Đào tạo Đại học

Đào tạo Đại học

Chương trình cử nhân Quản lý Năng lượng

Mã ngành xét tuyển:
Thời gian đào tạo: 4 năm
Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Quản lý năng lượng

Chương trình đào tạo Quản lý năng lượng, ngành Kinh tế công nghiệp cung cấp kiến thức toàn diện về kinh tế và quản lý trong lĩnh vực sản xuất năng lượng, vận hành thị trường và sử dụng hiệu quả năng lượng. Ngoài việc tập trung vào các khía cạnh của ngành năng lượng, sinh viên cũng được trang bị những kiến thức và kỹ năng liên quan đến kế toán, tài chính, quản lý hoạt động trong lĩnh vực năng lượng.

Với những định hướng chuyên sâu về Quản lý sử dụng năng lượng/Phát triển bền vững năng lượng, chương trình hướng đến đào tạo các nhà quản lý tương lai trong lĩnh vực sản xuất, sử dụng năng lượng, năng lượng tái tạo, phát triển bền vững năng lượng.

CƠ HỘI VIỆC LÀM

– Chuyên viên phân tích, lập kế hoạch vận hành trong các tổ chức và doanh nghiệp công nghiệp, năng lượng

– Cán bộ quản lý năng lượng trong các tổ chức, doanh nghiệp

– Cán bộ quản lý và điều phối dự án năng lượng

– Cán bộ quản lý, hoạch định chính sách năng lượng trong các cơ quản lý nhà nước

– Tư vấn viên, chuyên gia trong các đơn vị tư vấn về năng lượng, biến đổi khí hậu, môi trường

– Chuyên viên kinh doanh các sản phẩm trong lĩnh vực năng lượng.

Thông tin chi tiết xem tại đây

  • Khối lượng (Credits): 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của kinh tế thị trường và vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường.

Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về thị trường, ứng xử của người mua, người bán và vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường. Học phần bao gồm: (1) Kinh tế học và những vấn đề cơ bản của kinh tế học; (2) Thị trường, cung và cầu; (3) Lý thuyết về tiêu dùng; (4) Lý thuyết về sản xuất; (5) Cấu trúc thị trường và cạnh tranh không hoàn hảo; (6) Thị trường các yếu tố sản xuất; (7) Sự suy thoái của thị trường và vai trò của chính phủ.

Nội dung tóm tắt của học phần

Chương 1: KINH TẾ HỌC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC
1.1    Kinh tế học là gì?
1.2    Khan hiếm nguồn lực và sự lựa chọn
1.3    Cơ chế vận hành hệ thống kinh tế
1.4    Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
1.5    Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
Chương 2: THỊ TRƯỜNG, CẦU VÀ CUNG
2.1 Thị trường
2.2 Cầu
2.3 Cung
2.4 Mối quan hệ cung – cầu, cân bằng thị trường
2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng cầu
2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng cung
2.7 Thị trường tự do và kiểm soát giá cả
Chương 3: LÝ THUYẾT VỀ TIÊU DÙNG 
3.1 Độ co giãn của cầu đối với giá
3.2 Độ co giãn của cầu đối với thu nhập
3.3 Độ co giãn chéo của cầu
3.4 Sự lựa chọn của người tiêu dùng
3.5 Cầu cá nhân và cầu của thị trường
3.6 Dự đoán cầu theo kinh nghiệm
Chương 4: LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT
4.1 Doanh nghiệp và các hình thức tổ chức doanh nghiệp
4.2 Hàm sản xuất
4.3 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp
4.4 Quyết định của doanh nghiệp về sản lượng cung ứng
Chương 5: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
5.1 Cấu trúc thị trường và nguyên nhân sinh ra cấu trúc thị trường
5.2 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
5.3 Thị trường độc quyền thuần túy
5.4 Thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền
5.5 Thị trường độc quyền nhóm
Chương 6: THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT - LAO ĐỘNG, VỐN VÀ ĐẤT ĐAI
6.1 Thị trường lao động
6.2 Thị trường vốn
6.3 Thị trường đất đai
Chương 7: VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
7.1 Cân bằng tổng thể và tính hiệu quả của cạnh tranh
7.2 Những khuyết tật của thị trường
7.3 Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường
7.4 Hiệu quả phúc lợi đối với các chính sách của chính phủ

Tài liệu học tập

Giáo trình:
1.    N. Gregory Mankiw (2018). Cengage Learning. Principles of Microeconomics. 8th ed
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1.    Begg, D, R. Dornbusch and S. Fischer (2007). Kinh tế học. NXB Thống kê
2.    Mankiw, N.Gregory (2004). Nguyên lý kinh tế học. NXB Thống kê
3.    P.Samuelson and W.Nordhous (1997). Kinh tế học. NXB Chính trị Quốc gia
4.    Robert S. Pindyck, Daniel L.Rubinfeld (1994). Kinh tế học Vi mô. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1.    N. Gregory Mankiw (2008). Principles of Microeconomics. 5rd ed. Thomson Learning
2.    Michael Melvin and William Boyes (2005). Microeconomics. 6th ed. Houghton-Mifflin
3.    David C. Colander (2004). Microeconomics. 5th ed. McGraw-Hill
Phần mềm sử dụng: Không

Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: Điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng (Credits): 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Học phần nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế học vĩ mô, các mô hình cơ bản, phản ánh mối quan hệ giữa các đại lượng kinh tế vĩ mô cơ bản và các yếu tố khác, giúp cho người học hiểu được nền kinh tế vận động như thế nào và chính phủ có thể điều tiết nền kinh tế ra sao. Học phần trình bày những kiến thức cơ bản về sự vận động của nền kinh tế thị trường thông qua các mô hình từ đơn giản đến phức tạp, nhằm phân tích cơ chế tự cân bằng và cả những thất bại của thị trường, phân tích mối quan hệ giữa các đại lượng kinh tế vĩ mô cơ bản như sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp, mức giá. Trên cơ sở đó, chỉ ra khả năng tác động vào nền kinh tế để có được lợi ích tốt nhất cho xã hội.

Nội dung tóm tắt của học phần

Chương 1: GIỚI THIỆU KINH TẾ HỌC VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
1.1. Sự khan hiếm các nguồn lực và ba vấn đề kinh tế cơ bản
1.2. Khái niệm kinh tế học
1.3. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực và nội dung cơ bản của kinh tế học
1.4. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
1.5. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô 
1.6. Nội dung cơ bản của kinh tế học vĩ mô
1.7. Phương pháp mô hình trong kinh tế học
Chương 2: THỊ TRƯỜNG, CUNG, CẦU VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ 
2.1.  Thị trường
2.2.  Cầu
2.3. Cung
2.4. Mối quan hệ cung cầu và cân bằng thị trường
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu và sự dịch chuyển đường cầu
2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới cung và sự dịch chuyển đường cung
2.7. Thị trường tự do và điều tiết giá cả
2.8. Cơ chế thị trường và vai trò của chính phủ
Chương 3: CÁC ĐẠI LƯỢNG CƠ BẢN CỦA KINH TẾ VĨ MÔ
3.1. Dòng luân chuyển nền kinh tế giản đơn và phương pháp đo lường sản lượng của nền kinh tế
3.2. Tổng sản phẩm quốc nội
3.3. Tổng thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân ròng 
3.4. Đánh giá các chỉ tiêu GDP, GNP và NNP
3.5. Đo lường biến động giá 
3.6. Tỷ lệ thất nghiệp
Chương 4: TỔNG CẦU VÀ MÔ HÌNH SỐ NHÂN CƠ BẢN
4.1. Tổng quan về mô hình số nhân cơ bản
4.2. Xác định thu nhập quốc dân trong nền kinh tế giản đơn
4.3. Xác định sản lượng dựa trên nguyên tắc tiết kiệm bằng đầu tư theo kế hoạch
4.4. Xác định sản lượng trong mô hình có sự tham gia của chính phủ
4.5. Xác định sản lượng trong nền kinh tế mở 
4.6. Tóm tắt các yếu tố tác động đến tổng cầu
Chương 5: TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
5.1. Tiền và lãi suất
5.2. Các tác nhân trong quá trình cung ứng tiền
5.3. Ngân hàng trung ương và việc cung ứng tiền cơ sở
5.4. Ngân hàng thương mại và việc tạo ra tiền gửi
5.5. Kiểm soát cung tiền của ngân hàng trung ương
5.6. Cầu về tiền
5.7. Mô hình thị trường tiền tệ
5.8. Tác động của chính sách tiền tệ
Chương 6: MÔ HÌNH IS-LM. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ TRONG MÔ HÌNH IS-LM
6.1. Khái quát chung về mô hình
6.2. Cân bằng trên thị trường hàng hoá: đường IS
6.3. Cân bằng trên thị trường tiền tệ: đường LM
6.4. Phân tích IS-LM
6.5. Chính sách tài chính, tiền tệ trong mô hình IS-LM
Chương 7: MÔ HÌNH TỔNG CẦU- TỔNG CUNG
7.1. Đường tổng cầu kinh tế vĩ mô AD
7.2. Thị trường lao động và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
7.3. Đường tổng cung ngắn hạn
7.4. Đường tổng cung dài hạn, quan hệ giữa đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn
7.5. Những nhân tố làm dịch chuyển các đường tổng cung
7.6. Phân tích tổng cầu-tổng cung
7.7. Điều tiết kinh tế của chính phủ trong mô hình tổng cầu-tổng cung
Chương 8: THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT
8.1. Thất nghiệp: Các khái niệm và phân loại
8.2. Tác hại của thất nghiệp và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp
8.3. Lạm phát: khái niệm và tác hại
8.4. Cung tiền và lạm phát 
8.5. Mối quan hệ giữa lạm phát, thất nghiệp và sản lượng: đường Phillips 
8.6. Cú sốc cung và hiện tượng lạm phát đình trệ
8.7. Tại sao xảy ra chính sách tiền tệ lạm phát?
8.8. Khắc phục lạm phát 

Tài liệu học tập

Giáo trình: 
1. N.Gregory Mankiw (2019). Macroeconomic. 10th Edition. Worth Publishers/ Macmillan Learning
Tài liệu tham khảo: 
Tài liệu  tham khảo tiếng Việt
  1. David Begg, S.Fischer, R. Dornbousch (1992). Kinh tế học. NXB Giáo dục
  2. P.Samuelson and W.Nordhous (1997). Kinh tế học. NXB Chính trị Quốc gia
  3. N. Gregory Mankiw (1997). Kinh tế vĩ mô. NXB Thống kê Hà Nội
Tài liệu  tham khảo tiếng Anh 
        1. Mankiw N. Gregory (2010). Macroeconomics, 7th Edition.  Worth Publishers 
    2. Paul Krugman, Robin Wells (2015). Macroeconomics, 4th Edition. W.H.Freeman & Co Ltd. 
Phần mềm sử dụng: Không

Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-0-0-4) ~ 2.84 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Trang bị cho sinh viên những lý thuyết chung về khái niệm cơ bản của khoa học pháp lý về Nhà nước và Pháp luật, những nội dung cơ bản của các ngành luật gốc như Hiến pháp, Hành chính, Dân sự, Hình sự trong hệ thống Pháp luật Việt Nam. Đồng thời trang bị cho sinh viên kiến thức Pháp luật chuyên ngành giúp sinh viên biết áp dụng Pháp luật trong cuộc sống và công việc. Nội dung chính của học phần bao gồm: Khái quát về nguồn gốc ra đời nhà nước và pháp luật; bản chất, chức năng và các kiểu nhà nước, pháp luật; về bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam; về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Giới thiệu những nội dung cơ bản nhất của những ngành luật chủ yếu ở nước ta hiện nay.

Tóm tắt học phần:

Chương 1. Nhập môn Pháp luật đại cương

  1.  Khoa học Pháp luật đại cương và môn học Pháp luật đại cương
  2.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Pháp luật đại cương
  3.  Mối quan hệ giữa Pháp luật đại cương với các ngành khoa học khác
  4.  Những nội dung cơ bản của môn học Pháp luật đại cương

Chương 2. Khái quát về Nhà nước trong mối quan hệ với Pháp luật

  1.  Nhà nước và Pháp luật – Hai hiện tượng lịch sử - xã hội đặc biệt luôn song hành
  2.  Nguồn gốc, bản chất, hình thức và các kiểu nhà nước trong lịch sử
  3.  Khái niệm, đặc điểm và chức năng của Nhà nước
  4.  Bộ máy nhà nước và chế độ chính trị
  5.  Nhà nước pháp quyền

Chương 3. Nhà nước CHXHCN Việt Nam

  1. Bản chất và những nguyên tắc hoạt động cơ bản của Nhà nước CHXHCN Việt Nam
  2. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam ở trung ương
  3. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam ở địa phương
  4. Vai trò, chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong nền kinh tế thị trường

Chương 4. Những vấn đề cơ bản về Pháp luật

  1.  Nguồn gốc, khái niệm, chức năng và các thuộc tính của pháp luật
  2.  Bản chất, hình thức và các kiểu pháp luật trong lịch sử
  3.  Văn bản pháp luật, Quy phạm pháp luật và Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
  4.  Quan hệ pháp luật và chủ thể của quan hệ pháp luật
  5.  Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật
  6.  Giải thích pháp luật
  7.  Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
  8.  Ý thức pháp luật. Pháp chế và trật tự pháp luật

Chương 5. Các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới

  1. Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (Common Law)
  2. Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Hệ thống dân luật – Civil Law)
  3. Hệ thống pháp luật Hồi giáo (Islamic Law)

Chương 6. Hệ thống pháp luật nước CHXHCN Việt Nam

  1. Quá trình hình thành và phát triển của Hệ thống pháp luật nước CHXHCN Việt Nam
  2. Ngành luật Hiến pháp – Hành chính trong Hệ thống pháp luật nước CHXHCN Việt Nam
  3. Ngành luật Hình sự trong Hệ thống pháp luật nước CHXHCN Việt Nam
  4. Ngành luật Dân sự và Hôn nhân gia đình trong Hệ thống pháp luật nước CHXHCN Việt Nam
  5. Ngành luật Kinh tế - Thương mại - Lao động - Tài chính ngân hàng - Đất đai - Môi trường

Chương 7. Lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ và lĩnh vực pháp luật về Khoa học – Công nghệ ở Việt Nam

  1. Lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
  2. Lĩnh vực pháp luật về Khoa học - Công nghệ ở Việt Nam

Tài liệu hoc tập

Giáo trình:

  1. Vũ Quang (2018). Giáo trình pháp luật đại cương. NXB Bách khoa, Hà Nội

Tài liệu tham khảo:

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

  1. Nguyễn Cửu Việt (2004). Giáo trình Nhà nước và Pháp luật đại cương. NXBĐHQGHN, Hà Nội
  2. Lê Minh Toàn, Vũ Quang và những người khác (2002) . Giáo trình Pháp luật đại cương. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

  1. Raymond Wacks (2011). Triết học luật pháp. Phạm Kiều Tùng dịch. NXB Tri Thức, Hà Nội
  2. Alexis De Tocqueville  (2008) . Nền dân trị Mỹ. NXB Tri Thức, Hà Nội
  3. Insun Yu (1994). Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII. NXB KHXH, Hà Nội

Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng (Credits): 2(1-0-2-4) ~ 3.25 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): IT1130 (Tin học đại cương), IT1130 (Introduction to Information Technology)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)
  • Mục tiêu và Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ứng dụng máy tính và các kỹ năng cơ bản để sử dụng máy tính hiệu quả trong học tập, nghiên cứu và làm việc trong các ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. Nội dung chính của học phần gồm: Tổng quan về Excel, thiết lập báo cáo trên Excel, Các công thức tính toán trên Excel, quản lý dự án với Excel, phân tích dữ liệu và ra quyết định.

Nội dung tóm tắt của học phần

1.1.    Quản lý hàng, cột và trang tính
1.2.     Thao tác với worksheet 
1.3.    Nhập và tổ chức dữ liệu trên trang tính
1.4.     Kiểm soát dữ liệu nhập

2.1. Giới thiệu cú pháp của các hàm trong Excel
2.2. Các hàm văn bản
2.3. Các hàm ngày tháng
2.4. Các hàm số học
2.5. Các hàm tính toán

3.1. Logic có điều kiện
3.2. Tra cứu dữ liệu
3.3. Các hàm điều kiện
3.4. Kiểm soát lỗi với IFERROR, ISVALUE, ISNA

4.1. Tạo và làm việc với Bảng dữ liệu
4.2. Tổng hợp dữ liệu với Subtotals
4.3. Tạo và làm việc với PivotTable

5.1. Thiết kế các mô hình dữ liệu
5.2. Goal Seek và Solver
5.3. Data Table
5.4. Scenario Manager

Tài liệu học tập

Giáo trình
1.    Phạm Thị Thanh Hồng (2021). Bài giảng Tin học ứng dụng trong kinh doanh, Viện Kinh tế và Quản lý, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Tài liệu tham khảo
1. John W. Foreman (2013). Data Smart: Using Data Science to Transform Information into Insight, Wiley, USA.
2. Bill Jelen, (2017), Power Excel with MrExcel, Holy Macro! Books
3. Michael Olafusi, (2015), Microsoft Excel and Business Analysis for the busy Professional, UrBizEdge

Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng (Credits): 2(1-0-2-4) ~ 3.25 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu
Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức về Công nghệ thông tin cơ bản (theo thông tư số 03/2014/TT-BTTTT về quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT) bao gồm: các khái niệm về thông tin và tin học, cách biểu diễn dữ liệu và xử lý thông tin trong máy tính, cơ bản về phần cứng máy tính, hệ điều hành, mạng máy tính, mạng internet, các phần mềm tiện ích. Ngoài ra học phần cung cấp các kiến thức về tin học văn phòng, các kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học văn phòng thông qua các nội dung thực hành. 

Nội dung tóm tắt của học phần
PHẦN I - TIN HỌC CĂN BẢN
Chương 1 Thông tin và biểu diễn thông tin  
Chương 2 Hệ thống máy tính                      
Chương 3: Tin học văn phòng
PHẦN 2: THỰC HÀNH
Bài 1: Sử dụng máy tính cơ bản
Bài 2: Sử dụng Internet
Bài 3: Soạn thảo văn bản
Bài 4: Phần mềm bảng tính
Bài 5: Phần mềm trình chiếu

Tài liệu học tập
1.    Slide bài giảng Tin học đại cương của Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông.
2.    Tin học Căn bản (Fundamentals of Informatics). Quách Tuấn Ngọc. Nhà xuất bản Thống kê. 2001
3.    Tin học đại cương (Introduction to Informatics). Trần Đình Khang et al, Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà nội
4.    Tin học đại cương (Introduction to Informatics). Tô Văn Nam. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2009
English References
1.    Information: The New Language of Science, Chapter 1, 4, 10. Von Baeyer, H.C. Harvard University Press, [2004]
2.    The Architecture of Computer Hardware and Systems Hardware, Chapters 2 and 3. Englander, I. Wiley, [2003].

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng (Credits): 4(3-2-0-8) ~ 6.08 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không

Mục tiêu
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hàm số một biến số và nhiều biến số. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể học tiếp các học phần sau về toán cũng như các môn kỹ thuật khác, góp phần tạo nên nền tảng toán học cơ bản cho kỹ sư các ngành công nghê và kinh tế.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Phép tính vi phân hàm một biến số
Chương 2: Phép phân tích hàm một biến số
Chương 3: Hàm nhiều biến số

Tài liệu học tập
Giáo trình

1.    Nguyễn Đình Trí (chủ biên), Trần Việt Dũng, Trần Xuân Hiển, Nguyễn Xuân Thảo (2015). Toán học cao cấp, tập 2: Giải tích, NXBGD, Hà Nội.
2.    Nguyễn Đình Trí (chủ biên), Trần Việt Dũng, Trần Xuân Hiển, Nguyễn Xuân Thảo (2017). Bài tập toán học cao cấp, tập 2: Giải tích, NXBGD, Hà Nội.
3.    Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh (1999). Bài tập Toán học cao cấp tập 1, NXBGD, Hà Nội.
4.    Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh (1999). Bài tập Toán học cao cấp tập 2, NXBGD, Hà Nội.
Tài liệu tham khảo
1.    Trần Bình (1998), Giải tích I, Phép tính vi phân và tích phân của hàm một biến. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2.    Trần Bình (2005), Giải tích II và III, Phép tính vi phân và tích phân của hàm nhiều biến. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
3.    Trần Bình (2001), Hướng dẫn giải bài tập giải tích toán học, tập 1. NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
4.    Trần Bình (2001), Bài tập sẵn giải tích II. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng (Credits): 3(2-2-0-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): MI1110/MI1010 Giải tích I
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Giải tích II

Mục tiêu
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chuỗi, phương trình vi phân và phương pháp toán tử Laplace. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể học tiếp các học phần sau về toán cũng như các môn kỹ thuật khác, góp phần tạo nên nền tảng toán học cơ bản cho kỹ sư các ngành công nghê.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Chuỗi
Chương 2: Phương trình vi phân
Chương 3: Phương pháp toán tử Laplace

Tài liệu học tập
Giáo trình:
1.    Nguyễn Đình Trí, Trần Việt Dũng, Trần Xuân Hiển, Nguyễn Xuân Thảo (2015). Bài tập Toán học cao cấp tập 3: Chuỗi và phương trình vi phân. NXB Giáo dục
2.    Nguyễn Đình Trí, Trần Việt Dũng, Trần Xuân Hiển, Nguyễn Xuân Thảo (2017). Bài tập Toán học cao cấp tập 3: Chuỗi và phương trình vi phân. NXB Giáo dục
3.    Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đỉnh, Nguyễn Hồ Quỳnh (2000). Bài tập Toán học cao cấp tập II. NXB Giáo dục
4.    Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đỉnh, Nguyễn Hồ Quỳnh (2000). Bài tập Toán học cao cấp tập III. NXB Giáo dục
Tài liệu tham khảo
5.    Trần Bình (2005). Giải tíc II và III, NXB KH và KT
6.    Lê Ngọc Lăng, Nguyễn Chí Bảo, Trần Xuân Hiển, Nguyễn Phú Trường. Ôn thi học kỳ và thi vào giai đoạn II. NXB Giáo dục
7.    Lê Ngọc Lăng, Tống Đình Quỳ, Nguyễn Đăng Tuấn, Mai Văn Dược (2998). Giúp ôn tập tốt môn Toán cao cấp. NXBKH
8.    Đinh Bạt Thẩm, Nguyễn Phú Trường (1993). Bài tập Toán học cao cấp tập II. NXB Giáo dục
9.    Nguyễn Xuân Thảo (2010). Bài giảng Phương pháp Toán tủ Laplace
10.    Nguyễn Thiệu Huy: Infinite series and differential equations.
Download: http://sami.hust.edu.vn/tai-lieu/

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng (Credits): 4(3-2-0-8) ~ 6.08 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đại số tuyến tính như ma trận, định thức hệ phương trình, không gian véc tơ, không gian Euclide, … làm cơ sở để cho việc học tiếp các học phần sau về toán cũng như các môn kỹ thuật khác, từ đó sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức môn học vào việc giải quyết một số mô hình bài toán thực tế.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Lôgic, tập hợp, ánh xạ, số phức
1.1 Đại cương về lôgic
1.2 Sơ lược về lý thuyết tập hợp
1.3 Ánh xạ
1.4 Số phức
Chương 2: Ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính
2.1 Ma trận
2.2 Định thức ma trận vuông
2.3 Hạng ma trận, ma trận nghịch đảo
2.4 Hệ phương trình tuyến tính
Chương 3: Không gian véctơ trên R
3.1 Khái niệm không gian véctơ
3.2 Không gian véctơ con
3.3 Cơ sở và tọa độ trong không gian véctơ hữu hạn chiều
Chương 4: Ánh xạ tuyến tính
4.2 Ma trận của ánh sáng tuyến tính
4.3 Trị riêng và véctơ riêng
Chương 5: Không gian Euclide
5.1 Không gian Euclide
5.2 Dạng toàn phương

Tài liệu học tập
Giáo trình
[1] Nguyễn Đình Trí (chủ biên), Trần Việt Dũng, Trần Xuân Hiền, Nguyễn Xuân Thảo (2015), Toán học cao cấp tập 1: Đại số và hình học giải tích, NXB Giáo dục VN.
[2] Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh (2006), Bài tập Toán học cao cấp, tập 1: Đại số và hình học giải tích, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Tài liệu tham khảo
[1] Dương Quốc Việt, Nguyễn Cảnh Lương (2015), Đại số tuyến tính, NXB Bách khoa HN.
[2] Trần Xuân Hiền, Lê Ngọc Lăng, Tống Đình Quỳ, Nguyễn Cảnh Lương (2007), Phương pháp giải toán cao cấp, Phần đại số, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[3] Nguyễn Tiến Quang, Lê Đình Nam (2016), Cơ sở đại số tuyến tính, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm bảo vệ kết quả thực tập (70%).

