹ năng đánh giá các phương án thay thế sử dụng cách phân tích theo ma trận tương tác

2.3 Kỹ năng làm test

Tài liệu học tập

Giáo trình

1. Slides bài giảng
Sách tham khảo
1. Christian Mueller-Roterberg, Handbook of Design Thinking

2. Yousef Haik, Tamer M. Shahin, Engineering Design Process, 2nd Edition, Cengate Learning

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 2(1-2-0-4) 
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu
Học phần Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về thiết kế và các nguyên tắc trong thiết kế sản phẩm, quy trình thiết kế công nghiệp, các yếu tố thiết kế, các nguyên tắc trong bố cục thiết kế, tài liệu thiết kế. Ngoài ra, môn học còn giúp người học có kỹ năng vận dụng kiến thức vào nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá và trình bày các giải pháp hoàn thiện và phát triển kiểu dáng mỹ thuật trong sản xuất công nghiệp.
Môn học cũng cung cấp cho sinh viên các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình và thái độ cần thiết để làm việc trong công ty.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1:
 Tổng quan về kiểu dáng công nghiệp
Chương 2: Quy trình thiết kế công nghiệp
Chương 3: Các yếu tố quan trọng trong kiểu dáng công nghiệp
Chương 4: Các nguyên tắc trong thiết kế
Chương 5: Danh mục thiết kế

Tài liệu học tập 
Giáo trình 
Sách tham khảo

[1]    Lê Huy Văn, Trần Từ Thành. Cơ sở tạo hình. NXB Mỹ thuật, 2006.
[2]    Nguyễn Bạch Ngọc. Écgônômi trong thiết kế và sản xuất. NXB Giáo dục, 2000.
[3]    Phạm Đỗ Nhật Tiến. Mỹ thuật công nghiệp. NXB Văn hóa, 1982. 
[4]    Scott Openshaw, Erin Taylor. Ergonomics and Design. Allsteel Inc, 2006.
[5]    Christoph Meinel, Hasso Plattner, Larry Leifer. Design Thinking: Understand – Improve - Apply . Springer, 2010.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng (Credits): 2(1-2-0-4) ~ 3.25 ETCs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu
Học phần Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về thiết kế và các nguyên tắc trong thiết kế sản phẩm, quy trình thiết kế công nghiệp, các yếu tố thiết kế, các nguyên tắc trong bố cục thiết kế, tài liệu thiết kế. Ngoài ra, môn học còn giúp người học có kỹ năng vận dụng kiến thức vào nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá và trình bày các giải pháp hoàn thiện và phát triển kiểu dáng mỹ thuật trong sản xuất công nghiệp.
Môn học cũng cung cấp cho sinh viên các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình và thái độ cần thiết để làm việc trong công ty.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1:
 Tổng quan về kiểu dáng công nghiệp
Chương 2: Quy trình thiết kế công nghiệp
Chương 3: Các yếu tố quan trọng trong kiểu dáng công nghiệp
Chương 4: Các nguyên tắc trong thiết kế
Chương 5: Danh mục thiết kế

Tài liệu học tập 
Giáo trình 
Sách tham khảo :

[1]    Lê Huy Văn, Trần Từ Thành. Cơ sở tạo hình. NXB Mỹ thuật, 2006.
[2]    Nguyễn Bạch Ngọc. Écgônômi trong thiết kế và sản xuất. NXB Giáo dục, 2000.
[3]    Phạm Đỗ Nhật Tiến. Mỹ thuật công nghiệp. NXB Văn hóa, 1982. 
[4]    Scott Openshaw, Erin Taylor. Ergonomics and Design. Allsteel Inc, 2006.
[5]    Christoph Meinel, Hasso Plattner, Larry Leifer. Design Thinking: Understand – Improve - Apply . Springer, 2010.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4)
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu
Học phần này trang bị các kiến thức và kỹ năng về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, thiết lập được mô hình kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp.
Sinh viên hoàn thành học phần này có khả năng:

  • Áp dụng được tư duy sáng tạo và đổi mới sáng tạo vào sản phẩm hoặc qui trình. Thiết lập được mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp khởi nghiệp.
  • Phát triển các kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết.
  • Có đạo đức nghề nghiệp và tác phong chuyên nghiệp.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Thông tin chung
Chương 2: Đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp
Chương 3: Ý tưởng và các vấn đề
Chương 4: Sở hữu trí tuệ
Chương 5: Khởi nghiệp tinh gọn
Chương 6: Mô hình kinh doanh
Chương 7: Thuyết trình (Giới thiệu Ý tưởng)

Tài liệu học tập 
Giáo trình 
Sách tham khảo :

[1]  Nguyễn Đặng Tuấn Minh. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Tư duy và công cụ (Innovative Entrepreneurship - Mindset and Tools). Nhà xuất bản Phụ nữ (2017)
[2] Alexander OsterWalder và cộng sự. Tạo lập mô hình kinh doanh (Business Model Generation). Nhà xuất bản Công thương (2021)
[3] Alexander OsterWalder và cộng sự. Thiết kế giải pháp giá trị (Value Proposition Design). Nhà xuất bản Công thương (2021)
[4] Eric Ries. Khởi nghiệp tinh gọn (The Lean Startup). Nhà Xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (2021)
[5] Peter F. Drucker. Innovation and Entrepreneurship. Harper Wiley (2014)
[6] Tài liệu tham khảo về hỗ trợ khởi nghiệp dành cho sinh viên các trường đại học (References on start-up support for university students). Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).