  • Khối lượng (Credits): 3(2-2-0-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): MI1111 hoặc MI1112 hoặc MI1113 (Giải tích 1) MI1121 hoặc MI1122 (Giải tích 2)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về xác suất thống kê là các khái niệm và quy tắc diễn xác suất cũng như về biến ngẫu nhiên và các phân phối xác suất thông dụng (một và hai chiều); các khái niệm cơ bản của thống kê toán học nhằm giúp sinh viên biết cách xử lí các phương pháp tiếp cận với mô hình thực tế và có kiến thức cần thiết để đưa ra lời giải đúng cho các bài toán đó.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Sự kiện ngẫu nhiên và phép tính xác suất
Chương 2: Biến ngẫu nhiên và luật phân phối xác suất
Chương 3: Biến ngẫu nhiên hai chiều
Chương 4: Mẫu thống kê và ước lượng tham số
Chương 5: Kiểm định giả thuyết thống kê

Tài liệu học tập
Giáo trình:
1. Tống Đình Quỳ (2014). Xác suất thống kê. NXB Bách khoa-Hà Nội (tái bản lần thứ 6)
2. Bộ môn Toán ứng dụng (2020). Bài tập Xác suất thống kê (tài liệu lưu hành nộ bộ)
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1.  Đào Hữu Hồ (2007). Xác suât thống kê .NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Đặng Hùng Thắng (2005). Mở đầu lý thuyết xác suất và ứng dụng. NXB Giáo dục
3. Đặng Hùng Thắng (2008). Thống kê và ứng dụng. NXB Giáo dục
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1. Muray, R. Spiegel, John Schiller, and R. Alu Srinivasan (2001). Probability and Statistics. McGraw-Hill Companies.
2. Andrew Metcafe, David Green, Tony Greenfield, Maythayaudin Mansor, Andrew Smith, Jonathan Tuke (2019). Statistics in Engineering: With Examples in MATLAB and R.Second Edition. CRC Press, Taylor & Francis Group.
3. H. Thomas (2016). An Introduction to Statistics with Python (With Applications in the Life Sciences). Springer.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-6) ~ 3.25 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): MI1111 hoặc MI1112 hoặc MI1113 (Giải tích 1); MI1141 hoặc MI1142 hoặc MI1143 (Đại số)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu: 
Giúp học sinh hiểu và có khả năng vận dụng, giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn, thích ứng với công việc có liên quan. Nắm vững các khái niệm cơ bản, nền tảng lý thuyết: thuật toán simplex để giải các bài toán lập trình tuyến tính; Các thuật toán vận tải để giải quyết các vấn đề vận tải và áp dụng kiến thức đã học về toán học để khảo sát mô hình I / O

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1 - Giới thiệu
Chương 2 – Quy hoạch tuyến tính (LP)
Chương 3 – Bài toán vận tải 
Chương 4 – Mô hình Input/Out put (I/O)

Tài liệu học tập
Giáo trình
[1] Nguyễn Thị Bạch Kim (2014). Các phương pháp tối ưu: Lý thuyết và thuật toán. Nhà xuất bản Bách khoa.
[2] H.A. Taha (2007), Operation Research: An Introduction (8th Edition), Pearson Education Inc.
Tài liệu tham khảo
[1] Brandley, R. Schiller (2002), Kinh tế ngày nay, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[2] Nguyễn Quang Dong, Ngô Văn Thứ, Hoàng Đình Tuấn (2002), Giáo trình mô hình toán kinh tế, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội
[1] Brandley, R. Schiller (2002), Kinh tế ngày nay, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[2] Nguyễn Quang Dong, Ngô Văn Thứ, Hoàng Đình Tuấn (2002), Giáo trình mô hình toán kinh tế, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng (Credits): 3(2-1-1-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu
Môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương phần cơ học (các định lý và định luật về động lượng, mômen động lượng; động năng, thế năng, định luật bảo toàn cơ năng; chuyển động quay vật rắn, dao động và sóng cơ) và kiến thức cơ bản phần Nhiệt học (Nguyên lý 1, Nguyên lý 2, khí thực và vật lý thống kê cổ điển) là cơ sở các môn kỹ thuật. 

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1. Mở đầu 
Chương 2. Động học chất điểm
Chương 3. Động lực học chất điểm
Chương 4. Cơ năng và trường lực thế
Chương 5. Chuyển động quay của vật rắn
Chương 6. Dao dộng và sóng cơ
Chương 7. Thuyết động học phân tử các chất khí & định luật phân bố
Chương 8. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học 
Chương 9. Nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học 
Chương 10. Khí thực

Tài liệu tham khảo
Giáo trình 
1. Lương Duyên Bình (Chủ biên): Vật lý đại cương tập 1: Cơ- Nhiệt, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, 267 trang. 
2. Lương Duyên Bình, Dư Trí ông, Nguyễn Hữu Hồ: Vật lý đại cương tập 2: Điện-Dao động-Sóng, NXB Giáo dục , 2009, 343 trang. 
3. Lương Duyên Bình ( hủ biên), Nguyễn Hữu Hồ, Lê Văn Nghĩa, Nguyễn Tụng: Bài tập Vật lý đại cương tập 1: Cơ- Nhiệt, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, 199 trang. 
4. Lương Duyên Bình (Chủ biên): Bài tập Vật lý đại cương tập 2: Điện-Dao động-Sóng, NXB Giáo dục, 2007, 155 trang. 
Sách tham khảo 
1. Nguyễn Xuân Chi, Đặng Quang Khang: Vật lý đại cương tập 1: Cơ- Nhiệt, ĐH Bách Khoa Hà nội, 2000, 467 trang. 
2. Trần Ngọc Hợi (Chủ biên), Phạm Văn Thiều: Vật lý đại cương các nguyên lý và ứng dụng, tập 1: Cơ học và Nhiệt học, NXB Giáo dục, 2006, 511 trang.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng (Credits): 3(2-1-1-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu
Môn học này bao gồm những kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương phần điện từ (các loại trường: điện trường, từ trường), nguồn sinh ra trường, các tính chất của trường, các đại lượng đặc trưng cho trường (cường độ, điện thế, từ thông,..) và các định lý, định luật liên quan. Quan hệ giữa từ trường và điện trường. Lực từ trường và ứng dụng. 

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1. Điện trường tĩnh
Chương 2. Vật dẫn
Chương 3. Điện môi 
Chương 4. Từ trường
Chương 5. Cảm ứng điện từ
Chương 6. Vật liệu từ
Chương 7. Trường điện từ
Chương 8. Dao động điện từ
Chương 9. Sóng điện từ

Tài liệu tham khảo
Giáo trình 
1. Lương Duyên Bình-Dư Trí Công-Nguyễn Hữu Hồ: Vật lý Đại cương tập 2: Điện-Dao động- Sóng, NXB Giáo dục, 2009, 343 trang. 
2. Lương Duyên Bình (Chủ biên): Bài tập Vật lý Đại cương tập 2: Điện- Dao động- Sóng, NXB Giáo dục, 2007, 155 trang. 
Sách tham khảo 
1. Đặng Quang Khang: Vật lý Đại cương tập 2: Điện học, ĐH Bách Khoa Hà nội, 2000, 328 trang. 
2. Trần Ngọc Hợi (Chủ biên), Phạm Văn Thiều: Vật lý Đại cương các nguyên lý và ứng dụng, tập 2: Điện, từ, dao động và sóng, NXB Giáo dục, 2006, 487 trang.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng (Credits): 3(2-1-0-6) ~ 4.25 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu
Học phần trang bị những nội dung cơ bản có tính nền tảng, hệ thống về triết học Mác – Lênin. Xây dựng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật làm nền tảng lý luận cho việc nhận thức các vấn, nội dung của các môn học khác. Nhận thức được thực chất giá trị, bản chất khoa học và cách mạng của triết học Mác – Lênin. Xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên, định hướng tư tưởng - chính trị trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Nội dung tóm tắt của học phần
CHƯƠNG I - TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
1. Khái lược về triết học
2. Vấn đề cơ bản của triết học
3. Biện chứng và siêu hình
II. TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác - Lênin
2. Đối tượng và chức năng của triết học Mác – Lênin
3. Vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG II: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1. Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất
2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 
1. Hai lọai hình biện chứng và PBC duy vật 
2. Nội dung của phép biện chứng duy vật 
III. LÝ LUẬN NHẬN THỨC
1. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng
2. Nguồn gốc, bản chất của nhận thức 
3. Thực tiễn và vai trò của thực tiến đối với nhận thức
4. Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức
5. Tính chất của chân lý
CHƯƠNG III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
I. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội
2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội 
4. Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên 
II. GIAI CẤP VÀ DÂN TỘC
1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp
2. Dân tộc
3. Mối quan hệ giai cấp – dân tộc – nhân loại 
III. NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
1. Nhà nước
2. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
 VI. Ý THỨC XÃ HỘI
1. Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố của tồn tại xã hội
2. Khái niệm ý thức xã hội và kết cấu cảu YTXH
3. Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
V. TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI
1. Con người và bản chất con người 
2. Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người
3. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về quan hệ cá nhân và xã hội, về vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử 
4. Vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam

Tài liệu học tập
Giáo trình bắt buộc: 

- Giáo trình Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học không chuyên lý luận chính trị). Nhà xuất bản chính trị Quốc gia sự thật. Năm 2021.
 Tài liệu tham khảo
 - Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng XI, XII, XIII
 - Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo một số vấn đề tổng kết lý luận và thực tiễn qua ba mươi   năm đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật 2016.
 - Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáotrình quốc gia các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình triết học Mác – Lênin. NXB. Chính trị Quốc gia. Hà Nội , 1999.
 - Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình triết học Mác – Lênin (Tái bản có sửa chữa, bổ sung), NXB. Chính trị Quốc gia. Hà Nội , 2010.
 - GS. TS Nguyễn Ngọc Long – GS.TS Nguyễn Hữu Vui (Đồng chủ biên) và các tác giả, Giáo trình triết học Mác – Lênin, (Tái bản có sửa chữa, bổ sung), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006
 - Mai Thị Thanh, Trần Việt Thắng, Hoàng Thị Hạnh và các tác giả, Hướng dẫn ôn tập môn Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin (Học phần I), NXB Bách khoa 2015.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng:  2(2-0-0-4) ~ 2.84 ECTs
  • Học phần tiên quyết:    Triết học Mác-Lênin (SSH1111)
  • Học phần học trước:    Triết học Mác-Lênin (SSH1111)
  • Học phần song hành:    Không

Mục tiêu
Học phần cung cấp cho sinh viên những những hiểu biết cơ bản về hàng hóa, tiền tệ, nền kinh tế thị trường và các mối quan hệ trong nền kinh tế thị trường. Qua đó, học sinh nắm được các kiến thức về các quy luật lịch sử - kinh tế - chính trị - xã hội. Ngoài ra, học phần này còn tiếp tục bồi dưỡng cách nhìn thế giới, phương pháp luận và tư duy kinh tế, vận dụng kiến thức kinh tế - chính trị vào việc phân tích các vấn đề kinh tế, xã hội và thực tiễn của đất nước và của các ngành học mà sinh viên được đào tạo..

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu Kinh tế chính trị
Chương 2: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường            
2.1 Nền sản xuất hàng hóa
2.2 Hàng hóa 
2.3 Tiền tệ (nguyên nhân hình thành, bản chất, và 05 chức năng của tiền)
2.4 Thị trường, Các chủ thể tham gia thị trường, Quy luật thị trường
Chương 3: Sản xuất Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường            
3.1 Sự chuyển hóa tiền thành tư bản
3.2 Lý luận hàng hóa Sức lao động
3.3 Quá trình sản xuất Giá trị thặng dư 
3.4 Một số quy luật của Chủ nghĩa Tư bản
3.5 Bài tập phương pháp sản xuất Giá trị thặng dư tuyệt đối
Chương 4: Canh tranh và Độc quyền trong nền kinh tế thị trường            
4.1 Mối quan hệ giữa Cạnh tranh và Độc quyền
4.2 Bài tập phương pháp sản xuất Giá trị thặng dư tương đối
4.3  Năm đặc điểm của Chủ nghĩa Tư bản độc quyền
4.4  Bài tập tích lũy Tư bản
4.5 Chủ nghĩa Tư bản độc quyền Nhà nước & Thành tựu, hạn chế của CNTB
Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng XHCN & Quan hệ lợi ích kinh tế tại Việt Nam            
5.1 Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (tính tất yếu, khái niệm, đặc trưng)
5.2 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
5.3 Quan hệ lợi ích kinh tế tại Việt Nam 
5.4 Cách mạng công nghiệp và tiến trình CNH, HĐH của Việt Nam
5.5 Tìm hiểu thêm về hội nhập kinh tế quốc tế

Tài liệu học tập 
Giáo trình 
1.    Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê-nin (dành cho sinh viên không học chuyên ngành lý luận chính trị) , Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021.
2.    Ngô Quế Lan, Trịnh Huy Hồng, Nguyễn Thị Phương Dung & Phan Yến Trang, 99 bài tập lý thuyết giá trị thặng dư , HUST Publ., 2022.
Sách tham khảo :
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng XI, XII.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 11-NQ / TW về “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” ngày 03/6/2017.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo một số vấn đề tổng kết lý luận và thực tiễn qua ba mươi năm đổi mới , Tạp chí Chính trị Quốc gia Sự thật, 2016.
4. Robert B. Ekelund và Robert F. Herbert, Lịch sử các lý thuyết kinh tế , Waveland Press, Inc.; Tái bản lần thứ 6, 2013.
5. David Begg , Stanley Fisher, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học , Mcgraw-Hill Publ., Ấn bản lần thứ 7, 2002.
6. Jeremy Rifkin, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba , Nhà xuất bản St. Martin's Griffin., 2013.
7. Klaus Schwab, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư , Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 2016.
8. Manfred B.Steger , Toàn cầu hóa , Nhà xuất bản Đại học Oxford, 2003.
9. Trần Thị Lan Hương, Ngô Quế Lan và cộng sự, Hướng dẫn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 , NXB ĐHBKHN, 2015. (Tài liệu tham khảo chương 4, 5, 6).

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng:  2(2-0-0-4) ~ 2.84 ECTs
  • Học phần tiên quyết:    Triết học Mác-Lênin (SSH1111) và Kinh tế chính trị Mác-Lênin (SSH1121)
  • Học phần học trước:    Kinh tế chính trị Mác-Lênin (SSH1121)
  • Học phần song hành:    Không

Mục tiêu
Học phần cung cấp cho sinh viên cái nhìn toàn diện về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, con đường mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay - từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam giúp sinh viên nâng cao nhận thức về thời đại mới của dân tộc - Thời đại Hồ Chí Minh, hiểu rõ, lý giải những vấn đề thực tiễn và vận dụng quan điểm của Đảng vào cuộc sống.
Ngoài ra, môn học củng cố cho học sinh kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình và thái độ nghiêm túc trong học tập, làm việc và cuộc sống.

Nội dung tóm tắt của học phần
Nội dung 1: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Nội dung 2: Dân chủ XHCN và nhà nước XHCN
Nội dung 3: Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH

Tài liệu học tập 
Giáo trình
[1] Bộ giáo dục và Đào tạo Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học Dành cho bậc đại học hệ không chuyên ngành lý luận chính trị, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021 https://moet.gov.vn/van-ban/vbdh/Pages/chi-tiet-van-ban.aspx?ItemID=2729 
[2] Bài giảng video trực tuyến và các file tài liệu trên hệ thống.
Sách tham khảo
[1]    Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng XI, XII, XIII
[2]    Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng HCM, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002
[3]    Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo một số vấn đề tổng kết lý luận và thực tiễn qua ba mươi năm đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật 2016.
[4]    Trần Thị Lan Hương, Ngô Quế Lân và các tác giả, Hướng dẫn ôn tập môn Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin (Học phần II), NXB Bách khoa 2015. Nội dung tham khảo chương 7,8,9 

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-0-0-4) ~ 2.84 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu: Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên cái nhìn tổng quát về sự ra đời của Đảng CSVN, đường lối do Đảng CSVN đề ra trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ năm 1930 cho đến nay- từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Học tập lịch sử Đảng nhằm nâng cao nhận thức về thời đại mới của dân tộc- thời đại Hồ Chí Minh. Từ đó, giúp sinh viên hiểu, lý giải những vấn đề thực tiễn và vận dụng được quan điểm của Đảng vào cuộc sống.
Ngoài ra, môn học củng cố cho sinh viên kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình và thái độ nghiêm túc với học tập, lao động, cuộc sống.

Nội dung tóm tắt của học phần

Chương 1: Đảng CSVN ra đời và lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930-1945) 
1.1. Đảng CSVN ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930)
1.2. Lãnh đạo quá trình đấu tranh giành chính quyền cách mạng (1930- 1945)
Chương 2: Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1954-1975)
2.1. Lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)
2.2. Lãnh đạo xây dựng CNXH ở Miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (1954-1975)
Chương 3: Đảng lãnh đạo cả nước quá độ lên CNXH và tiến hành công cuộc đổi mới (từ 1975 đến nay)
3.1. Lãnh đạo cả nước xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc (1975-1986)
3.2. Lãnh đạo công cuộc đổi mới, đảy mạnh CHN, HĐH và hội nhập quốc tế (từ 1986 đến nay)

Tài liệu học tập 

[1]    Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). Giáo trình lịch sử Đảng CSVN. NXB Chính trị quốc gia sự thật
Sách tham khảo
[1]    Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2001). Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập. NXB Giáo dục Việt Nam.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-0-0-4) ~ 2.84 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu

Tư tưởng Hồ Chí Minh là học phần cơ sở bắt buộc trong chương trình đào tạo Đại học của tất cả các chuyên ngành. Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức có tính hệ thống về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trình bày về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa, tác phong Hồ Chí Minh. Giúp sinh viên hiểu rõ về hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đến cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu cao cả là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người

Nội dung tóm tắt của học phần

Chương 1: Khái niệm, đối tượng, phương pháp và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. 
I.    Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
II.    Đối tượng nghiên cứu
III.    Phương pháp nghiên cứu
1.    Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
2.    Một số phương pháp cụ thể
IV.    Ý nghĩa của việc học tập môn học tư tưởng Hồ Chí Minh
1.    Góp phấn nâng cao năng lực tư duy lý luận
2.    Giáo dục và định hướng thực hành đạo đức cách mạng, củng cố niểm tin khoa học gắn liền với trau dồi tình cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước
3.    Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác
Chương 2: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
I.    Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
1.    Cơ sở thực tiễn
2.    Cơ sở lý luận
3.    Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh

II.    Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
1.    Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước mới
2.    Thới kỳ 1911 – 1920: Hình thành tư tưởng cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản
3.    Thời kỳ 1920 – 1930: Hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
4.    Thời kỳ 1930 – 1941: Vượt qua thử thách, giữ vững đường lối, phương pháp cách mạng Việt Nam đúng đắn, sáng tạo
5.    Thời kỳ 1941 – 1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta
III.    Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh
1.    Đối với cách mạng Việt Nam
2.    Đối với sự phát triển tiến bộ của nhân loại
Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
I.    Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
1.    Vấn đề độc lập dân tộc
2.    Về cách mạng giải phóng dân tộc
II.    Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội
1.    Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
2.    Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
3.    Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
III.    Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
1.    Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội
2.    Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để bảo đảm nền độc lập dân tộc vững chắc
3.    Điều kiện để bảo đảm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
IV.    Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam giai đoạn hiện nay. 1. Kiên định mục tiêu và con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh đã xác định
1.    Phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa
2.    Củng cố, kiện toàn, phát huy sức mạnh và hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị
Đấu tranh chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ

Chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân 
I.    Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
1.    Tính tất yếu và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
2.    Đảng phải trong sạch, vững mạnh

Thảo luận chương 4
II.    Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
1.    Nhà nước dân chủ
2.    Nhà nước pháp quyền
3.    Nhà nước trong sạch, vững mạnh
III.    Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác xây dựng Đảng và xây dựng Nhà nước
1.    Xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh
2.    Xây dựng Nhà nước
Chương 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế
I.    Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc
1.    Vai trò của đại đoản kết dân tộc
2.    Lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc
3.    Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
4.    Hình thức, nguyên tắc tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tôc – Mặt trận dân tộc thống nhất
5.    Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
II.    Tư tưởng Hồ Chí Minh về về đoàn kết quốc tế
1.    Sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế
2.    Lực lượng đoàn kết quốc tế và hình thức tổ chức
3.    Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
III.    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay
1.    Quát triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng
2.    Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công – nông – trí dưới sự lãnh đạo của Đảng
3.    Đại đoàn kết toàn dân tộc phải kết hợp với đoàn kết quốc tế
Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, con người
I.    Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
1.    Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác
2.    Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa
3.    Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới
II.    Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
1.    Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng
2.    Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
3.    Quan điểm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng
III.    Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
1.    Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người
2.    Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người
3.    Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người
IV.    Xây dựng văn hóa, đạo đức, con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 
1.    Xây dựng và phát triển văn hóa, con người
2.    Xây dựng đạo đức cách mạng

Tài liệu học tập Giáo trình
[1]    Bộ giáo dục và đào tạo (2021). Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. NXB Chính trịnh quốc gia sự thật.
[2]    Đề cương bài giảng môn học của nhóm chuyên môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đã thống nhất
Sách tham khảo
[1]    Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập. NXB Chính trị quốc gia sự thật (15 tập).
[2]    Đại tướng Võ Nguyên giáp (chủ biên) (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia sự thật
[3]    Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, GS.TS Song Thành (Chủ biên) (2006), Hồ Chí Minh tiểu sử, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội
[4]    Nguyễn Đình Lộc (1998), Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân, NXB Chính trị quốc gia
[5]    Song Thành (2005), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, NXB lý luận Chính trị

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng (Credits): 3(2-1-1-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): PH1110 (Vật lý 1/Physics 1); PH1120 (Vật lý 2/Physics 2)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở về chuyên ngành điện - điện tử: Khái niệm cơ bản về mạch điện, các đại lượng và các thông số cơ bản của mạch điện. Các phương pháp giải mạch điện xoay chiều một pha và ba pha tuyến tính ở chế độ xác lập. Học phần cũng cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý làm việc, mô tả toán học, các đặc tính làm việc của các loại máy điện thông dụng trong công nghiệp và dân dụng. 

Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên có khả năng:

  • Hiểu và nắm được các kiến thức cơ bản về mạch điện, phân tích và giải được các loại bài toán mạch điện một chiều, xoay chiều một pha và ba pha tuyến tính ở chế độ xác lập.
  • Nắm vững cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính toán được các thông số cơ bản và một số đặc tính của các lại máy điện thông dụng: máy biến áp, động cơ không đồng bộ, máy điện đồng bộ và máy điện một chiều.

Ngoài ra môn học cũng cung cấp cho sinh viên các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình và thái độ cần thiết để làm việc trong công ty sau này.

Nội dung: Khái niệm chung về mạch điện; Dòng điện xoay chiều; các phương pháp phân tích và giải mạch điện; Mạch điện xoay chiều ba pha; Khái niệm chung về máy điện; Máy biến áp; Máy điện không đồng bộ; Máy điện đồng bộ; Máy điện một chiều.

Tài liệu học tập

Giáo trình

1. Đặng Văn Đào, Lê Văn Doanh. Giáo trình Kỹ thuật điện + Bài tập Kỹ thuật điện, NXB KH&KT, 2002.
2. Phan Thị Huệ, Bài tập Kỹ thuật điện trắc nghiệm và tự luận, NXB Lao động và xã hội, 2004; NXB KH&KT, 2008, 2012.
Sách tham khảo
1. Nguyễn Bình Thành, Lý thuyết mạch tập 1, Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1971.
2. Trần Khánh Hà, Vũ Gia Hanh, Phan Tử Thụ, Nguyễn Văn Sáu, Máy điện tập 1,2, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 1997.
3. Phạm Văn Bình, Lê Văn Doanh,.Máy biến áp, lý thuyết, vận hành bảo dưỡng và thử nghiệm, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2002.

  • Khối lượng (Credits): 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): EE2020
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): EE3140

Mục tiêu
Cung cấp cho người học các kiến thức chung về cấu trúc hệ thống sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng, các vấn đề cơ bản trong phân tích, tính toán thiết kế và vận hành lưới điện trung và hạ áp. Sau môn học này người học sẽ biết cách tính toán, quy hoạch, thiết kế và vận hành các hệ thống cung cấp điện đảm bảo yêu cầu của phụ tải.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương I. Khái niệm chung về sản xuất và phân phối điện năng
Chương II. Phụ tải điện
Chương III. Các sơ đồ cung cấp điện
Chương IV. Tính toán kinh tế - kỹ thuật trong cung cấp điện 
Chương V. Tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong cung cấp điện 
Chương VI.  Tính toán ngắn mạch trong cung cấp điện 
Chương VII. Lựa chọn các thiết bị điện
Chương VIII. Đảm bảo chất lượng cung cấp điện 
Chương IX. Tính toán chiếu sáng công nghiệp 

Tài liệu tham khảo 
1.    Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp công nghiệp, đô thị và nhà cao tầng. Nguyễn công Hiền, Nguyễn mạnh Hoạch - NXB KH&KT, Hà nội 2006.
2.    Sách tra cứu về cung cấp điện xí nghiệp công nghiệp. A.A. Fedorov và G.V. Xerbinovxki ( Bản dịch của bộ môn Hệ thống điện, trường ĐHBK Hà nội) -NXB “ Mir” Maxcơva, 1980.
3.    Thiết kế cấp điện, Ngô Hồng Quang, Vũ Văn Tẩm, NXB KH&KT 2014.
4.    Electric Power Distribution, 4th Edition, A.S. Pabla, Tata Mc Graw-Hill, 1997.
5.    Electric Power Distribution System Engineering, Turan Gonen, Mc Graw-Hill, 1986

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng (Credits): 2(1-0-2-4) ~ 3.25 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu

Giúp sinh viên nắm được tổng quan về ngành công nghiệp nói chung và ngành năng lượng nói riêng. Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp năng lượng, nắm được những khái niệm cơ bản liên quan đến Kinh tế năng lượng, những chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa năng lượng – kinh tế - xã hội và môi trường. Môn học giúp sinh viên nắm rõ được các mục tiêu của chương trình đào tạo cũng như những định hướng chuyên sâu của chương trình đào tạo, có khả năng tổng hợp và trình bày một vấn đề kinh tế công nghiệp, công nghiệp năng lượng cụ thể cũng như hiểu biết được trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp. Học phần bao gồm: (1) Tổng quan về ngành công nghiệp và ngành năng lượng; (2) Một số thuật ngữ và khái niệm cơ bản; (3) Chương trình đào tạo Kinh tế công nghiệp, chuyên ngành Kinh tế năng lượng.

Nội dung học phần

Chương 1: Tổng quan về ngành công nghiệp nói chung và ngành năng lượng nói riêng. Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp năng lượng
1.1. Tổng quan chung về ngành công nghiệp.
1.2. Công nghiệp năng lượng và xu hướng phát triển
1.3. Vị trí, vai trò của ngành công nghiệp, năng lượng đối với sự phát triển kinh tế xã hội

1.4. Chuỗi cung ứng trong ngành năng lượng
1.5. Nhu cầu nhân lực của ngành về kinh tế và quản lý nói chung và Kinh tế năng lượng nói riêng.
1.6. Những yêu cầu cơ bản về nhiệm vụ/trách nhiệm và yêu cầu kiến thức/hiểu biết chung của các vị trí trong tổ chức.

Chương 2: Một số khái niệm cơ
bản
2.1. Các chỉ tiêu kinh tế xã
hội cơ bản

2.2. Khái niệm cơ bản về năng lượng và các chỉ tiêu đo lường, đánh giá

2.3. Mối quan hệ giữa kinh tế, năng lượng và môi trường

Chương 3: Chương trình đào tạo Kinh tế công nghiệp, chuyên ngành Kinh tế năng lượng
3.1. Mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và các định hướng chuyên sâu
3.2. Giới thiệu chi tiết về chương trình đào tạo
3.3. Kế hoạch, phương pháp học tập và các yêu cầu rèn luyện kỹ năng

Tài liệu học tập

Giáo trình:

1. Phạm Thị Thu Hà (2016), Kinh tế năng lượng; NXB Thống kê.

Tài liệu tham khảo

1. Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

1. Sanya Carley, Sara Lawrence (2014); Energy-Based Economic Development;

2. Peter M. Schwarz Publisher. Routledge (2017); Energy Economics (Routledge Textbooks in Environmental and Agricultural Economics) 1st Edition. https://www.amazon.com/Economics-Routledge-Textbooks-Environmental/Agricultural/ dp/0415676789/

Cách đánh giá học phần

Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng (Credits): 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): EM3230 (Thống kê ứng dụng/Applied Statistics)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung:  Sinh viên hiểu được các khái niệm cơ bản của kinh tế lượng, phân tích hồi quy hai biến, hồi quy bội, hồi quy với biến định tính, bản chất, nguyên nhân, hậu quả, cách phát hiện các hiện tượng: đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, tự  tương quan,…và các đặc trưng lựa chọn mô hình. Bên cạnh đó, trình bày được kỹ thuật ước lượng các tham số của mô hình: hồi quy hai biến, hồi quy bội, hồi quy với biến giả và các dạng bài toán suy diễn thống kê. Biết cách sử dụng mô hình để phân tích và dự báo. Vận dụng được phần mềm Eviews để thực hành tính toán, kiểm định mô hình nhằm chọn lựa mô hình phù hợp với thực tế, phản ánh được bản chất các quan hệ kinh tế. Xem xét các giải pháp để khắc phục, giải quyết các vấn đề phát sinh trong mô hình nghiên cứu. Phân tích được ý nghĩa từ kết quả mô hình đã chọn lựa, xây dựng các giải pháp và chính sách cho vấn đề kinh tế đang nghiên cứu. 

Học phần bao gồm những nội dung sau: (1) Giới thiệu về Kinh tế lượng và phân tích hồi quy; (2) Mô hình hồi quy hai biến, ước lượng và kiểm định; (3) Mô hình hồi quy đa biến; (4) Hồi quy với biến giả; (5) Đa cộng tuyến;  (6) Phương sai sai số thay đổi; (7) Tự tương quan.

Nội dung tóm tắt của học phần

Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ LƯỢNG VÀ PHÂN TÍCH HỒI QUY
1.1. Định nghĩa kinh tế lượng
1.2. Phương pháp luận của kinh tế lượng
1.3. Các bước thực hiện
1.4. Các dạng hàm trong kinh tế lượng
1.5. Các loại số liệu trong kinh tế lượng 
Chương 2: MÔ HÌNH HỒI QUY HAI BIẾN, ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH
2.1. Khái niệm phân tích hồi quy
2.2. Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS)
2.3. Các giả thiết của phương pháp OLS
2.4. Ước lượng các hệ số hồi quy
2.5. Độ chính xác của các ước lượng
2.6. Độ phù hợp của mô hình
2.7. Ước lượng khoảng tin cậy
2.8. Kiểm định các hệ số hồi quy
2.9. Dự báo bằng phân tích hồi quy
Chương 3: MÔ  HÌNH HỒI QUY ĐA BIẾN
3.1.     Giới thiệu mô hình hồi quy đa biến
3.2.     Các giả thiết của hồi quy đa biến
3.3.     Ước lượng các hệ số hồi quy
3.4.     Độ phù hợp và độ phù hợp hiệu chỉnh
3.5.     Ước lượng khoảng tin cậy
3.6.     Kiểm định các hệ số hồi quy
3.7.     Kiểm định ý nghĩa của mô hình
Chương 4: HỒI QUY VỚI BIẾN GIẢ
4.1.     Bản chất của biến giả.
4.2.     Hồi quy theo 1 biến định lượng và 1 biến định tính.
4.3.     Hồi quy theo 1 biến định lượng và 2 biến định tính.
4.4.     So sánh 2 hồi quy.
4.5.     Sử dụng biến giả trong phân tích mùa.
Chương 5: ĐA CỘNG TUYẾN
5.1. Bản chất và nguyên nhân của đa cộng tuyến
5.2. Hậu quả của đa cộng tuyến
5.3. Phát hiện đa cộng tuyến
5.4. Khắc phục đa cộng tuyến
Chương 6: PHƯƠNG SAI SAI SỐ THAY ĐỔI
6.1. Bản chất và nguyên nhân của phương sai sai số thay đổi
6.2. Hậu quả của phương sai sai số thay đổi
6.3. Phát hiệnphương sai sai số thay đổi
6.4. Khắc phụcphương sai sai số thay đổi
Chương 7: TỰ TƯƠNG QUAN
7.1 Bản chất và nguyên nhân của tự tương quan
7.2 Hậu quả của tự tương quan
7.3 Phát hiệntự tương quan
7.4 Khắc phục tự tương quan

Tài liệu học tập

Giáo trình:
1.    Phạm Cảnh Huy (2008). Bài giảng Kinh tế lượng. NXB Đại học Bách khoa
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1.    Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh (2013). Kinh tế lượng. NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1.    Hill, C., W. Griffiths, and G. Lim (2011). Principles of Econometrics. Wiley
2.    Jeffrey M. Wooldridge (2012). Introductory Econometrics A Modern Approach (5e)
3.    Studenmund, A. H. (2014). Using Econometrics: A Practical Guide, Pearson(6e)
Phần mềm sử dụng: Quantitative Micro Software (QMS). Eviews 8.

Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Học phần nhằm cung cấp những khái niệm cơ bản về marketing, vai trò của marketing đối với cá nhân và tổ chức hoạt động trong cơ chế thị trường và những quyết định chính của marketing trong doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ: mô tả được các công việc marketing cần làm và vai trò của marketing trong một tổ chức kinh doanh, phân biệt được hoạt động marketing với hoạt động tiêu thụ sản phẩm; trình bày được tiến trình chung của hoạt động marketing trong doanh nghiệp: phân tích môi trường vĩ mô, nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, xây dựng các chiến lược và chương trình marketing-mix; kể tên và mô tả được các nhóm tiêu chí thường sử dụng trong phân khúc thị trường người tiêu dùng và khách hàng tổ chức; diễn giải được ưu và nhược điểm của các chiến lược lựa chọn thị trường Mục tiêu và Nội dung: chiến lược marketing không phân biệt, marketing phân biệt và marketing tập trung; trình bày được các nội dung của các chính sách marketing-mix trong doanh nghiệp: chính sách sản phẩm, giá bán, kênh phân phối và truyền thông marketing; so sánh được các kiểu chiến lược marketing-mix đối với những loại sản phẩm khác nhau và điều kiện thị trường khác nhau.

Nội dung tóm tắt của học phần

Chương 1: Tổng quan về marketing
1.1 Marketing với tư cách là một hoạt động
1.2 Marketing với tư cách là một triết lý quản trị
1.3 Một số khái niệm cốt lõi của marketing
1.4 Vai trò của marketing đối với tổ chức và cá nhân
Chương 2: Hệ thống thông tin marketing và nghiên cứu thị trường
2.1 Thông tin và quyết định marketing
2.2 Thu thập thông tin marketing nội bộ
2.3 Thu thập thông tin sự kiện về môi trường bên ngoai
2.4 Nghiên cứu thị trường
Chương 3: Môi trường marketing của doanh nghiệp
3.1 Môi trường marketing vĩ mô
3.2 Môi trường marketing vi mô
Chương 4: Hành vi mua của khách hàng
4.1 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu hành vi mua của khách hàng
4.2 Hành vi mua của người tiêu dùng cá nhân
4.3 Hành vi mua của doanh nghiệp sản xuất
4.4 Hành vi mua của tổ chức phi lợi nhuận
Chương 5: Phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị
5.1 Giới thiệu chung
5.2 Phân khúc thị trường
5.3 Lựa chọn thị trường mục tiêu
5.4 Định vị
5.5 Tạo sự khác biệt
Chương 6: Quyết định về sản phẩm (P1)
6.1 Giới thiệu về P1 
6.2 Phát triển sản phẩm mới
6.3 Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm
6.4 Quyết định về bao bì
6.5 Quyết định về dịch vụ hỗ trợ
6.6 Quyết định về quản trị danh mục sản phẩm 
6.8 Chu kỳ sống của sản phẩm và các quyết định marketing
Chương 7: Quyết định về giá (P2)
7.1 Giới thiệu về P2
7.2 Các phương pháp định giá
7.3 Các kiểu chính sách giá
7.4 Chủ động thay đổi giá và đáp ứng trước thay đổi về giá
Chương 8: Quyết định về phân phối (P3)
8.1 Giới thiệu về P3
8.2 Quyết định về thiết kế kênh
8.3 Quyết định về quản trị nhà trung gian
8.4 Bán lẻ và bán sỉ
8.5 Logistics trong phân phối
Chương 9: Quyết định về truyền thông marketing (P4)
9.1 Giới thiệu về P4
9.2 Truyền thông marketing tích hợp (IMC)
9.3 Quảng cáo
9.4 Khuyến mại
9.5 Quan hệ công chúng (PR)
9.6 Marketing trực tiếp
9.7 Bán hàng cá nhân

Tài liệu học tập

Giáo trình

1. Philip Kotler & Gary Amstrong (2018). Nguyên lý Tiếp thị. NXB Lao động- Xã hội

Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1.    Trần Minh Đạo, chủ biên (2013), Giáo trình Marketing căn bản, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1.    William D. Perreault Jr., Joseph P. Cannon, E. Jerome McCarthy (2013), Basic Marketing: A Marketing Strategy Planning Approach, 19th edition, McGraw-Hill Education. ISBN-13: 978-0078028984.

Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): EM1010 (Quản trị học đại cương/Introduction to Management), EM1170 (Pháp luật đại cương/Introduction to the Legal Environment)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Học phần cung cấp những hiểu biết về các quy định pháp luật đại cương và pháp luật có ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế của các thể nhân và pháp nhân trong nền kinh tế thị trường, từ lúc một đơn vi kinh doanh ra đời, hoạt động tới khi chấm dứt hoạt động. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Có những hiểu biết tổng quan về nhà nước và pháp luật nói chung, pháp luật kinh tế nói riêng; (2) Phân biệt được các loại hình doanh nghiệp, nắm được quá trình thành lập doanh nghiệp; (3) Hiểu được những quy định về pháp luật hợp đồng, biết cách soạn thảo những bản hợp đồng thông dụng trong kinh doanh; (4) Nắm vững những quy định về pháp luật cạnh tranh; (5) Biết được những phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, ưu nhược điểm của từng phương thức giải quyết để từ đó có thể lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất; và (6) Nắm được cách thức doanh nghiệp rút lui khỏi thương trường thông qua quá trình phá sản hoặc giải thể doanh nghiệp.

Học phần bao gồm (1) tổng quan về pháp luật kinh tế, (2) Pháp luật về doannh nghiệp, (3) Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh, (4) Pháp luật về cạnh tranh, (5) pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, (6) pháp luật về phá sản và giải thể doanh nghiệp.

Nội dung tóm tắt của học phần

Chương 1: Nhận thức chung về Luật Kinh doanh
1.1    Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của Luật Kinh doanh
1.2    Vị trí của Luật Kinh doanh trong hệ thống pháp luật Việt Nam
1.3    Nguồn của Luật Kinh doanh
1.4    Chủ thể kinh doanh – Thương nhân
1.5    Trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn
1.6    Phân loại doanh nghiệp
Chương 2: Pháp luật về tổ chức kinh doanh 
2.1    Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh – Những vấn đề pháp lý cơ bản
2.2    Doanh nghiệp - Hình thức tổ chức kinh doanh chủ yếu nhất 
2.3    Các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam
Chương 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh
3.1    Khái niệm và phân loại hợp đồng trong kinh doanh
3.2    Các nguyên tắc giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng trong kinh doanh
3.3    Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong kinh doanh
3.4    Hợp đồng kinh doanh vô hiệu và cách thức xử lý
3.5    Cấu trúc của một bản hợp đồng trong kinh doanh
3.6    Vi phạm hợp đồng trong kinh doanh và chế tài xử lý 
3.7    Kỹ năng soạn thảo hợp đồng trong kinh doanh
3.8    Một số hợp đồng phổ biến trong kinh doanh
Chương 4: Pháp luật về cạnh tranh
4.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của cạnh tranh
4.2 Khái quát về pháp luật canh tranh.
4.3 Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh 
4.4 Pháp luật kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh.
Chương 5:  Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh.
5.1    Khái niệm, phân loại tranh chấp trong kinh doanh
5.2    Giải quyết tranh chấp và các yêu cầu đối với giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
5.3    Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
5.4    Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
5.5    Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải 
5.6    Giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại
5.7    Giải quyết tranh chấp tại Tòa án
5.8    Một số phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh khác
Chương 6: Pháp luật về phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
6.1 Tổng quan về phá sản doanh nghiệp, HTX
6.2 Pháp luật về giải quyết phá sản doanh nghiệp, HTX
6.3 Hậu quả pháp lý của việc giải quyết phá sản

Tài liệu học tập

Giáo trình
1. Phạm Duy Nghĩa (2019). Luật Kinh tế. NXB Công An Nhân Dân
 Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo tiếng Việt 
1.    Văn bản pháp luật
2.    Hiến pháp CHXHCN Việt Nam 2013. Chế độ kinh tế
3.    Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Bộ luật DS 2013, Luật Phá sản 2014, Luật HTX 2012, Bộ luật tố tụng DS 2015, Luật Cạnh tranh 2004, Luật trọng tài thương mại 2010…và các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị định, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị…)
4.    Chuyên khảo và các bài báo khoa học
5.    Phạm Duy Nghĩa (2004). Chuyên khảo Luật Kinh Tế - Sách chuyên khảo sau đại học. NXBĐHQGHN
6.    Nguyễn Ngọc Bích - Nguyễn Đình Cung (2009). Công ty: vốn, quản lý & tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005, , NXB Tri Thức Hà Nội.
7.    Websites:http://www.viet-studies.info/
8.    Các trang thông thường khác về Kinh tế - Luật kinh tế trên Internet
Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): MI2020 (Xác suất thống kê/Probabilities and Statistics)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Học phần này trang bị những kiến thức cơ bản về thu thập dữ liệu, phân tích thống kê mô tả, phân tích thống kê suy diễn, dự báo dựa trên số liệu thống kê trong kinh tế và kinh doanh. Sau khi kết thúc môn học này, sinh viên sẽ: kể tên và nêu được đặc điểm của hai lĩnh vực chính của khoa học thống kê; biết cách biểu diễn, mô tả tập dữ liệu thống kê bằng bảng tần số, đồ thị và các đại lượng đặc trưng như trung bình, trung vị và độ lệch chuẩn; tính được khoảng tin cậy của trung bình và tỷ lệ tổng thể; nắm được cách đặt các giả thuyết cần kiểm định; thực hiện được các kiểm định tham số trên một, hai và nhiều hơn hai tổng thể; thực hiện được các phân tích tương quan và hồi quy đơn biến và đa biến; biết cách dự báo dựa trên dãy số liệu theo thời gian; hiểu được phạm vi ứng dụng và biết cách tiến hành một số kiểm định phi tham số thường gặp.

Học phần bao gồm (1) giới thiệu chung về thống kê; (2) thu thập dữ liệu thống kê; (3) thống kê mô tả với bảng và đồ thị; (4) thống kê mô tả với các đại lượng đặc trưng số; (5) biến ngẫu nhiên và các quy luật phân phối xác suất thông dụng; (6) phân phối của tham số mẫu; (7) ước lượng tham số của tổng thể; (8) kiểm định tham số trên một và hai tổng thể; (9) phân tích phương sai (ANOVA); (10) hồi quy đơn và phân tích tương quan; (11) hồi quy bội; (12) kiểm định phi tham số; (13) dự báo trên dữ liệu chuỗi thời gian và (14) chỉ số.

Nội dung tóm tắt của học phần

Chương 1: Tổng quan về thống kê ứng dụng (2 tiết)
1.1     Khái niệm và nguồn gốc của thống kê
1.2    Các phương pháp nghiên cứu thống kê
1.3    Vai trò của thống kê trong kinh tế và xã hội
1.4    Một số khái niệm dùng trong thống kê
1.5    Khái quát quá trình nghiên cứu thống kê
Chương 2: Dữ liệu thống kê trong kinh tế và kinh doanh (4 tiết)
2.1    Khái niệm và phân loại dữ liệu
2.2    Các chỉ tiêu thống kê cơ bản trong kinh tế và kinh doanh
2.3    Các phương pháp thu thập dữ liệu
2.4    Các phương pháp lấy mẫu
2.5    Các phương pháp điều tra
2.6    Sai số trong điều tra thống kê
Chương 3: Trực quan hoá dữ liệu thống kê trong kinh tế và kinh doanh (6 tiết)
3.1    Trực quan hoá dữ liệu của biến định tính
3.2    Trực quan hoá dữ liệu cho biến định lượng
3.3    Tóm tắt dữ liệu cho hai biến nghiên cứu
3.4    Thực hành với Excel và SPSS
Chương 4: Các đại lượng đặc trưng của dữ liệu kinh doanh (6 tiết)
4.1        Các đại lượng đo lường xu hướng tập trung
4.2        Các đại lượng đo lường độ phân tán
4.3        Biểu đồ hình hộp
4.4        Đo lường mối quan hệ giữa hai biến
4.5        Ứng dụng vi tính
Chương 5: Ước lượng và kiểm định giả thuyết thống kê về tham số tổng thể (12 tiết)
5.1    Phân phối của các tham số mẫu
5.2    Lý thuyết về ước lượng và kiểm định
5.3    Ước lượng và kiểm định giả thuyết trên một tổng thể
5.4    Ước lượng và kiểm định giả thuyết trên hai tổng thể
5.5    Xác định cỡ mẫu cho bài toán ước lượng và kiểm định
Chương 6: Phân tích phương sai (4 tiết)
6.1     Tổng quan về phân tích phương sai    
6.2        Phân tích phương sai một yếu tố
6.3     Phân tích phương sai hai yếu tố
Chương 7: Kiểm định phi tham số (8 tiết)
7.1     Giới thiệu chung về kiểm phi tham số
7.2        Kiểm định dấu và hạng Wilcoxon về trung vị một tổng thể
7.3        Kiểm định tổng hạng Wilcoxon cho trung bình hai mẫu độc lập
7.4        Kiểm định dấu và hạng Wilcoxon cho mẫu cặp
7.5        Kiểm định Kruskal Wallis cho nhiều mẫu độc lập
7.6     Kiểm định Chi-bình phương về sự phù hợp
7.7        Kiểm định Chi-bình phương về tính độc lập
7.8        Thực hành kiểm định phi tham số với SPSS

Chương 8: Hồi quy và tương quan (12 tiết)
8.1     Làm quen với hồi quy
8.2     Mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến
8.3     Tương quan tuyến tính
8.4        Tương quan giữa các biến định tính
8.5        Hồi quy tuyến tính đa biến
8.6        Hồi quy với biến đầu vào định tính
8.7        Hồi quy phi tuyến
8.8     Thực hành phân tích hồi quy với SPSS

Tài liệu học tập

[1].    Hoàng Trọng (2018) Thống kê trong Kinh tế và kinh doanh, NXB Kinh tế TP Hồ Chí Minh (Dịch từ cuốn: Anderson, David R., Dennis J. Sweeney, Thomas A. Williams, Jeffrey D. Camm, James J. Cochran (2012), Statistics for Business and Economics 11th, South-Western Cengage Learning, USA.)
[2].    Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011), Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội, NXB Lao động – Xã hội
[3].    Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011), Bài tập và bài giải Thống kê ứng dụng trong kinh tế – xã hội, NXB Lao động – Xã hội
a.    Phần mềm Microsoft Excel và SPSS

Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng (Credits): 3(2-2-0-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu: cung cấp kiến thức cơ bản và hiện đại về quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp- quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ trong các doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này sinh viên có khả năng: ứng dụng được các phương pháp, các mô hình định lượng được trang bị để giải quyết các vấn đề khác nhau của quản trị tác nghiệp thông qua các bài tập đi kèm và bài tập lớn. Học phần sẽ cung cấp những nền tảng lý thuyết quan trọng về hệ thống sản xuất, những vấn đề chính của quản trị tác nghiệp và những phương pháp, công cụ phân tích, tính toán định lượng và định tính để giúp giải quyết những vấn đề đó.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Khái quát về sản xuất và quản lý sản xuất
1.1 Khái niệm sản xuất
1.2 Phân loại sản xuất
1.3 Nội dung và mục tiêu của quản lý sản xuất
1.4 Quan hệ giữa quản lý sản xuất và các chức năng quản lý khác trong doanh nghiệp
1.5 Kết cấu hệ thống sản xuất 
1.6 Chiến lược sản xuất
1.7 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất
Chương 2: Quản trị công suất
2.1. Khái niệm về công suất
2.2. Phân loại công suất
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng công suất
2.4. Hoạch định công suất chiến lược
Chương 3: Chu kỳ sản xuất
3.1. Khái niệm về chu kỳ sản xuất
3.2. Tính chu kỳ sản xuất cho quá trình sản xuất giản đơn
3.3. Tính chu kỳ sản xuất cho quá trình sản xuất phức tạp 
3.4. Các phương hướng giải pháp giảm chu kỳ sản xuất cho các quá trình sản xuất
Chương 4: Tổ chức sản xuất dây chuyền
4.1. Khái niệm về dây chuyền sản xuất
4.2. Phân loại dây chuyền sản xuất
4.3. Tổ chức dây chuyền sản xuất liên tục
4.4. Tổ chức dây chuyền sản xuất gián đoạn
4.5. Các phương hướng đảm bảo hiệu quả cho hoạt động của dây chuyền sản xuất 
Chương 5: Kế hoạch hóa sản xuất
5.1. Khái niệm và tầm quan trọng của kế hoạch trong quản trị sản xuất
5.2. Quy trình chung về kế hoạch hóa sản xuất
5.3. Kế hoạch tổng hợp (kế hoạch sản xuất trung hạn)
5.4. Kế hoạch sản xuất ngắn hạn và tác nghiệp 
Chương 6: Lập kế hoạch cho sản xuất theo dự án
6.1. Khái niệm về dự án
6.2. Các phương pháp lập kế hoạch cho sản xuất theo dự án
6.3. Giảm thời gian chu kỳ dự án (PERT/COST) 
6.4. Điều chỉnh kế hoạch khi bị hạn chế các nguồn lực

Tài liệu học tập
Giáo trình
1.    Nguyễn Văn Nghiến. (2009). Quản lý sản xuất và tác nghiệp. Nhà xuất bản giáo dục.
2.    Trương Đức Lực & Nguyễn Đình Trung. (2010). Giáo trình Quản trị tác nghiệp. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1.    Nguyễn Đình Trung. (2011). Bài tập quản trị tác nghiệp. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1.    William J. Stevenson. (2011). Production/ Operation Management. McGraw-Hill Companies.
2.    Richard B. Chase, Nicholas J. Aquilano, F. Robert Jacobs. (2004). Operations Management for Competitive Advantage. McGraw-Hill Companies.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 3(2-2-0-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Học phần nhằm giúp người học nắm được các vấn vấn đề cơ bản về đầu tư, dự án đầu tư, môi trường và nguồn vốn đầu tư; nắm vững lý thuyết về đánh giá hiệu quả dự án đầu tư và vận dụng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư; nắm vững lý thuyết về dự án năng lượng và vận dụng ở mức độ nhất định trong việc đánh giá và quản lý một dự án năng lượng cụ thể.

Nội dung chính của học phần bao gồm: Tổng quan về dự án đầu tư, dự án năng lượng, dòng tiền dự án, giá trị  dòng tiền theo thời gian, các chỉ tiêu  đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư năng lượng, phân tích hiệu quả dự án năng lượng trong điều kiện có rủi ro, phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự án năng lượng, quản lý dự án năng lượng.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Các khái niệm cơ bản
Chương 2: Dòng tiền dự án
Chương 3: Giá trị  dòng tiên theo thời gian 
Chương 4: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư
Chương 5: Phân tích hiệu quả tài chính dự án năng lượng
Chương 6: Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội dự án năng lượng
Chương 7: Phân tích hiệu quả dự án năng lượng trong điều kiện có rủi ro

Tài liệu học tập
Bài giảng :
1.    Phạm Thị Thu Hà (2013), Bài giảng phân tích và quản lý dự án đầu tư
2.    Phạm Thị Thu Hà (2013), Tập bài tập : phân tích hiệu quả dự án đầu tư.
3.    Phạm Thị Thu Hà, (2014), Tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư
Sách tham khảo:
1.    TS Phạm Phụ,  Phân tích và lựa chọn dự án đầu tư (kinh tế  - kỹ thuật ), NXB Trường ĐHBK TP Hồ Chí Minh
2.    Tung Au, Thomas P. Au - Allyn and Bacon, Inc, Engineering Economics for Capital Investment Analysis 
3.    TS Đặng Minh Trang (2003), Tính toán dự án đầu tư (kinh tế  - kỹ thuật),  NXB Thống kê  
4.    TS Đặng Minh Trang (2004), Quản trị dự án đầu tư, Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
5.    Project Stadard Guide. Sách hướng dẫn sử dụng phần mềm Microsoft Office Project 2003
6.    Microsoft office project 2003. Step by step
7.    World Bank (2015), Guidelines for Economic Analysis of Power Sector Projects

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): IT1130 (Tin học đại cương/Introduction to Information Technology)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản có liên quan tới việc xây dựng và quản lý hệ thống thông tin dùng trong công tác quản lý doanh nghiệp, cách phân tích các yếu tố và thiết lập hệ thống thông tin hỗ trợ quyết định cho doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có khả năng: thiết kế và quản lý các tổ chức với sự trợ giúp của công nghệ thông tin; xác định và tiếp cận được với các công nghệ thông tin mới nhất; quản lý việc thay đổi trong tổ chức do sự thay đổi của công nghệ thông tin; nhận diện và làm chủ được các cơ hội trên thị trường do công nghệ thông tin đem lại để phát triển tổ chức sẵn có và tạo ra các tổ chức mới.

Học phần bao gồm: (1) tổng quan về hệ thống thông tin; (2) các thành phần của hệ thống thông tin: phần cứng, phần mềm, hệ thống truyền thông; (3) các thành phần của hệ thống thông tin: cơ sở dữ liệu; (4) xây dựng và phát triển hệ thống thông tin; (5) hệ thống hỗ trợ ra quyết định; (6) hệ thống thông tin tích hợp; (7) thương mại điện tử; và (8) quản lý ứng dụng hệ thống thông tin trong môi trường kinh doanh thay đổi.

Nội dung tóm tắt của học phần

Chương 1: Tổng quan về hệ thống thông tin quản lý
1.1 Thời đại thông tin
1.2 Hệ thống thông tin quản lý
1.3 Vai trò và tác động của các hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
1.4 Xu hướng phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông
Chương 2: Cơ sở hạ tầng công nghệ của hệ thống thông tin
2.1. Phần cứng    
2.2. Hệ thống truyền thông
2.3. Phần mềm
Chương 3: Quản lý nguồn dữ liệu
3.1. Các loại thông tin trong doanh nghiệp
3.2. Nguồn thông tin trong doanh nghiệp
3.3. Dữ liệu và thông tin
3.4. Mô hình dữ liệu
3.5. Thiết kế cơ sở dữ liệu
3.6. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
3.7. Công nghệ, quản lý và người sử dụng cơ sở dữ liệu
3.8. Các nguyên tắc quản trị cơ sở dữ liệu
Chương 4: Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý
4.1. Quy trình phát triển hệ thống
4.2. Các phương pháp xây dựng và phát triển hệ thống
4.3. Các phương pháp quản lý xây dựng và phát triển hệ thống thông tin
4.4. Nguyên nhân thành công và thất bại trong xây dựng và phát triển hệ thống thông tin
Chương 5: Các hệ thống thông tin độc lập trong doanh nghiệp
5.1. Phân loại theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra
5.2. Phân loại theo chức năng nghiệp vụ
5.3. Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định
Chương 6: Các hệ thống thông tin tích hợp
6.1. Khái niệm về tích hợp hệ thống
6.2. Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
6.3. Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng
6.4. Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng
6.5. Hệ thống thông tin cung cấp tri thức
6.6. Thương mại điện tử
Chương 7: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp
7.1. Thách thức đối với các doanh nghiệp
7.2. Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin 
7.3. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong thời đại thông tin
7.4. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong môi trường kinh doanh toàn cầu
Tài liệu học tập

Giáo trình
[1].    Phạm Thị Thanh Hồng (2012). Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý, NXB Bách khoa Hà Nội
[2].    Laudon, K.C. & J.P. Laudon (2020). Management Information Systems: Managing the Digital Firm, 16th edition, Prentice Hall: New Jersey, USA;
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
[1].    Trần Thị Song Minh (2012). Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
[1].    Haag, Stephen and Cummings, Maeven (2012). Management Information Systems for the Information Age, 9th Edition, McGraw-Hill Education;
[2].    R. Kelly Rainer, Brad Prince, and Hugh J. Watson (2015). Management Information Systems, 3rd Edition, Willey
[3].    Luther M Maddy III (2017). Excel 2016: Database and Statistical Features, CreateSpace Independent Publishing Platform
[4].    Joseph Valacich and Christoph Schneider (2018). Information System Today, Managing in the Digital World, 8th Edition, Pearson

Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: Điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng (Credits): 3(2-2-0-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): EM1600 (Nhập môn Kinh tế công nghiêp/Introduction to the Major of Industry Economics)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu
Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về phân phối tối ưu các tổ máy trong nhà máy nhiệt điện và trong hệ thống điện. Học phần cung cấp những khái niệm cơ bản liên quan đến vận hành tối ưu nhà máy nhiệt điện và hệ thống điện, phương pháp phân phối tối ưu giữa các tổ máy trong nhà máy và phương pháp phân phối tối ưu giữa các nhà máy trong hệ thống ở ngắn hạn và trung hạn.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1. Đặc điểm cơ bản và các chỉ tiêu sản xuất năng lượng 
Chương 2. Bộ máy tổ chức quản lý trong nhà máy điện
Chương 3. Đặc tính năng lượng của các thiết bị chính trong nhà máy nhiệt điện
Chương 4. Phân phối tối ưu phụ tải giữa các tổ máy trong nhà máy nhiệt điện
Chương 5. Cân bằng năng lượng trong nhà máy nhiệt điện 
Chương 6. Kế hoạch năm của nhà máy nhiệt điện
Chương 7. Một số khái niệm cơ bản
Chương 8. Dự trữ công suất trong hệ thống điện
Chương 9. Phương thức vận hành tối ưu trong hệ thống điện

Tài liệu học tập
Giáo trình
[1]    Phan Diệu Hương (2010), Kinh tế vận hành hệ thống, Nhà xuất bản Bách Khoa HN.
[2]    Phan Diệu Hương, Bài giảng Kinh tế vận hành hệ thống.
Sách tham khảo
[1]    Bộ Công Thương, Cục điều tiết điện lực, Hà Nội (12/12/2017), Quy trình lập kế hoạch vận hành năm, tháng và tuần tới, Hà Nội.
[2]    Bộ Công Thương, Cục điều tiết điện lực Quy trình lập lịch huy động tổ máy, vận hành thời gian thực và tính toán thanh toán trong thị trường điện (2016), Hà Nội.
[3]    Trần Quang Khánh (2009), Vận hành hệ thống điện, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[4]    Bộ môn Hệ thống điện (2008), Vận hành hệ thống điện, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.
[5]    Lã Văn Út (2002), Một số vấn đề về vận hành kinh tế hệ thống điện, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
[6]    Trần Bách (1999), Tối ưu hoá chế độ của hệ thống điện, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
[7]     Ram M. Shrestha (1998), Electricity Economics and Planning, Energy Program, AIT, Thailand.
[8]     Antonio J. Conejo and Luis Baringo (2017), Power system operations, ISBN: 3319694065 Springer.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): EM1100 (Kinh tế học vi mô/Principles of Microeconomics), EM1110 (Kinh tế học vĩ mô/ Principles of Macroeconomics)
  • Học phần học trước (Pre-courses): EM1600 (Nhập môn Kinh tế công nghiêp/Introduction to the Major of Industry Economics)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu
Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về các đặc trưng, cơ chế vận hành của thị trường năng tế bao gồm: Thị trường dầu mỏ, thị trường khí đốt, thị trường than đá, thị trường điện ở quy mô quốc tế và trong nước
Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng:
-    Nắm bắt được các tác nhân chính của các thị trường năng
-    Cơ chế hoạt động và cấu trúc các thị trường năng lượng
-    Giải thích được các động thái của các thị trường năng lượng
-    Nghiên cứu ở quy mô quốc tế và thị tường trong nước,
-    Xây dựng các dự liệu đầu vào cho chính sách năng lượng quốc gia

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Các kiến thức kinh tế học cơ bản về cấu trúc thị trường
Chương 2: Thị trường dầu mỏ
Chương 3: Thị trường khí đốt
Chương 4: Thị trường than đá
Chương 5: Các mô hình tổ chức thị trường điện

Tài liệu học tập
Tài liệu tham khảo tiếng Việt:
[1]    Bùi Xuân Hoi [2021]: Các mô hình tổ chức thị trường điện lực, Tập bài giảng, Đại học Bách khoa Hà nội.
[2]    Bùi Xuân Hồi [2008]: Giáo trình Lý thuyết giá năng lượng, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật,
Tài liệu tham khảo tiếng Anh + tiếng Pháp
[1]    Anco S. Blazev [2016]: Global Energy Market Trends, Published September 19, 2016 by River Publishers.
[2]    Asia Pacific Energy Reseach Centre (2000), Electricity Sector Deregulation in the APEC Region
[3]    EinHorn M.A. (Ed) (1994): From Regulation to Competition: New frontiers in Electricity Markets, Kluwer Academic Publishers.
[4]    Helm D. and Jenkinson T. (2016): Competition in Regulated Industries, Oxford University Press, Oxford 1998
[5]    Paul L. Joskow (August 2015), Electricity Sector Restructuring and Competition: Lesson Learned.
[6]    ADELMAN M.A [1972] : “ The World Petroleum Market ”, Edition J. Hopkins University Press, 438 pages
[7]    ANGELIER J.-P. [1999] : La formation des prix des énergies sur le marché international, Paris, EFE- Edition Formation Entreprise, 13 pages
[8]    ANGELIER J-P [1990] : Le pétrole, Collection Cyclope, Editions Economica, 112 pages
[9]    AYOUB A. et PERCEBOIS J., [1987] : Le pétrole : Marchés et stratégies, Editions Economica, Paris, 396 pages
[10]    CHEVALIER J-M. [1997] : Contestabilité des marchés et nouvelles dynamique concurrentielle : une nouvelle problématique économique de l’énergie, in Revue de l’Energie, n°486, pp.209-216
[11]    PERCEBOIS J.[1997] : Energie et théorie économique, Editions Cujas, Paris, 460 pages

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 3(2-2-0-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): MI3131(Toán kinh tế/Mathematics for Economics)  
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu
Sinh viên hiểu và sử dụng các phương pháp quy hoạch toán học, hiểu được các nguyên lý, các bước xây dựng quy hoạch hệ thống năng lượng, ứng dụng vào thực tế, hiểu các     nguyên lý, các bước xây dựng quy hoạch hệ thống điện, hiểu và sử dụng một số phần mềm phục vụ cho quy hoạch. Môn học bao gồm: (1) Các khái niệm chung; (2) Các nội dung cơ bản xây dựng quy hoạch phát triển năng lương; (3) Các mô hình sử dụng trong quy hoạch; (4) Quy hoạch năng lượng tổng thể; (5) quy hoạch hệ thống điện. 

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương I: Các khái niệm chung
Chương II: Các nội dung cơ bản xây dựng quy hoạch phát triển năng lương
Chương III: Các mô hình quy hoạch
Chương IV: Quy hoạch năng lượng tổng thể
Chương V: Quy hoạch phát triển hệ thống điện

Tài liệu học tập
Giáo trình
[1]    Nguyễn Hoàng Lan, Trần Văn Bình (2022), Bài giảng Quy hoạch phát triển năng lượng
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1.    Nguyễn Lân Tráng (2007), Quy hoạch phát triển hệ thống điện
[1]    Phan Diệu Hương (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng ràng buộc môi trường đến Quy hoạch năng lượng tổng thể của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
[1]    Community for Energy, Environment and Development COMMEND (2014). An Introduction to LEAP.
[2]    Energy Technology Systems Analysis Programme (2005), Documentation for the TIMES Model
[3]    IPCC (2001), Climate change 2001: Impacts, adaptation and vulnerability.
[4]    IPCC (2006), IPCC Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories.
[5]    IPCC (2013), 2013 Supplement to 2006 IPCC Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories: Wetlands
[6]    Ministry of Industry and Trade of the Socialist Republic of Vietnam, MOIT (2013). Vietnam Energy Overview.
Phần mềm sử dụng
LINDO SYSTEMS Inc. LINDO, TIMES    

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của kinh tế thị trường và vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường.
Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về thị trường, ứng xử của người mua, người bán và vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường. Học phần bao gồm: (1) Kinh tế học và những vấn đề cơ bản của kinh tế học; (2) Thị trường, cung và cầu; (3) Lý thuyết về tiêu dùng; (4) Lý thuyết về sản xuất; (5) Cấu trúc thị trường và cạnh tranh không hoàn hảo; (6) Thị trường các yếu tố sản xuất; (7) Sự suy thoái của thị trường và vai trò của chính phủ.

Nội dung tóm tắt của học phần:

Chương 1: KINH TẾ HỌC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC

1.1 Kinh tế học là gì?

1.2 Khan hiếm nguồn lực và sự lựa chọn

1.3 Cơ chế vận hành hệ thống kinh tế

1.4 Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc

1.5 Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô

Chương 2: THỊ TRƯỜNG, CẦU VÀ CUNG

2.1 Thị trường

2.2 Cầu

2.3 Cung

2.4 Mối quan hệ cung – cầu, cân bằng thị trường

2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng cầu

2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng cung

2.7 Thị trường tự do và kiểm soát giá cả

Chương 3: LÝ THUYẾT VỀ TIÊU DÙNG

3.1 Độ co giãn của cầu đối với giá

3.2 Độ co giãn của cầu đối với thu nhập

3.3 Độ co giãn chéo của cầu

3.4 Sự lựa chọn của người tiêu dùng

3.5 Cầu cá nhân và cầu của thị trường

3.6 Dự đoán cầu theo kinh nghiệm

Sách tham khảo:
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
[1] Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhóm Công tác Điện và Năng lượng (2019), Kế hoạch Năng lượng sản xuất tại Việt Nam
[2] Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Namđến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.
[3] Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tài liệu tham khảo tiếng Anh
[4] IRENA (2020), Global Renewables Outlook 2020
[5] IRENA (2020), ENERGY SUBSIDIES - Evolution in the Global Energy Transformation to 2050
[6] BP p.l.c. 2020, Statistical Review of World Energy 2020
[7] Centre for Media and Development Initiatives (2019), VIETNAM ENERGY UPDATE REPORT
[8] Foulds, R. Robison (eds.) (2018), Advancing Energy Policy
[9] Ignacy Lukasiewicz Energy Policy Institute (2017), Energy Policy Transition
[10] Vincenzo Dovì and Antonella Battaglini (2016), Energy Policy and Climate Change, Publisher Shu-Kun Lin.
[11] Andrew, John Chapman (2016), A Framework for Energy Policy Evaluation and Improvement Incorporating Quantified Social Equity
[12] Victorio Oxilia &Gerardo Blanco (2016), Energy Policy – A Practical Guidebook, The Latin American Energy Organization.
[13] Sanya Carley & Sara Lawrence (2014), Energy-Based Economic Development, Springer-Verlag London.
[14] Benjamin K. Sovacool (2011), Evaluating the Energy Security Impacts of Energy (The Routledge Handbook of Energy Security), Policies, Routledge.

Cách đánh giá: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

    • Khối lượng (Credits): 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ECTs
    • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
    • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
    • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

    Mục tiêu
    Trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản về các dạng sử dụng năng lượng trong các ngành kinh tế quốc dân và đời sống dân sinh, các kỹ năng triển khai công tac kiểm toán năng lượng, nhận dạng các cơ hội tiết kiệm năng lượng và xây dựng, phân tích, đánh giá các dự án tiết kiệm năng lượng cho các hộ tiêu thụ.
    Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng:
    -    Nhận thức được lợi ích của các hoạt động sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng
    -    Tổ chức các hoạt động quản lý sử dụng năng lượng tại các doanh nghiệp, các đơn vị và tổ chức
    -    Tiến hành các hoạt động kiểm toán năng lượng, đề xuất các giải pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức
    -    Lập, phân tích, đánh giá hiệu quả các dự án tiết kiệm năng lượng 

    Nội dung tóm tắt của học phần
    Chương 1: Nhập môn quản lý sử dụng năng lượng
    Chương 2: Sử dụng năng lượng trong các ngành kinh tế và các công cụ quản lý.
    Chương 3:
    Chương 4: Quản lý sử dụng năng lượng hệ thống chiếu sáng
    Chương 5: Quản lý sử dụng động cơ điện
    Chương 6: Quản lý sử dụng lò hơi và mạng nhiệt
    Chương 7: Quản lý sử dụng điều hòa và hệ thống lạnh
    Chương 8: Quản lý sử dụng năng lượng trong doanh nghiệp.

    Tài liệu học tập
    Giáo trình: 
    Trần Văn Bình, Nguyễn Hoàng Lan: Quản lý sử dụng năng lượng. NXB Bách khoa Hà Nội, năm 2020.
    Sách tham khảo: 
    [1]    Dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa”(2010): Hướng dẫn kiểm toán năng lượng các tập I, II và III. NXB Bách Khoa Hà Nội, năm 2010.
    [2]    Dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa”(2010): Hướng dẫn thiết kế, xây dựng, vận hành lò con thoi nung gốm sứ. NXB Bách Khoa Hà Nội, năm 2010.
    [3]    Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (năm 2006): Hướng dẫn sử dụng năng lượng hiệu quả trong các ngành công nghiệp ở Châu Á. Bản dịch của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam.  ISBN 92-8072647-1 DTI/0742/PA
    [4]    Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn các ngành: Sản xuất giấy và bột giấy, Dệt – Nhuộm, Sản xuất tinh bột sắn
    Sách tham khảo tiếng Anh
    [1]    Barney L. Capehart, Wayne C. Turner, William J. Kennedy (2016): Guide to Energy Management (7th edition). Published by The Fairmont Press, Inc.
    [2]    Alan P. Rossiter & Beth P. Jones (2015). Energy Management and Efficiency for the Process Industries.  Published by John Wiley & Sons, Inc.
    [3]    Steven Fawkes, Kit Oung and David Thorpe (2016): Best Practices and Case Studies for Industrial Energy Efficiency Improvement. Copenhagen: UNEP DTU Partnership.

    Cách đánh giá học phần
    Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm bảo vệ kết quả thực tập (50%).

    • Khối lượng (Credits): 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ECTs
    • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
    • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
    • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

    Mục tiêu và Nội dung: Kết thúc học phần, học viên cần nắm được vai trò của kế toán quản trị trong quản lý doanh nghiệp, nắm được những kỹ năng xây dựng các báo cáo kế toán quản trị và đặc biệt, kỹ năng phân tích và sử dụng các báo cáo cho quá trình ra quyết định. Kiến thức học phần sẽ là cơ sở tốt cho sinh viên hành nghề Kế toán quản trị tại các doanh nghiệp hoặc thực hiện chức năng bổ sung về kế toán quản trị bên cạnh chuyên môn kế toán tài chính. Ngoài ra, là kiến thức ban đầu và bổ trợ tốt nếu sinh viên xem xét luyện thi chứng chỉ CMA để làm việc như một nhân viên Kế toán quản trị tại công ty quốc tế.

    Học phần bao gồm: Tổng quan về kế toán quản trị trong quản lý doanh nghiệp; Phân loại chi phí, kế toán chi phí và giá thành phục vụ mục tiêu quản trị; Phân tích mối quan hệ chi phí, sản lượng và lợi nhuận; Phân tích báo cáo bộ phận; Lập dự toán ngân sách; Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức và phân tích chi phí; Sử dụng thông tin kế toán quản trị để ra quyết định ngắn hạn; Sử dụng thông tin kế toán quản trị để ra quyết định dài hạn.

    Nội dung tóm tắt của học phần
    Chương 1: Tổng quan về kế toán doanh nghiệp
    1.1    Khái niệm kế toán
    1.2    Các nguyên tắc kế toán chung 
    1.3    Đối tượng kế toán
    1.4    Giới thiệu báo cáo tài chính
    1.5    Vai trò của kế toán trong doanh nghiệp
    Chương 2: Tổng quan về kế toán quản trị
    2.1 Quá trình hình thành và phát triển kế toán quản trị
    2.2 Vai trò của kế toán quản trị
    2.3 So sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính
    2.4 Đạo đức nghề nghiệp kế toán quản trị
    Chương 3: Phân loại chi phí
    3.1 Tổng quan về chi phí
    3.2 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
    3.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh
    3.4 Phân loại chi phí trong kiểm tra và ra quyết định
    3.5 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
    Chương 4: Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận
    4.1 Một số khái niệm cơ bản
    4.2 Ứng dụng phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận
    4.3 Phân tích điểm hoà vốn
    4.4 Hạn chế của phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận
    Chương 5: Dự toán ngân sách
    5.1 Mục đích của dự toán ngân sách
    5.2 Trách nhiệm và trình tự lập dự toán ngân sách 
    5.3 Dự toán ngân sách
    Chương 6: Phân tích biến động chi phí
    6.1 Tổng quan về phân tích biến động chi phí
    6.2 Chi phí định mức
    6.3 Phân tích biến phí
    6.4 Phân tích chi phí sán xuất chung
    Chương 7: Đánh giá trách nhiệm quản lý
    7.1 Kế toán trách nhiệm
    7.2 Đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm
    7.3 Phân tích báo cáo bộ phận
    Chương 8: Định giá bán sản phẩm
    8.1 Một lý thuyết cơ bản trong định giá bán sản phẩm
    8.2 Các chiến lược định giá bán sản phẩm
    8.3 Định giá bán theo chi phí mục tiêu
    8.4 Định giá bán sản phẩm mới
    Chương 9: Phân tích thông tin thích hợp để ra quyết định sản xuất kinh doanh ngắn hạn
    9.1 Thông tin thích hợp
    9.2 Ứng dụng thông tin thích hợp để ra quyết định sản xuất kinh doanh ngắn hạn
    Chương 10: Phân tích thông tin thích hợp để ra quyết định sản xuất kinh doanh dài hạn
    10.1 Tổng quan về đầu tư sản xuất kinh doanh dài hạn và vốn đầu tư sản xuất kinh doanh dài hạn 
    10.2 Ảnh hưởng của thời giá tiền tệ đến quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh dài hạn 
    10.3 Các phương pháp quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh dài hạn 

    Tài liệu học tập
    Giáo trình
    1.   Bộ môn Kế toán quản trị - Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Tài chính
    Tài liệu tham khảo
    Tài liệu tham khảo tiếng Việt
    1.    Nguyễn Ngọc Quang (2014). Kế toán quản trị. Đại học Kinh tế Quốc dân 
    Tài liệu tham khảo tiếng Anh
    1.  Garrison R. H., Noreen E. W. and Brewer B. C. (2012). Managerial Accounting. McGraw-Hill/Irwin2.Kaplan Publishing. (from September 2017 to August 2018 inclusive). ACCA F3 Study Text. Financial Accounting. ISBN: 978-1-78415-807-4
    2.  Warren C. S., Reeve, J. M.and Duchac J. E. (2009). Accounting. Thomson, South-Western. 

    Cách đánh giá học phần
    Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

    • Khối lượng (Credits): 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ECTs
    • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
    • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
    • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

    Mục tiêu và Nội dung: Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về năng lượng, các nguồn năng lượng sơ cấp (hóa thạch và tái tạo), công nghệ biến đổi năng lượng, và tác động môi trường từ việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng này. Học phần bao gồm: (1) Khái niệm chung về năng lượng, (2) Than và công nghệ sử dụng than để sản xuất năng lượng, (3) Dầu và công nghệ đốt dầu để sản xuất năng lượng, (4) Khí tự nhiên và công nghệ đốt khí để sản xuất năng lượng, (5) Năng lượng mặt trời và công nghệ năng lượng mặt trời (6) Năng lượng gió và công nghệ năng lượng gió (7) Năng lượng sinh khối và công nghệ năng lượng sinh khối (8) Thủy năng và công nghệ thủy năng (9) Năng lượng địa nhiệt và công nghệ năng lượng địa nhiệt (10) Năng lượng đại dương
    và công nghệ năng lượng đại dương (11) Năng lượng hạt nhân và công nghệ điện hạt nhân.

Quản lý sử dụng năng lượng
  • Khối lượng: 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ECTs
  • Học phần tiên quyết: Không
  • Học phần học trước: EE3140 Máy điện I, EE3245 Thiết bị đóng cắt và bảo vệ
  • Học phần song hành: Không

Mục tiêu

Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về hệ thống quản lý năng lượng. Sau học phần này, người học sẽ có kiến thức chắc chắn về hệ thống quản lý năng lượng bao gồm: người quản lý năng lượng, các công cụ cũng như tiêu chuẩn để đánh giá hệ thống năng lượng, cách xây dựng hệ thống để đánh giá cũng như quản lý năng lượng trong công nghiệp và dân dụng ... Môn học yêu cầu bắt buộc người học biết sử dụng các công cụ hiệu quả để có thể thiết lập được hệ thống quản lý năng lượng tích hợp với các hệ thống tiêu chuẩn cũng như các hệ thống quản lý bên trong hệ thống.
Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng:

  • Thiết kế được hệ thống quản lý năng lượng tích hợp các hệ thống chất lượng hoặc tiêu chuẩn khác trong đơn vị.
  • Nắm vững các tiêu chuẩn, cách thức đánh giá các chỉ tiêu về năng lượng cũng như về quản lý năng lượng cho tòa nhà….

Nội dung học phần

Chương 1. Giới thiệu chung về KTNL
1.1. Khái niệm KTNL
1.2. Các quy định Pháp luật về KTNL
1.3. Các thiết bị đo lường KTNL

Chương 2. Phương pháp thực hiện KTNL
2.1. Khảo sát hiện trạng
2.2. Lập chỉ tiêu và cam kết KTNL
2.3. Thiết lập phạm vi KTNL

2.4. Phân tích tiêu thụ năng lượng và chi phí
2.5. So sánh hiệu quả năng lượng
2.6. Đặc tính sử dụng năng lượng

2.7. Kiểm kê sử dụng năng lượng

2.8 Xác định tiềm năng và các biện pháp tiết kiệm năng lượng
2.9. Đánh giá lợi ích
2.10. Báo cáo KTNL

Chương 3. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả
3.1. Các biện pháp trong lĩnh vực Công nghiệp
3.2. Các biện pháp trong lĩnh vực Công trình xây dựng
3.3 Các biện pháp trong lĩnh vực Sinh hoạt
Chương 4. Các công cụ phân tích tài chính
4.1 Thời gian hoàn vốn giản đơn
4.2 Giá trị hiện tại thuần
4.3 Phân tích chi phí vòng đời

Tài liệu học tập

Giáo trình
1. Bài giảng Kiểm toán năng lượng, Hoàng Anh, Phạm Hùng Dũng, Bùi Minh Định (lưu hành nội bộ).
Sách tham khảo
1. Bộ Công Thương, Thông tư số 25/2020/TT-BCT, Quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện kiểm toán năng lượng.
2. Bộ Công Thương – GIZ, 2017, Tài liệu hướng dẫn kiểm toán năng lượng.
3. EVN-NPC, 2021, Cẩm năng sử dụng điện thông minh trong Công nghiệp – Tòa nhà – Sinh hoạt.
4. CIPEC, 2008, Energy Savings Toolbox – an Energy audit Manual and Tool.
5. IAF Guidance on the Application of ISO/IEC Guide 62 for Bodies Operating Assessment and Certification/Registration of Environmental Management Systems (EMS), Issue 4, December 2005
6. ISO 19011 Guidelines for quality and/or environmental management systems assessment, 2nd edition, October 2002
7. ISO 9000 Quality management systems – fundamentals and Vocabulary, 3rd edition, September 2005
8. ISO 14001 Environmental management systems – requirements with guidance for use, 2nd edition, November 2004
9. Energy Management Guide, best practice programme, energy efficiency office, department of the environment, UK, 1993
10. PRE Training Material TB1-G8 : Energy Efficiency Monitoring , training division, department of alternative energy development and efficiency, Thailand, 2001
11. International Performance Measurement & Verification Protocol, volume I : concepts and options for determining energy and water savings, department of energy, USA, March 2002
12. Project Management, Gary R. Heerkens, PMP, Copyright@2002 by The McGraw-Hill Companies, Inc.
13. Successful Project Managers-Leading Your Team to Success, Jeffrey K. Pinto and O.P.Kharbranda, Copyright@1995 by Van Nostrand Reinhold A division of International Thomson Publishing Inc.
14. Project Management In Practice, Samuel J. Mantel, Jr., Jack R. Meredith, Scott M. Shafer and Margaret M. Sutton, Copyright@2001 John Wiley&Sons, Inc.
15. Project Management A Managerial Approach, Jack R. Meredith and Samuel J. Mantel, Jr., Fourth Edition, Copyright@2000 John Wiley&Sons, Inc.
16. Project Management Principles and Practices, M. Pete Spinner, Copyright1997@ by Prentice-Hall, Inc.
17. Project Management A System Approach to Planning, Scheduling and Controlling, Harold Kerzner, Ph.D., Fourth Edition, Copyright@1992 by Van Nostrand Reinhold A division of International Thomson Publishing Inc.

Cách đánh giá học phần

Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng: 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ECTs
  • Học phần tiên quyết: Không
  • Học phần học trước: Không
  • Học phần song hành: Không

Mục tiêu

Mô hình tài chính Dự án năng lượng là sự trình bày số lượng hoạt động của một Dự án năng lượng trong quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai. Những mô hình này nhằm mục đích được sử dụng làm công cụ ra quyết định. Giám đốc điều hành công ty có thể sử dụng chúng để ước tính chi phí và dự tính lợi nhuận của một dự án mới được đề xuất. Các nhà phân tích tài chính, nhà đầu tư, nhà tài trợ, nhà thầu, nhà cung cấp… sử dụng chúng để giải thích hoặc dự đoán tác động của các sự kiện đối với hoạt động của Dự án, từ các yếu tố bên trong, chẳng hạn như sự thay đổi chiến lược hoặc mô hình kinh doanh đến các yếu tố bên ngoài như sự thay đổi trong chính sách hoặc quy định kinh tế.

Nội dung học phần

Chương 1: Giới thiệu chung về Mô hình tài chính dự án năng lượng
1.1 Khái niệm
1.2 Lịch sử kỹ thuật mô hình tài chính dự án

1.3 Các dự án năng lượng có gì đặc biệt
1.4 Mô hình tài chính Dự án năng lượng

Chương 2: Phân tích khả năng tồn tại của dự án năng lượng
2.1 Tính khả thi về mặt kỹ thuật
2.2 Khả năng tồn tại về mặt kinh tế

2.3 Nhận diện các rủi ro dự án năng lượng

Chương 3: Cơ cấu tài chính dự án năng lượng
3.1 Hinh thức sở hữu lợi ích không phân chia

3.2 HÌnh thức huy động vốn cho dự án năng lượng

Chương 4: Lập mô hình tài chính và đánh giá dự án
4.1 Chuẩn bị số liệu dự toán cho dòng tiền
4.2 Các dàn xếp về quyền sở hữu

4.3 Các tính toán kinh tế của dự án năng lượng

Chương 5: Quản lý rủi ro dự án năng lượng
5.1 Hợp đồng hoán đổi lãi suất
5.2 Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng

5.3 Hợp đồng kỳ hạn – Hợp đồng tương lai
5.4 Tự phòng vệ rủi ro ngoại hối

Chương 6: Các vấn đề đối với chính phủ nước chủ nhà
6.1 Lợi nhuận kinh tế của nươc chủ nhà
6.2 Các ưu đãi đầu tư

6.3 Vai trò của chính phủ chủ nhà trong nghĩa vụ hoàn trả nợ của dự án
6.4 Các hợp danh Nhà nước – Tư nhân trong lĩnh vực năng lượng

Chương 7: Nghiên cứu tình huống
7.1 Dự án sản xuất Đồng phát Nhiệt điện Indiantown
7.2 Mô hình tài chính dự án khai thác Than khoáng sản

7.3 Mô hình tài chính dự án điện mặt trời - điện gió
7.4 Mô hình tài chính dự án khai thác dầu mỏ - khí đốt

Tài liệu học tập

Sách giáo khoa
1. Nguyễn Tiên Phong, (2017), Bài giảng Mô hình tài chính dự án năng lượng, Viện Kinh tế và Quản lý, Trường ĐHBK Hà Nội
Sách tham khảo
1. Jerome HALBOUT/Marie-Noelle RIBOUD-SEYDOUX (2015), Financing Energy Projects, John Wilet & Sons Ltd
2. Jonh D Finnerty (2017). Project Financing. John Wilet & Sons Ltd.
3. Aurelien Agut, Peter Cattelaens, Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ, “Hướng dẫn đầu tư Điện gió”, 2018

Cách thức đánh giá học phần

Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng: 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ECTs
  • Học phần tiên quyết: Không
  • Học phần học trước: EM1100 (Kinh tế học vi mô đại cương)
  • Học phần song hành: Không

Mục tiêu

môn học nhằm giúp sinh viên hiểu về các nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp khả thi cho các vấn đề môi trường trong khu vực và toàn cầu. Môn học này giới thiệu sinh viên một số phương pháp phân tích kinh tế về những vấn đề môi trường. Môn học cũng trang bị cho sinh viên các công cụ kinh tế và kỹ thuật phân tích được sử dụng trong quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên để phân tích các vấn đề về môi trường và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. 

Nội dung môn học bao gồm: mối quan hệ của môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững; hàng hóa công cộng và ngoại tác; thất bại của thị trường, các vấn đề môi trường, quy định kiểm soát ô nhiễm; phân tích lợi ích-chi phí; công cụ kiểm soát môi trường, phương pháp định giá tài nguyên môi trường; quản lý nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo và nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo. 

    • Hiệu quả thị trường: cách thức thị trường cạnh tranh cùng với cung và cầu có thể phân bổ phần lớn các nguồn lực đạt giá trị hiệu quả nhất cho xã hội. 
    • Chi phí ngoại biên: cách thức để ô nhiễm (và các chi phí ngoại biên khác) dẫn đến sự thất bại của thị trường, chẳng hạn như thị trường không phân bổ các nguồn lực sử dụng hiệu quả nhất.  
    • Phân tích chi phí - lợi ích: cách thức xã hội có thể sử dụng phân tích lợi ích-chi phí để hướng dẫn những can thiệp cần thiết vào kinh tế thị trường. 
    • Một số vấn đề môi trường và chính sách môi trường hiện hành: cách thức Việt Nam nêu lên các vấn đề môi trường hiện nay như sử dụng năng lượng, thay đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, và rủi ro môi trường, tập trung vào các công cụ kinh tế như thuế môi trường và hạn chế thương mại. 

Nội dung học phần

Chương 1.  MÔI TRƯỜNG , TÀI NGUYÊN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 
1.1 Môi trường, phân loại và vai trò của môi trường
1.1.1 Khái niệm, thành phần và đặc điểm môi trường
1.1.2 Phân loại môi trường
1.1.3 Vai trò của môi trường trong cuộc sống
1.2 Tài nguyên và phân loại tài nguyên    
1.2.1 Khái niệm tài nguyên
1.2.2 Phân loại tài nguyên
1.3 Mối quan hệ giữa môi trường, tài nguyên và phát triển bền vững
1.3.1 Phát triển bền vững và chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững
1.3.2 Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững
Chương 2.  KINH TẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.1 Ô nhiễm môi trường và giảm thải ô nhiễm 
2.1.1 Chất thải và các loại chất ô nhiễm
2.1.2 Các loại ô nhiễm 
2.1.3 Mức ô nhiễm tối ưu
2.1.4 Giảm thải ô nhiễm
2.2 Lí do gây ô nhiễm môi trường
2.2.1 Thất bại thị trường
2.2.2 Thất bại về quyền tài sản 
2.2.3 Thất bại chính sách
2.3 Cơ chế thị trường và mô hình thoả thuận mức ô nhiễm tối ưu
2.3.1 Luật nghĩa vụ pháp lý
2.3.2 Quyền sở hữu tài sản
2.3.3 Quyền sở hữu tài sản theo định lý Ronal Coase
2.4 Định lý R.Coase
2.4.1 Những vấn đề về việc sử dụng quyền sở hữu
2.4.2 Ưu điểm và hạn chế của định lý Coase
2.4.3 Thuế Pigou
2.5 Khái niệm
2.5.1 Thuế ô nhiễm và mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận
Chương 3.  CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG
3.1    Tăng cường quyền tài sản 
3.2 Mệnh lệnh và điều khiển 

3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường
3.2.2 Giấy phép ô nhiễm không thể chuyển nhượng 
3.3.3 Ưu điểm và hạn chế công cụ mệnh lệnh và điều khiển 
3.3 Công cụ kinh tế 
3.3.1 Thuế và phí môi trường
3.3.2 Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng 

3.3.3 Hệ thống đặt cọc - hoàn trả 

3.3.4 Quỹ môi trường 
3.3.5 Điều kiện và nguyên tắc áp dụng 
3.4 Công cụ khác 
3.4.1 Công cụ kỹ thuật  

3.4.2 Giáo dục & truyền thông môi trường 
3.5 Nguyên tắc lựa chọn công cụ kiểm soát môi trường
Chương 4.  ĐỊNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
4.1 Định giá môi trường và phân tích kinh tế dự án
4.1.1 Khái niệm và cơ sở định giá môi trường
4.1.2 Sự cần thiết phải định giá môi trường
4.1.3 Phân tích lợi ích - chi phí kinh tế
4.2 Ảnh hưởng môi trường và các bước định giá môi trường
4.2.1 Ảnh hưởng môi trường
4.2.2 Các bước định giá môi trường
4.3 Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường
4.3.1 Lợi ích thị trường và phi thị trường 
4.3.2 Tổng giá trị kinh tế 
4.4 Phương pháp định giá môi trường 
4.4.1 Phương pháp định giá trực tiếp
4.4.2 Phương pháp định giá gián tiếp 
4.4.3 Phương pháp chuyển đổi lợi ích
4.5 Một số vấn đề trong định giá môi trường 
Chương 5. KINH TẾ TÀI NGUYÊN 
5.1 Tài nguyên, phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường
5.1.1 Khan hiếm tài nguyên
5.1.2 Phát triển kinh tế, nhu cầu khai thác tài nguyên và ô nhiễm môi trường
5.1.3  Năng lượng và môi trường 
5.2 Tài nguyên có khả năng tái tạo
5.2.1 Đặc điểm và phân loại tài nguyên có khả năng tái tạo
5.2.2 Mô hình kinh tế khai thác tài nguyên có khả năng tái tạo 
5.3 Tài nguyên không có khả năng tái tạo
5.3.1 Đặc điểm tài nguyên không có khả năng tái tạo
5.3.2 Mô hình lý thuyết khai thác tài nguyên Hottleing 
5.3.3 Mô hình khai thác khác

Tài liệu học tập
Giáo trình:
1. Tom Tietenberg, Lynne Lewis (2018), Environmental & Natural Resource Economics.11th Edition, Routledge 
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Field B. và N. Olewiler (2005). Kinh tế môi trường. Nhà xuất bản McGraw-Hill Ryerson Limited, Canada
2. Nguyễn Thế Chinh (2003). Giáo trình Kinh Tế & Quản lý Môi Trường. Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê Hà nội
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1. Tom Tietenberg, Lynne Lewis (2012). Environmental & Natural Resource Economics. 9th Edition, Pearson Education, Inc
2. Charles D.Kolstad (2010). Environmental Economics. 2nd Edition, Oxford University Press
3. Ahmed M.Hussen (2005), Principles of Environmental Economics, published by Routledge, London and New York

Phần mềm sử dụng: Không

Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng: 3(2-2-0-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết: Không
  • Học phần học trước: EM1600 (Nhập môn Kinh tế công nghiêp), EM3130 (Kinh tế lượng)
  • Học phần song hành: Không

Mục tiêuMôn học giúp sinh viên nắm vững được kiến thức cơ bản về năng lượng và kinh tế, biết và vận dụng được một số phương pháp phân tích, dự báo số liệu nói chung và nhu cầu năng lượng nói riêng. Môn học còn giới thiệu cho sinh viên một số phần mềm sử dụng trong phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng. 

Nội dung học phần

Chương 1. Khái niệm cơ bản
Chương 2. Phương pháp phân tích nhu cầu năng lượng
Chương 3. Giới thiệu chung về dự báo nhu cầu năng lượng
Chương 4. Dự báo nhu cầu năng lượng bằng phương pháp ngoại suy
Chương 5. Dự báo nhu cầu năng lượng bằng phương pháp hồi quy
Chương 6. Dự báo nhu cầu năng lượng bằng phương pháp chuyên gia
Chương 7. Dự báo nhu cầu năng lượng bằng phương pháp tiếp cận kinh tế - kỹ thuật
Chương 8. Phương pháp dự báo nhu cầu năng lượng bằng phương pháp bảng I-O và xây dựng kịch bản
Chương 9. Giới thiệu một số phần mềm phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng

Tài liệu học tập

Giáo trình
1. Phan Diệu Hương (2015), Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng, Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà Nội.
2. Phan Diệu Hương, Bài giảng Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng.
Sách tham khảo
1. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Văn Huân, Vũ Xuân Nam (2010), Phân tích và dự báo kinh tế, Đại học Thái Nguyên.
2. Nguyễn Trọng Hoài, Nguyễn Hoàng Bảo, Phùng Thanh Bình (2006), Dự báo trong kinh tế và kinh doanh, Đại học kinh tế thành phố HCM.
3. Nguyễn Quang Dong (2003), Kinh tế lượng, Nhà xuất bản thống kê.
4. Nguyễn Minh Trí (2003), Các mô hình toán kinh tế, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
5. Cao Quốc Hưng (1994), Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng dài hạn ở Việt Nam, Học viện kỹ thuật Châu Á và trường ĐHBK HN.
6. AIT (2006), Lecture Analysis of Energy Demand and Forecasting, AIT.
7. John E. Hanke, Dean W. Wichern (2009), Business Forecasting ninth edition, Pearson Prentice Hall.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

Kinh tế và Phát triển bền vững năng lượng
  • Khối lượng: 3(1-0-2-6) ~ 4.25 ECTs
  • Học phần tiên quyết: Không
  • Học phần học trước: Không
  • Học phần song hành: Không

Mục tiêu

Sinh viên được trang bị các kiến thức về chính sách năng lượng thông qua các tài liệu học tập, các buổi thảo luận trong các seminar với giảng viên cũng như qua việc tiếp cận, tìm hiểu thực tiễn của tại các tổ chức, doanh nghiệp. Môn học trang bị các kiến thức chuyên sâu về chính sách năng lượng cũng như hoạch định chính sách và đánh giá chính sách đối với quốc gia cũng như đối với các tổ chức, doanh nghiệp.
Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng:

  • Phân tích, giải thích cũng như dự đoán hành vi và tác động của các chính sách năng lượng đến cung, cầu năng lượng;
  • Thảo luận về các chính sách năng lượng;
  • Phân tích và đánh giá các thiết kế chính sách;
  • Đề xuất chính sách năng lượng nhằm đáp ứng các mục tiêu của quốc gia hay của các tổ chức, doanh nghiệp.

Nội dung học phần

Chủ đề 1: Các yếu tố tác động đến Cung - Cầu năng lượng. Xu hướng chuyển dịch năng lượng và hàm ý chính sách

Chủ đề 2: Các chính sách năng lượng

Chủ đề 3: Đánh giá chính sách

Chủ đề 4: Đề xuất chính sách năng lượng nhằm đáp ứng các mục tiêu của quốc gia hay của các tổ chức, doanh nghiệp

Tài liệu học tập

Sách giáo trình
1. Phạm Cảnh Huy, Bài giảng Chính sách năng lượng.
Sách tham khảo
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhóm Công tác Điện và Năng lượng (2019), Kế hoạch Năng lượng sản xuất tại Việt Nam
2. Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Namđến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.
3. Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1. IRENA (2020), Global Renewables Outlook 2020
2. IRENA (2020), ENERGY SUBSIDIES - Evolution in the Global Energy Transformation to 2050
3. BP p.l.c. 2020, Statistical Review of World Energy 2020
4. Centre for Media and Development Initiatives (2019), VIETNAM ENERGY UPDATE REPORT
5. Foulds, R. Robison (eds.) (2018), Advancing Energy Policy
6. Ignacy Lukasiewicz Energy Policy Institute (2017), Energy Policy Transition
7. Vincenzo Dovì and Antonella Battaglini (2016), Energy Policy and Climate Change, Publisher Shu-Kun Lin.
8. Andrew, John Chapman (2016), A Framework for Energy Policy Evaluation and Improvement Incorporating Quantified Social Equity
9. Victorio Oxilia &Gerardo Blanco (2016), Energy Policy – A Practical Guidebook, The Latin American Energy Organization.
10. Sanya Carley & Sara Lawrence (2014), Energy-Based Economic Development, Springer-Verlag London.
11. Benjamin K. Sovacool (2011), Evaluating the Energy Security Impacts of Energy (The Routledge Handbook of Energy Security), Policies, Routledge.

Phần mềm sử dụng: Không

Cách đánh giá học phần

 Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng: 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết: Không
  • Học phần học trước: Không
  • Học phần song hành: Không

Mục tiêu

Môn học cung cấp kiến thức về các dạng năng lượng tái tạo, công nghệ phát điện từ các nguồn năng lượng tái tạo: điện gió, điện mặt trời, địa nhiệt, năng lượng đại dương. Khóa học cung cấp kiến thức cơ bản đánh giá hiệu quả kinh tế và chi phí phát điện của các dạng năng lượng tái tạo. Phần 2 của khóa học cung cấp kiến thức về thị trường điện, các mô hình thị trường điện trên thế giới và Việt Nam. Khóa học cũng cung cấp các thông tin về cơ chế thị trường điện cho các nguồn năng lượng tái tạo đang được triển khai trên thế giới và Việt Nam.

Nội dung học phần

Chương 1. Tổng quan các nguồn năng lượng tái tạo
1.1. Các nguồn năng lượng tái tạo
1.2. Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ năng lượng Việt Nam

Chương 2. Công nghệ phát điện các nguồn năng lượng tái tạo
2.1. Năng lượng mặt trời
2.2. Năng lượng gió
2.3. Năng lượng sinh khối
2.4. Năng lượng địa nhiệt
2.5. Năng lượng đại dương

Chương 3. Đánh giá kinh tế các dự án năng lượng tái tạo
3.1. Đánh giá tiềm năng
3.2. Tính toán sản lượng điện
3.3. Chi phí đầu tư và chi phí vận hành
3.4. Giá điện quy dẫn

Chương 4 Tổ chức thị trường điện
4.1. Giới thiệu cơ cấu tổ chức ngành điện Việt Nam
4.2. Lộ trình phát triển thị trường điện Việt Nam

4.3. Các mô hình thị trường điện

Chương 5. Nguyên lý vận hành thị trường phát điện cạnh tranh
5.1. Nguyên tắc tổ chức và vận hành thị trường phát điện cạnh tranh
5.2. Cơ chế tính toán giá biên nút
5.3. Hợp đồng sai khác

Chương 6. Tham gia của các nguồn NLTT trong thị trường điện cạnh tranh
6.1. Mô hình giá FIT
6.2. Thị trường dịch vụ phụ trợ
6.3. Thị trường công suất

Tài liệu học tập

Giáo trình

1. Bài giảng của giảng viên trên lớp

Sách tham khảo

1. Mukund R. Patel, Wind and Solar Power Systems, CRC Press

Cách đánh giá học phần

 Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng: 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ECTs
  • Học phần tiên quyết: Không
  • Học phần học trước: EM1100 (Kinh tế học vi mô đại cương)
  • Học phần song hành: Không

Mục tiêu

môn học nhằm giúp sinh viên hiểu về các nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp khả thi cho các vấn đề môi trường trong khu vực và toàn cầu. Môn học này giới thiệu sinh viên một số phương pháp phân tích kinh tế về những vấn đề môi trường. Môn học cũng trang bị cho sinh viên các công cụ kinh tế và kỹ thuật phân tích được sử dụng trong quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên để phân tích các vấn đề về môi trường và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. 

Nội dung môn học bao gồm: mối quan hệ của môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững; hàng hóa công cộng và ngoại tác; thất bại của thị trường, các vấn đề môi trường, quy định kiểm soát ô nhiễm; phân tích lợi ích-chi phí; công cụ kiểm soát môi trường, phương pháp định giá tài nguyên môi trường; quản lý nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo và nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo. 

    • Hiệu quả thị trường: cách thức thị trường cạnh tranh cùng với cung và cầu có thể phân bổ phần lớn các nguồn lực đạt giá trị hiệu quả nhất cho xã hội. 
    • Chi phí ngoại biên: cách thức để ô nhiễm (và các chi phí ngoại biên khác) dẫn đến sự thất bại của thị trường, chẳng hạn như thị trường không phân bổ các nguồn lực sử dụng hiệu quả nhất.  
    • Phân tích chi phí - lợi ích: cách thức xã hội có thể sử dụng phân tích lợi ích-chi phí để hướng dẫn những can thiệp cần thiết vào kinh tế thị trường. 
    • Một số vấn đề môi trường và chính sách môi trường hiện hành: cách thức Việt Nam nêu lên các vấn đề môi trường hiện nay như sử dụng năng lượng, thay đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, và rủi ro môi trường, tập trung vào các công cụ kinh tế như thuế môi trường và hạn chế thương mại. 

Nội dung học phần

Chương 1.  MÔI TRƯỜNG , TÀI NGUYÊN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 
1.1 Môi trường, phân loại và vai trò của môi trường
1.1.1 Khái niệm, thành phần và đặc điểm môi trường
1.1.2 Phân loại môi trường
1.1.3 Vai trò của môi trường trong cuộc sống
1.2 Tài nguyên và phân loại tài nguyên    
1.2.1 Khái niệm tài nguyên
1.2.2 Phân loại tài nguyên
1.3 Mối quan hệ giữa môi trường, tài nguyên và phát triển bền vững
1.3.1 Phát triển bền vững và chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững
1.3.2 Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững
Chương 2.  KINH TẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.1 Ô nhiễm môi trường và giảm thải ô nhiễm 
2.1.1 Chất thải và các loại chất ô nhiễm
2.1.2 Các loại ô nhiễm 
2.1.3 Mức ô nhiễm tối ưu
2.1.4 Giảm thải ô nhiễm
2.2 Lí do gây ô nhiễm môi trường
2.2.1 Thất bại thị trường
2.2.2 Thất bại về quyền tài sản 
2.2.3 Thất bại chính sách
2.3 Cơ chế thị trường và mô hình thoả thuận mức ô nhiễm tối ưu
2.3.1 Luật nghĩa vụ pháp lý
2.3.2 Quyền sở hữu tài sản
2.3.3 Quyền sở hữu tài sản theo định lý Ronal Coase
2.4 Định lý R.Coase
2.4.1 Những vấn đề về việc sử dụng quyền sở hữu
2.4.2 Ưu điểm và hạn chế của định lý Coase
2.4.3 Thuế Pigou
2.5 Khái niệm
2.5.1 Thuế ô nhiễm và mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận
Chương 3.  CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG
3.1    Tăng cường quyền tài sản 
3.2 Mệnh lệnh và điều khiển 

3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường
3.2.2 Giấy phép ô nhiễm không thể chuyển nhượng 
3.3.3 Ưu điểm và hạn chế công cụ mệnh lệnh và điều khiển 
3.3 Công cụ kinh tế 
3.3.1 Thuế và phí môi trường
3.3.2 Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng 

3.3.3 Hệ thống đặt cọc - hoàn trả 

3.3.4 Quỹ môi trường 
3.3.5 Điều kiện và nguyên tắc áp dụng 
3.4 Công cụ khác 
3.4.1 Công cụ kỹ thuật  

3.4.2 Giáo dục & truyền thông môi trường 
3.5 Nguyên tắc lựa chọn công cụ kiểm soát môi trường
Chương 4.  ĐỊNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
4.1 Định giá môi trường và phân tích kinh tế dự án
4.1.1 Khái niệm và cơ sở định giá môi trường
4.1.2 Sự cần thiết phải định giá môi trường
4.1.3 Phân tích lợi ích - chi phí kinh tế
4.2 Ảnh hưởng môi trường và các bước định giá môi trường
4.2.1 Ảnh hưởng môi trường
4.2.2 Các bước định giá môi trường
4.3 Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường
4.3.1 Lợi ích thị trường và phi thị trường 
4.3.2 Tổng giá trị kinh tế 
4.4 Phương pháp định giá môi trường 
4.4.1 Phương pháp định giá trực tiếp
4.4.2 Phương pháp định giá gián tiếp 
4.4.3 Phương pháp chuyển đổi lợi ích
4.5 Một số vấn đề trong định giá môi trường 
Chương 5. KINH TẾ TÀI NGUYÊN 
5.1 Tài nguyên, phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường
5.1.1 Khan hiếm tài nguyên
5.1.2 Phát triển kinh tế, nhu cầu khai thác tài nguyên và ô nhiễm môi trường
5.1.3  Năng lượng và môi trường 
5.2 Tài nguyên có khả năng tái tạo
5.2.1 Đặc điểm và phân loại tài nguyên có khả năng tái tạo
5.2.2 Mô hình kinh tế khai thác tài nguyên có khả năng tái tạo 
5.3 Tài nguyên không có khả năng tái tạo
5.3.1 Đặc điểm tài nguyên không có khả năng tái tạo
5.3.2 Mô hình lý thuyết khai thác tài nguyên Hottleing 
5.3.3 Mô hình khai thác khác

Tài liệu học tập
Giáo trình:
1. Tom Tietenberg, Lynne Lewis (2018), Environmental & Natural Resource Economics.11th Edition, Routledge 
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Field B. và N. Olewiler (2005). Kinh tế môi trường. Nhà xuất bản McGraw-Hill Ryerson Limited, Canada
2. Nguyễn Thế Chinh (2003). Giáo trình Kinh Tế & Quản lý Môi Trường. Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê Hà nội
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1. Tom Tietenberg, Lynne Lewis (2012). Environmental & Natural Resource Economics. 9th Edition, Pearson Education, Inc
2. Charles D.Kolstad (2010). Environmental Economics. 2nd Edition, Oxford University Press
3. Ahmed M.Hussen (2005), Principles of Environmental Economics, published by Routledge, London and New York

Phần mềm sử dụng: Không

Cách đánh giá học phần

Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng: 3(2-2-0-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết: Không
  • Học phần học trước: EM1600 (Nhập môn Kinh tế công nghiêp), EM3130 (Kinh tế lượng)
  • Học phần song hành: Không

Mục tiêuMôn học giúp sinh viên nắm vững được kiến thức cơ bản về năng lượng và kinh tế, biết và vận dụng được một số phương pháp phân tích, dự báo số liệu nói chung và nhu cầu năng lượng nói riêng. Môn học còn giới thiệu cho sinh viên một số phần mềm sử dụng trong phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng. 

Nội dung học phần

Chương 1. Khái niệm cơ bản
Chương 2. Phương pháp phân tích nhu cầu năng lượng
Chương 3. Giới thiệu chung về dự báo nhu cầu năng lượng
Chương 4. Dự báo nhu cầu năng lượng bằng phương pháp ngoại suy
Chương 5. Dự báo nhu cầu năng lượng bằng phương pháp hồi quy
Chương 6. Dự báo nhu cầu năng lượng bằng phương pháp chuyên gia
Chương 7. Dự báo nhu cầu năng lượng bằng phương pháp tiếp cận kinh tế - kỹ thuật
Chương 8. Phương pháp dự báo nhu cầu năng lượng bằng phương pháp bảng I-O và xây dựng kịch bản
Chương 9. Giới thiệu một số phần mềm phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng

Tài liệu học tập

Giáo trình
1. Phan Diệu Hương (2015), Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng, Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà Nội.
2. Phan Diệu Hương, Bài giảng Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng.
Sách tham khảo
1. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Văn Huân, Vũ Xuân Nam (2010), Phân tích và dự báo kinh tế, Đại học Thái Nguyên.
2. Nguyễn Trọng Hoài, Nguyễn Hoàng Bảo, Phùng Thanh Bình (2006), Dự báo trong kinh tế và kinh doanh, Đại học kinh tế thành phố HCM.
3. Nguyễn Quang Dong (2003), Kinh tế lượng, Nhà xuất bản thống kê.
4. Nguyễn Minh Trí (2003), Các mô hình toán kinh tế, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
5. Cao Quốc Hưng (1994), Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng dài hạn ở Việt Nam, Học viện kỹ thuật Châu Á và trường ĐHBK HN.
6. AIT (2006), Lecture Analysis of Energy Demand and Forecasting, AIT.
7. John E. Hanke, Dean W. Wichern (2009), Business Forecasting ninth edition, Pearson Prentice Hall.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

    • Khối lượng (Credits): 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ECTs
    • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
    • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
    • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

    Mục tiêu và Nội dung: Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Quản lý năng lượng và Kiểm toán năng lượng, các công nghệ hiệu quả năng lượng trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng (điện, nhiệt). Trong quá trình học, sinh viên được rèn luyện kỹ năng về quản lý vận hành hệ thống và thiết bị hiệu quả năng lượng được áp dụng trong 2 khu vực nêu trên. Học phần bao gồm: (1) Khái niệm chung về quản lý năng lượng và kiểm toán năng lượng, hiệu quả năng lượng với lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường, (2) Công nghệ hiệu quả năng lượng trong khu vực sản xuất năng lượng (điện, nhiệt), (3) Công nghệ hiệu quả năng lượng trong khu vực tiêu thụ năng lượng công nghiệp.

Internship

  • Khối lượng (Credits): 3 (0-0-3-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): EM1100 (Kinh tế học vi mô/Principles of Microeconomics), EM1110 (Kinh tế học vĩ mô/Principles of Macroeconomics)
  • Học phần học trước (Pre-courses): EM1600 (Nhập môn Kinh tế công nghiêp/Introduction to the Major of Industry Economics) hoặc EM1602 (Nhập môn Năng lượng và Phát triển bền vững/Introduction to the major of Energy and Sustainable Development)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu
Sinh viên được trang bị các kiến thức về thị trường năng lượng thông qua các tài liệu học tập, các buổi thảo luận trong các seminar với giảng viên cũng như qua việc tiếp cận, tìm hiểu thực tiễn của ngành tại các tổ chức, doanh nghiệp. Môn học trang bị các kiến thức về cấu trúc thị trường, các chủ thể và hành vi của các chủ thể theo từng dạng cấu trúc thị trường cơ bản; Cách thức hoạt động của thị trường năng lượng, bao gồm quy định và tổ chức thị trường; Nắm được các thể thức thương mại quốc tế của các dạng năng lượng.
Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng: 1. Phân tích, giải thích và dự đoán hành vi và tác động của tác nhân đối với cung, cầu, dòng năng lượng và giá cả trong các thị trường năng lượng; 2. Thảo luận và mô tả các dạng thị trường năng lượng; 3. So sánh và phân tích các thiết kế thị trường khác nhau và các chế độ quản lý ảnh hưởng như thế nào đến môi trường cạnh tranh, hành vi đầu tư, và lợi nhuận; 4. Đề xuất các cải tiến đối với các khuôn khổ quy định hiện có trên thị trường năng lượng để tăng tính cạnh tranh.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chủ đề 1: Các đặc trưng kinh tế kỹ thuật của ngành năng lượng, các đặc thù của các sản phẩm năng lượng thương mại (dầu khí, than, điện)
Chủ đề 2: Thị trường dầu khí
Chủ đề 3: Thị trường than 
Chủ đề 4: Thị trường điện 

Tài liệu học tập
Tài liệu tham khảo tiếng Việt:
1.    Phạm Cảnh Huy. Kinh tế dầu khí, Tập bài giảng, Đại học Bách khoa Hà nội.
2.    Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2018). Cải cách độc quyền trong ngành điện ở Việt Nam.
3.    Bùi Xuân Hồi [2008]. Giáo trình Lý thuyết giá năng lượng, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh:
1.    Linda Herkenhoff (2018). A Profile of the Oil and Gas Industry: Resources, Market Forces, Geopolitics, and Technology, Second Edition. Business Expert Press, LLC.
2.    ALAN J. MACFADYEN and G. CAMPBELL WATKINS (2014). Petroleum Development, Markets and Regulations. University of Calgary Press.
3.    Editor Seema Narayan (2020). Energy Markets and Economics II. MDPI.
4.    Energy Primer (2020). A Handbook of Energy Market Basics. Federal Energy Regulatory Commission.
5.    Yanrui Wu (2012). Electricity Market Integration: Global Trends and Implications for the EAS Region. ERIA.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng (Credits): 3(3-1-0-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu
Trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản về các dạng sử dụng năng lượng trong các ngành kinh tế quốc dân và đời sống dân sinh, các kỹ năng triển khai công tac kiểm toán năng lượng, nhận dạng các cơ hội tiết kiệm năng lượng và xây dựng, phân tích, đánh giá các dự án tiết kiệm năng lượng cho các hộ tiêu thụ.
Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng:

  • Nhận thức được lợi ích của các hoạt động sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng
  • Tổ chức các hoạt động quản lý sử dụng năng lượng tại các doanh nghiệp, các đơn vị và tổ chức
  • Tiến hành các hoạt động kiểm toán năng lượng, đề xuất các giải pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức
  • Lập, phân tích, đánh giá hiệu quả các dự án tiết kiệm năng lượng 

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Nhập môn quản lý sử dụng năng lượng
Chương 2: Sử dụng năng lượng trong các ngành kinh tế và các công cụ quản lý.
Chương 3:
Chương 4: Quản lý sử dụng năng lượng hệ thống chiếu sáng
Chương 5: Quản lý sử dụng động cơ điện
Chương 6: Quản lý sử dụng lò hơi và mạng nhiệt
Chương 7: Quản lý sử dụng điều hòa và hệ thống lạnh
Chương 8: Quản lý sử dụng năng lượng trong doanh nghiệp.

Tài liệu học tập
Giáo trình: 
Trần Văn Bình, Nguyễn Hoàng Lan: Quản lý sử dụng năng lượng. NXB Bách khoa Hà Nội, năm 2020.
Sách tham khảo: 
[1]    Dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa”(2010): Hướng dẫn kiểm toán năng lượng các tập I, II và III. NXB Bách Khoa Hà Nội, năm 2010.
[2]    Dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa”(2010): Hướng dẫn thiết kế, xây dựng, vận hành lò con thoi nung gốm sứ. NXB Bách Khoa Hà Nội, năm 2010.
[3]    Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (năm 2006): Hướng dẫn sử dụng năng lượng hiệu quả trong các ngành công nghiệp ở Châu Á. Bản dịch của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam.  ISBN 92-8072647-1 DTI/0742/PA
[4]    Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn các ngành: Sản xuất giấy và bột giấy, Dệt – Nhuộm, Sản xuất tinh bột sắn
Sách tham khảo tiếng Anh
[5]    Barney L. Capehart, Wayne C. Turner, William J. Kennedy (2016): Guide to Energy Management (7th edition). Published by The Fairmont Press, Inc.
[6]    Alan P. Rossiter & Beth P. Jones (2015). Energy Management and Efficiency for the Process Industries.  Published by John Wiley & Sons, Inc.
[7]    Steven Fawkes, Kit Oung and David Thorpe (2016): Best Practices and Case Studies for Industrial Energy Efficiency Improvement. Copenhagen: UNEP DTU Partnership.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm bảo vệ kết quả thực tập (50%).

  • Khối lượng: 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ECTs
  • Học phần tiên quyết: Không
  • Học phần học trước: EM1100 (Kinh tế học vi mô đại cương)
  • Học phần song hành: Không

Mục tiêu

môn học nhằm giúp sinh viên hiểu về các nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp khả thi cho các vấn đề môi trường trong khu vực và toàn cầu. Môn học này giới thiệu sinh viên một số phương pháp phân tích kinh tế về những vấn đề môi trường. Môn học cũng trang bị cho sinh viên các công cụ kinh tế và kỹ thuật phân tích được sử dụng trong quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên để phân tích các vấn đề về môi trường và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. 

Nội dung môn học bao gồm: mối quan hệ của môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững; hàng hóa công cộng và ngoại tác; thất bại của thị trường, các vấn đề môi trường, quy định kiểm soát ô nhiễm; phân tích lợi ích-chi phí; công cụ kiểm soát môi trường, phương pháp định giá tài nguyên môi trường; quản lý nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo và nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo. 

    • Hiệu quả thị trường: cách thức thị trường cạnh tranh cùng với cung và cầu có thể phân bổ phần lớn các nguồn lực đạt giá trị hiệu quả nhất cho xã hội. 
    • Chi phí ngoại biên: cách thức để ô nhiễm (và các chi phí ngoại biên khác) dẫn đến sự thất bại của thị trường, chẳng hạn như thị trường không phân bổ các nguồn lực sử dụng hiệu quả nhất.  
    • Phân tích chi phí - lợi ích: cách thức xã hội có thể sử dụng phân tích lợi ích-chi phí để hướng dẫn những can thiệp cần thiết vào kinh tế thị trường. 
    • Một số vấn đề môi trường và chính sách môi trường hiện hành: cách thức Việt Nam nêu lên các vấn đề môi trường hiện nay như sử dụng năng lượng, thay đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, và rủi ro môi trường, tập trung vào các công cụ kinh tế như thuế môi trường và hạn chế thương mại. 

Nội dung học phần

Chương 1.  MÔI TRƯỜNG , TÀI NGUYÊN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 
1.1 Môi trường, phân loại và vai trò của môi trường
1.1.1 Khái niệm, thành phần và đặc điểm môi trường
1.1.2 Phân loại môi trường
1.1.3 Vai trò của môi trường trong cuộc sống
1.2 Tài nguyên và phân loại tài nguyên    
1.2.1 Khái niệm tài nguyên
1.2.2 Phân loại tài nguyên
1.3 Mối quan hệ giữa môi trường, tài nguyên và phát triển bền vững
1.3.1 Phát triển bền vững và chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững
1.3.2 Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững
Chương 2.  KINH TẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.1 Ô nhiễm môi trường và giảm thải ô nhiễm 
2.1.1 Chất thải và các loại chất ô nhiễm
2.1.2 Các loại ô nhiễm 
2.1.3 Mức ô nhiễm tối ưu
2.1.4 Giảm thải ô nhiễm
2.2 Lí do gây ô nhiễm môi trường
2.2.1 Thất bại thị trường
2.2.2 Thất bại về quyền tài sản 
2.2.3 Thất bại chính sách
2.3 Cơ chế thị trường và mô hình thoả thuận mức ô nhiễm tối ưu
2.3.1 Luật nghĩa vụ pháp lý
2.3.2 Quyền sở hữu tài sản
2.3.3 Quyền sở hữu tài sản theo định lý Ronal Coase
2.4 Định lý R.Coase
2.4.1 Những vấn đề về việc sử dụng quyền sở hữu
2.4.2 Ưu điểm và hạn chế của định lý Coase
2.4.3 Thuế Pigou
2.5 Khái niệm
2.5.1 Thuế ô nhiễm và mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận
Chương 3.  CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG
3.1    Tăng cường quyền tài sản 
3.2 Mệnh lệnh và điều khiển 

3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường
3.2.2 Giấy phép ô nhiễm không thể chuyển nhượng 
3.3.3 Ưu điểm và hạn chế công cụ mệnh lệnh và điều khiển 
3.3 Công cụ kinh tế 
3.3.1 Thuế và phí môi trường
3.3.2 Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng 

3.3.3 Hệ thống đặt cọc - hoàn trả 

3.3.4 Quỹ môi trường 
3.3.5 Điều kiện và nguyên tắc áp dụng 
3.4 Công cụ khác 
3.4.1 Công cụ kỹ thuật  

3.4.2 Giáo dục & truyền thông môi trường 
3.5 Nguyên tắc lựa chọn công cụ kiểm soát môi trường
Chương 4.  ĐỊNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
4.1 Định giá môi trường và phân tích kinh tế dự án
4.1.1 Khái niệm và cơ sở định giá môi trường
4.1.2 Sự cần thiết phải định giá môi trường
4.1.3 Phân tích lợi ích - chi phí kinh tế
4.2 Ảnh hưởng môi trường và các bước định giá môi trường
4.2.1 Ảnh hưởng môi trường
4.2.2 Các bước định giá môi trường
4.3 Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường
4.3.1 Lợi ích thị trường và phi thị trường 
4.3.2 Tổng giá trị kinh tế 
4.4 Phương pháp định giá môi trường 
4.4.1 Phương pháp định giá trực tiếp
4.4.2 Phương pháp định giá gián tiếp 
4.4.3 Phương pháp chuyển đổi lợi ích
4.5 Một số vấn đề trong định giá môi trường 
Chương 5. KINH TẾ TÀI NGUYÊN 
5.1 Tài nguyên, phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường
5.1.1 Khan hiếm tài nguyên
5.1.2 Phát triển kinh tế, nhu cầu khai thác tài nguyên và ô nhiễm môi trường
5.1.3  Năng lượng và môi trường 
5.2 Tài nguyên có khả năng tái tạo
5.2.1 Đặc điểm và phân loại tài nguyên có khả năng tái tạo
5.2.2 Mô hình kinh tế khai thác tài nguyên có khả năng tái tạo 
5.3 Tài nguyên không có khả năng tái tạo
5.3.1 Đặc điểm tài nguyên không có khả năng tái tạo
5.3.2 Mô hình lý thuyết khai thác tài nguyên Hottleing 
5.3.3 Mô hình khai thác khác

Tài liệu học tập
Giáo trình:
1. Tom Tietenberg, Lynne Lewis (2018), Environmental & Natural Resource Economics.11th Edition, Routledge 
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Field B. và N. Olewiler (2005). Kinh tế môi trường. Nhà xuất bản McGraw-Hill Ryerson Limited, Canada
2. Nguyễn Thế Chinh (2003). Giáo trình Kinh Tế & Quản lý Môi Trường. Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê Hà nội
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1. Tom Tietenberg, Lynne Lewis (2012). Environmental & Natural Resource Economics. 9th Edition, Pearson Education, Inc
2. Charles D.Kolstad (2010). Environmental Economics. 2nd Edition, Oxford University Press
3. Ahmed M.Hussen (2005), Principles of Environmental Economics, published by Routledge, London and New York

Phần mềm sử dụng: Không

Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng: 3(2-2-0-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết: Không
  • Học phần học trước: EM1600 (Nhập môn Kinh tế công nghiêp), EM3130 (Kinh tế lượng)
  • Học phần song hành: Không

Mục tiêuMôn học giúp sinh viên nắm vững được kiến thức cơ bản về năng lượng và kinh tế, biết và vận dụng được một số phương pháp phân tích, dự báo số liệu nói chung và nhu cầu năng lượng nói riêng. Môn học còn giới thiệu cho sinh viên một số phần mềm sử dụng trong phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng. 

Nội dung học phần

Chương 1. Khái niệm cơ bản
Chương 2. Phương pháp phân tích nhu cầu năng lượng
Chương 3. Giới thiệu chung về dự báo nhu cầu năng lượng
Chương 4. Dự báo nhu cầu năng lượng bằng phương pháp ngoại suy
Chương 5. Dự báo nhu cầu năng lượng bằng phương pháp hồi quy
Chương 6. Dự báo nhu cầu năng lượng bằng phương pháp chuyên gia
Chương 7. Dự báo nhu cầu năng lượng bằng phương pháp tiếp cận kinh tế - kỹ thuật
Chương 8. Phương pháp dự báo nhu cầu năng lượng bằng phương pháp bảng I-O và xây dựng kịch bản
Chương 9. Giới thiệu một số phần mềm phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng

Tài liệu học tập

Giáo trình
1. Phan Diệu Hương (2015), Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng, Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà Nội.
2. Phan Diệu Hương, Bài giảng Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng.
Sách tham khảo
1. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Văn Huân, Vũ Xuân Nam (2010), Phân tích và dự báo kinh tế, Đại học Thái Nguyên.
2. Nguyễn Trọng Hoài, Nguyễn Hoàng Bảo, Phùng Thanh Bình (2006), Dự báo trong kinh tế và kinh doanh, Đại học kinh tế thành phố HCM.
3. Nguyễn Quang Dong (2003), Kinh tế lượng, Nhà xuất bản thống kê.
4. Nguyễn Minh Trí (2003), Các mô hình toán kinh tế, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
5. Cao Quốc Hưng (1994), Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng dài hạn ở Việt Nam, Học viện kỹ thuật Châu Á và trường ĐHBK HN.
6. AIT (2006), Lecture Analysis of Energy Demand and Forecasting, AIT.
7. John E. Hanke, Dean W. Wichern (2009), Business Forecasting ninth edition, Pearson Prentice Hall.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 3(1-4-0-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): - Các học phần trong module internship (học tập tại doanh nghiệp) (None)

Mục tiêu và Nội dung:

Học phần này nằm trong gói (module) internship (học tập tại doanh nghiệp) mà sinh viên có thể đăng ký vào học kỳ 7 trong chương trình đào tạo. Sinh viên không lên lớp nghe giảng mà học từ thực tiễn làm việc tại doanh nghiệp. Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên sẽ chọn một chuyên đề phù hợp, thực hành việc thu thập dữ liệu, phân tích, nhận diện vấn đề gặp phải và đề xuất phương hướng cải thiện tình hình.
Sau khi hoàn thành học phần, người học sẽ có thể: (1) hệ thống hóa kiến thức về một lĩnh vực chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp, ngân hàng thương mại; (2) nhận diện được vấn đề gặp phải và các nguyên nhân; (3) đề xuất phương hướng hoàn thiện tại lĩnh vực chuyên sâu đó; và (4) nâng cao kỹ năng làm việc độc lập, thu thập thông tin, kỹ năng viết báo cáo, trình bày, và tinh thần học tập tích cực từ thực tiễn hoạt động chuyên môn.

Nội dung học phần

1. Làm quan với doanh nghiệp, vị trí thực tập

2. Lựa chọn chuyên đề

2.1. Nghiên cứu lý thuyết

2.2. Phân tích thực trạng

2.3. Đề xuất hoàn thiện

Tài liệu học tập

Giáo trình
1. Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (2020), Hướng dẫn Chuyên đề (BTL) ngành Tài chính Ngân hàng (lưu hành nội bộ).
Tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (2018), Quy chế đào tạo chính quy (lưu hành nội bộ), được ban hành kèm theo Quyết định số 66 /QĐ–ĐHBK-ĐT ngày 04 tháng 12 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Truy cập tại đây
2. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (2019), Mẫu đồ án/khóa luận tốt nghiệp (lưu hành nội bộ), truy cập tại đây

Cách thức đánh giá học phần

Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính:

  • Điểm của GV hướng dẫn căn cứ theo tiến trình làm chuyên đề và chất lượng của chuyên đề: 50%
  • Điểm của GV chấm tại buổi bảo vệ chuyên đề theo hình thức thi vấn đáp: 50%
  • Khối lượng (Credits): 2(1-2-0-4) ~ 3.25 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu
Thông qua việc học học phần này, sinh viên có thể nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và cá nhân của mình. Nó sẽ thúc đẩy và giúp đỡ sinh viên trong công việc và học tập trong tương lai thông qua các khái niệm và lý thuyết cơ bản về nhóm, các kỹ năng cá nhân cơ bản và kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân.. 

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1. Nhóm và làm việc nhóm 
Chương 2. Kỹ năng cá nhân cơ bản
Chương 3. Kỹ năng giao tiếp cá nhân
Chương 4: Kỹ năng làm việc nhóm

Tài liệu học tập
[1] Trish Summerfield, Anthony Strano, Tư duy tích cực, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2015.
[2] Stephen R. Covey, 7 thói quen của người làm việc hiệu quả, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2007.
[3] Allan & Barbara Pease, Ngôn ngữ cơ thể, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2016.
English References
[4] Robert Cialdini, The Psychology of Persuasion, Society-Labour Publisher, 2018

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (30%) và điểm thi cuối kỳ (70%).

  • Khối lượng: 2(1-2-0-4) ~ 3.25 ECTs
  • Học phần tiên quyết: Không
  • Học phần học trước: Không
  • Học phần song hành: Không 

Mục tiêu

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức tâm lý tổng quan liên quan đến các quy luật tâm lý, cơ sở sinh lý thần kinh của các hiện tượng tâm lý trong hoạt động nghề nghiệp, sự vận dụng các quy luật tâm lý trong quá trình nhận thức, hoạt động sáng tạo, tư duy sáng tạo, mô hình hóa và mô phỏng hành vi của con người. Học sinh có thể áp dụng những kiến thức này để cải thiện sự tương tác của con người với máy móc và thiết bị; đổi mới công nghệ phù hợp với yếu tố con người; và cải thiện môi trường làm việc thân thiện với con người hơn. Học phần này cũng phát triển tư duy khoa học, khả năng sáng tạo trong ứng dụng khoa học tâm lý vào quá trình học tập và công việc sau này của sinh viên.  

Nội dung học phần

Chương 1. Giới thiệu về các mô hình tâm lý
Chương 2. Giới hạn về tri giác và vận động
Chương 3. Sự chú ý và đa nhiệm
Chương 4: Trí nhớ làm việc và nhận thức tình huống
Chương 5: Suy nghĩ và ra quyết định
Chương 6: Trí tưởng tượng và sự sáng tạo
Chương 7. Mô hình hóa và mô phỏng hành vi của con người

Tài liệu hoc tập

Giáo trình 
1. Nguyễn Quang Uẩn (tác giả chính), Trần Hữu Luyện, Trần Quốc Thanh (2001), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Tuyết (2014), Giáo trình tâm lý nghề nghiệp, nhà xuất bản Bách Khoa.
Sách tham khảo:
1. Phan Dũng (2012), Các thủ thuật sáng tạo cơ bản (về nguyên tắc). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Michael Michalko (2009), Sáng tạo đột phá. Nhà xuất bản Tri thức (Bản dịch).
3. Phạm Thanh Nghị (2011), Giáo trình Tâm lý học sáng tạo, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
4. Đào Thị Oanh (1999), Tâm lý học lao động. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu và Nội dung: Hiểu được Quản trị học và vài trò của quản trị trong việc cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Hiểu được được các kiến thức về các chức năng quản trị trong quản trị 1 tổ chức. Biết cách vận dụng các nội dung lý thuyết về những nguyên tắc quản trị, nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, các mô hình tổ chức, phương cách lãnh đạo, phương pháp kiểm tra trong quản lý tổ chức.

Học phần gồm những nội dung sau:

  • Tổng quan về quản trị một tổ chức: gồm các kiến thức như khái niệm về quản trị, quá trình quản trị, nhà quản lý là ai? Họ làm việc ở đâu? Họ có những vai trò quản trị gì? Khái niệm về tổ chức, các đặc điểm của một tổ chức, môi trường hoạt động của một tổ chức.
  • Chức năng về lập kế hoạch gồm các nội dung về khái niệm, vai trò của công tác lập kế hoạch, các loại kế hoạch, các căn cứ, phương pháp và quy trình lập kế hoạch, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch
  • Chức năng tổ chức bao gồm các nội dung: khái niệm và vai trò của chức năng tổ chức, các nội dung của chức năng tổ chức: thiết kế cơ cấu, thiết kế quá trình tổ chức quản lý, tổ chức nhân sự.
  • Chức năng lãnh đạo bao gồm các khái niệm về chức năng lãnh đạo, nội dung và vai trò của chức năng lãnh đạo, các phong cách lãnh đạo phổ biến trong các tổ chức
  • Chức năng kiểm tra bao gồm các khái niệm về hoạt động kiểm tra, các vai trò của chức năng kiểm tra, các phương pháp và hình thức kiểm tra, đặc điểm của một hệ thống kiếm tra hiệu quả và các nguyên tắc kiểm tra có hiệu quả.

Nội dung tóm tắt của học phần

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ MỘT TỔ CHỨC
1.1 Các quan điểm khác nhau về công việc quản trị
1.2 Quy trình quản trị 
1.3 Khái niệm về  nhà quản trị  và vai trò của các nhà quản trị đảm nhiệm
1.3.1 Khái niệm về nhà quản trị
1.3.2 Các cấp quản trị trong một tổ chức
1.3.3 Vai trò của các nhà quản trị
1.4 Khái niệm, các loại hình tổ chức và đặc điểm của một tổ chức
1.4.1 Khái niệm
1.4.2 Các loại hình tổ chức
1.4.3 Các đặc điểm chung cần lưu ý của một tổ chức
1.5 Môi trường hoạt động của một tổ chức/doanh nghiệp và ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động quản trị một tổ chức 
1.6 Các nguyên tắc để quản trị một tổ chức hiệu quả
CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG LẬP KẾ HOẠCH
2.1 Khái niệm, vai trò của chức năng lập kế hoạch 
2.1.1 Khái niệm về lập kế hoạch
2.1.2 Vai trò của chức năng lập kế hoạch 
2.2. Khái niệm và các loại kế hoạch của một tổ chức
2.3 Các căn cứ, phương pháp và quy trình lập kế hoạch 
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của một bản kế hoạch 
CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG TỔ CHỨC
3.1 Khái niệm, vai trò và các nội dung của chức năng tổ chức
3.1.1 Khái niệm công tác tổ chức
3.1.2 Vai trò của công tác tổ chức trong quá trình quản lý một tổ chức
3.1.3 Các nội dung của công tác tổ chức 
3.2 Công tác thiết kế cơ cấu tổ chức
3.2.1 Khái niệm và đặc điểm của cơ cấu tổ chức
3.2.2 Các yếu tổ ảnh hưởng đến thiết kế một cơ cấu tổ chức 
3.2.3 Phân biệt cách loại cơ cấu tổ chức và việc ứng dụng chúng vào các tổ chức/doanh
ngiệp cho phù hợp
3.3 Công tác tổ chức quá trình quản lý
3.3.1 Khái niệm về Tổ chức quá trình quản lý
3.3.2 Phân biệt hình thức quản lý phân quyền uỷ quyền và tập quyền 
3.3 Công tác tổ chức nhân sự
3.3.1 Xác định các nguồn nhân lực mà một tổ chức có thể sử dụng 
3.3.2 Các yêu cầu cần thiết cho việc lựa chọn cán bộ quản lý 
CHƯƠNG 4: CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO
4.1 Khái niệm về chức năng lãnh đạo
4.2 Nội dung và vai trò của chức năng lãnh đạo
4.3 Các phong cách lãnh đạo
4.3.1 Phong cách lãnh đạo theo quyền lực
4.3.2 Phong cách lãnh đạo theo hành vi
4.3..3 Phong cách lãnh đạo theo tình huống 
4.3.4 Phong cách lãnh đạo hướng tới mục tiêu 
CHƯƠNG 5: CHỨC NĂNG KIỂM TRA
5.1 Khái niệm về hoạt động kiểm tra
5.2 Các vai trò của hoạt động kiểm tra trong quá trình quản trị một tổ chức
5.3 Các bước của quá trình kiểm tra Các kiểu kiểm tra (phương pháp và hình thức) 
5.4 Các đặc điểm của một hệ thống kiểm tra hiệu quả 
5.5 Các nguyên tắc kiểm tra có hiệu quả 

Tài liệu học tập

Giáo trình
1. Phạm Thị Kim Ngọc, Nguyễn Phùng Minh Hằng (2010), Quản trị học, Nhà xuất bản Lao động
2. Robbins, Coulter, Decenzo (2017),  Quản trị học, Pearson Education Inc.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 
1.    Nguyễn Quang Chương (2013). Bài giảng Quản trị học đại cương. Nhà xuất bản Bách Khoa
2.    Lê Thế Giới (2011). Quản trị học. Nhà xuất bản Tài chính
3.    Nguyễn Thị Liên Diệp (2010). Quản trị học. Nhà xuất bản Lao động xã hội
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1.    Bartil, Tein, Mathews, and Martin (2003). Management: A Pacific Rim Focus, Enhanced Edition, Mc. Graw Hill
2.    Ricky (2008). Fundamentals of Management. 5th Edition, South-Western, Cengage Learning
3.    Robbin and Courtler (2002). Management. Prentice Hall

Cách đánh giá học phần: Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng: 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ECTs
  • Học phần tiên quyết: Không
  • Học phần học trước: Không
  • Học phần song hành: Không

Mục tiêu

Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng:

  • Hiểu những kiến thức cơ bản về văn hoá và văn hoá kinh doanh, vai trò ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh như một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh doanh trong doanh nghiệp.
  • Hiểu biết và có tinh thần khởi nghiệp (Entrepreneur) nói chung; khởi nghiệp công nghệ (Startup) nói riêng.
  • Có khả năng tạo lập, phân công nhiệm vụ, phối hợp công việc trong làm việc nhóm
  • Biết nhận diện và thu thập các tài liệu cần thiết qua sách vở, quan sát, phỏng vấn.

Nội dung học phần

Chương 1: Giới thiệu khái quát về văn hoá doanh nghiệp và vai trò của văn hoá doanh nghiệp

1.1 Khái niệm văn hoá

1.2 Khái niệm văn hoá doanh nghiệp

1.3 Khái niệm văn hoá doanh nhân

1.4 Khái niệm văn hoá doanh nghiệp

1.5 Vai trò của văn hoá doanh nghiệp

Chương 2: Triết lý kinh doanh

2.1 Khái niệm, vai trò của triết lý kinh doanh

2.2 Nội dung của triết lý kinh doanh

2.3 Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh của DN

2.4 Triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

Chương 3: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội

3.1 Khái niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp

3.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

3.3 Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh

Chương 4: Văn hoá doanh nhân

4.1 Khái niệm văn hoá doanh nhân

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nhân

4.3 Các bộ phận cấu thành văn hoá doanh nhân

4.4 Phong cách doanh nhân

4.5 Các tiêu chuẩn đánh giá văn hoá doanh nhân

Chương 5: Văn hoá doanh nghiệp

5.1 Khái niệm văn hoá doanh nghiệp

5.2 Các bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp

5.3 Các mô hình văn hoá doanh nghiệp trên thế giới

5.4 Thực trạng xây dựng văn hoá ở các doanh nghiệp Việt Nam

5.5 Giải pháp xây dựng mô hình văn hoá doanh nghiệp phù hợp ở Việt Nam

Chương 6: Tinh thần khởi nghiệp

6.1 Khái niệm, ý nghĩa của tinh thần khởi nghiệp

6.2 Các hình thức khởi nghiệp: khởi nghiệp và khởi nghiệp công nghệ

6.3 Lựa chọn mô hình khởi nghiệp

Tài liệu tham khảo

Sách giáo khoa

1. PGS. TS Dương Thị Liễu, Văn hóa kinh doanh, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân, 2012

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. PGS Nguyễn Ngọc Huyền, Khởi sự kinh doanh. Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân, 2012

2. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

1. Peter F. Drucker , Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mới , Alphabook, 2017

2. Eric Ries, Khởi nghiệp tinh gọn, DT Books, PACE & NXB Thời Đại, 2012

3. Harvard Business Review on Leadership, Harvard Business School Press

Cách đánh giá học phần

Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 3(2-2-0-6) ~ 4.67 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): EM4611 (Anh văn chuyên ngành kinh tế năng lượng/English for Energy Economics), EM1600 (Nhập môn Kinh tế công nghiêp/Introduction to the Major of Industry Economics)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu 
Học phần này nhằm phát triển cho sinh viên kĩ năng trình bày bằng tiếng Anh và kĩ năng viết tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh, đồng thời tiếp tục bổ sung, tăng cường lượng thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành. 
Các nội dung này sẽ được chuyển tải và thực hiện thông qua các bài giảng về kĩ năng thuyết trình cơ bản như trình bày miệng và trình bày bằng poster, tập trung thực hành thuyết trình về các đề xuất và kết quả nghiên cứu về chuyên ngành đào tạo. Bên cạnh đó, học phần củng cố và tăng cường kĩ năng viết tiếng Anh với các chủ đề viết liên quan đến hỗ trợ nghiên cứu như viết các báo cáo, ghi nhớ, tóm tắt, đề xuất nghiên cứu, bài báo khoa học.

Nội dung tóm tắt của học phần
Part 1. Presentation
1.1 Introduction to presentation
1.2 Delivering presentation
1.3 Preparing presentation
Part 2. Technical writing
2.1 Introduction to technical writing and technical reports
2.2 Ethical considerations
2.3 Basic writing skills
2.4 re’s documents
2.5 Writing a proposal
2.6 Writing information reports
2.7 Research paper
2.3 Writing a literature review
2.8 Intership report

Tài liệu học tập 
Giáo trình 
[1]    Markel, M. (2018). Technical Communication (11th ed.). MacMillan. ISBN-10: 1-319-08808-2; ISBN-13: 978-1-319-08808-8 (E-book version is fine)
Sách tham khảo 
[1]    Kolln, M. and Gray, L. (2012). Rhetorical Grammar: Grammatical Choices, Rhetorical Effects (7th ed.). New York: Longman.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 2(1-2-0-4) ~ 3.25 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu
Học phần Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về thiết kế và các nguyên tắc trong thiết kế sản phẩm, quy trình thiết kế công nghiệp, các yếu tố thiết kế, các nguyên tắc trong bố cục thiết kế, tài liệu thiết kế. Ngoài ra, môn học còn giúp người học có kỹ năng vận dụng kiến thức vào nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá và trình bày các giải pháp hoàn thiện và phát triển kiểu dáng mỹ thuật trong sản xuất công nghiệp.
Môn học cũng cung cấp cho sinh viên các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình và thái độ cần thiết để làm việc trong công ty.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1:
 Tổng quan về kiểu dáng công nghiệp
Chương 2: Quy trình thiết kế công nghiệp
Chương 3: Các yếu tố quan trọng trong kiểu dáng công nghiệp
Chương 4: Các nguyên tắc trong thiết kế
Chương 5: Danh mục thiết kế

Tài liệu học tập 
Giáo trình 
Sách tham khảo :

[1]    Lê Huy Văn, Trần Từ Thành. Cơ sở tạo hình. NXB Mỹ thuật, 2006.
[2]    Nguyễn Bạch Ngọc. Écgônômi trong thiết kế và sản xuất. NXB Giáo dục, 2000.
[3]    Phạm Đỗ Nhật Tiến. Mỹ thuật công nghiệp. NXB Văn hóa, 1982. 
[4]    Scott Openshaw, Erin Taylor. Ergonomics and Design. Allsteel Inc, 2006.
[5]    Christoph Meinel, Hasso Plattner, Larry Leifer. Design Thinking: Understand – Improve - Apply . Springer, 2010.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng (Credits): 2(1-2-0-4) ~ 3.25 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu

Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng về tư duy thiết kế công nghệ, bao gồm hai hợp phần chính:
- Quy trình tư duy thiết kế: Cung cấp cho sinh viên nguyên tắc, quy trình và công cụ. Sinh viên sẽ học cách giải quyết vấn đề bằng cách tạo ra sự thấu hiểu khách hàng thông qua quan sát, phân tích các nhu cầu, tạo ra ý tưởng, tạo mẫu và thử nghiệm các khái niệm mới trước khi thực hiện thiết kế cuối cùng. Sinh viên có thể áp dụng phương pháp và công cụ Tư duy thiết kế để tạo ra các ý tưởng đột phá và đồng thời cải thiện trải nghiệm khách hàng. Sinh viên có thể nâng cao hiệu quả cá nhân bằng cách trở thành nhà thiết kế kỹ thuật/cung cấp giải pháp gần với khách hàng hơn
- Các kỹ năng xử lý trong quy trình thiết kế kỹ thuật cho sản phẩm: Sinh viên có được cung cấp kỹ năng xác định được các thông số kỹ thuật của sản phẩm, lựa chọn Phương án tối ưu, và kiểm tra lại spec sản phẩm cũng như kỹ năng dự báo đáp ứng hệ thống dựa trên tác nhân đầu vào.

Môn học cũng cung cấp cho sinh viên phát triển kỹ năng làm việc nhóm, báo cáo và thuyết trình.

Nội dung học phần

Chương 1. Mở đầu

1.1 Giới thiệu về môn học

1.2 Hình thành các nhóm

1.3 Giới thiệu tổng quát về Tư duy thiết kế

1.4 Các Case Study về tư duy thiết kế

1.5 Giới thiệu 5 bước tư duy

Chương 2. Phân tích kỹ thuật

2.1 Kỹ năng xác định đặc tả kỹ thuật cho sản phẩm

2.2 Kỹ năng đánh giá các phương án thay thế sử dụng cách phân tích theo ma trận tương tác

2.3 Kỹ năng làm test

Tài liệu học tập

Giáo trình

1. Slides bài giảng
Sách tham khảo
1. Christian Mueller-Roterberg, Handbook of Design Thinking

2. Yousef Haik, Tamer M. Shahin, Engineering Design Process, 2nd Edition, Cengate Learning

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (40%) và điểm thi cuối kỳ (60%).

  • Khối lượng (Credits): 2(1-2-0-4) ~ 3.25 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu
Học phần Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về thiết kế và các nguyên tắc trong thiết kế sản phẩm, quy trình thiết kế công nghiệp, các yếu tố thiết kế, các nguyên tắc trong bố cục thiết kế, tài liệu thiết kế. Ngoài ra, môn học còn giúp người học có kỹ năng vận dụng kiến thức vào nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá và trình bày các giải pháp hoàn thiện và phát triển kiểu dáng mỹ thuật trong sản xuất công nghiệp.
Môn học cũng cung cấp cho sinh viên các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình và thái độ cần thiết để làm việc trong công ty.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1:
 Tổng quan về kiểu dáng công nghiệp
Chương 2: Quy trình thiết kế công nghiệp
Chương 3: Các yếu tố quan trọng trong kiểu dáng công nghiệp
Chương 4: Các nguyên tắc trong thiết kế
Chương 5: Danh mục thiết kế

Tài liệu học tập 
Giáo trình 
Sách tham khảo :

[1]    Lê Huy Văn, Trần Từ Thành. Cơ sở tạo hình. NXB Mỹ thuật, 2006.
[2]    Nguyễn Bạch Ngọc. Écgônômi trong thiết kế và sản xuất. NXB Giáo dục, 2000.
[3]    Phạm Đỗ Nhật Tiến. Mỹ thuật công nghiệp. NXB Văn hóa, 1982. 
[4]    Scott Openshaw, Erin Taylor. Ergonomics and Design. Allsteel Inc, 2006.
[5]    Christoph Meinel, Hasso Plattner, Larry Leifer. Design Thinking: Understand – Improve - Apply . Springer, 2010.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).

  • Khối lượng (Credits): 2(2-1-0-4) ~ 3.25 ECTs
  • Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
  • Học phần học trước (Pre-courses): Không (None)
  • Học phần song hành (Co-requisite Courses): Không (None)

Mục tiêu
Học phần này trang bị các kiến thức và kỹ năng về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, thiết lập được mô hình kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp.
Sinh viên hoàn thành học phần này có khả năng:

  • Áp dụng được tư duy sáng tạo và đổi mới sáng tạo vào sản phẩm hoặc qui trình. Thiết lập được mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp khởi nghiệp.
  • Phát triển các kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết.
  • Có đạo đức nghề nghiệp và tác phong chuyên nghiệp.

Nội dung tóm tắt của học phần
Chương 1: Thông tin chung
Chương 2: Đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp
Chương 3: Ý tưởng và các vấn đề
Chương 4: Sở hữu trí tuệ
Chương 5: Khởi nghiệp tinh gọn
Chương 6: Mô hình kinh doanh
Chương 7: Thuyết trình (Giới thiệu Ý tưởng)

Tài liệu học tập 
Giáo trình 
Sách tham khảo :

[1]  Nguyễn Đặng Tuấn Minh. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Tư duy và công cụ (Innovative Entrepreneurship - Mindset and Tools). Nhà xuất bản Phụ nữ (2017)
[2] Alexander OsterWalder và cộng sự. Tạo lập mô hình kinh doanh (Business Model Generation). Nhà xuất bản Công thương (2021)
[3] Alexander OsterWalder và cộng sự. Thiết kế giải pháp giá trị (Value Proposition Design). Nhà xuất bản Công thương (2021)
[4] Eric Ries. Khởi nghiệp tinh gọn (The Lean Startup). Nhà Xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (2021)
[5] Peter F. Drucker. Innovation and Entrepreneurship. Harper Wiley (2014)
[6] Tài liệu tham khảo về hỗ trợ khởi nghiệp dành cho sinh viên các trường đại học (References on start-up support for university students). Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cách đánh giá học phần
Điểm tổng kết học phần được đánh giá xuyên suốt quá trình học, bao gồm 2 nhóm điểm chính: điểm quá trình (50%) và điểm thi cuối kỳ (50%).