Thư ngỏ

Các bộ môn

Bộ môn Khoa học Quản lý và Luật được thành lập theo quyết định số 3231/QĐ-ĐHBK-TCCB ngày 25/12/2012 của Hiệu trưởng Trường ĐHBK Hà Nội.

Bộ môn chịu trách nhiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học các lĩnh vực về Khoa học quản lý và Luật ở các cấp độ khác nhau nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng về quản trị tổng quát và các kiến thức về pháp luật để góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với các ngành đào tạo của trường ĐHBK Hà Nội, đặc biệt là lĩnh vực quản trị kinh doanh.

Bộ môn có 14 giảng viên, trong đó có 5 tiến sĩ và 9 thạc sĩ. Nhiều cán bộ trẻ đã tu nghiệp ở nước ngoài như Anh, Ý, Thụy sĩ, Úc, Hà Lan, Nga, Thái Lan…

Nhờ ưu thế về đội ngũ giảng viên giàu nhiệt huyết, sáng tạo và có trình độ, Bộ môn KHQL & Luật đã và đang đổi mới và áp dụng những phương pháp giảng dạy tiên tiến lấy sinh viên, học viên làm trung tâm, lý thuyết gắn liền với thực tiễn.

PGS. TS. Vũ Quang

Phó BM Khoa học quản lý và Luật

PGS.TS. Phạm Thị Kim Ngọc

Trưởng Bộ môn Khoa học quản lý và Luật; Giám đốc Chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh

ThS. Cao Thùy Dương

Giảng viên

ThS. Lê Thu Thủy

Giảng viên

ThS. Nguyễn Quang Chương

Giảng viên

ThS. Nguyễn Thị Thúy Hằng

Giảng viên

Các hướng nghiên cứu chính của Bộ môn:

– Quản trị chiến lược

– Quản trị hành vi tổ chức

– Quản trị nhân sự và xây dựng hệ thống KPI

– Lãnh đạo và quản lý

– Văn hóa kinh doanh

– Các vấn đề pháp lý trong kinh doanh

Bộ môn Kinh tế công nghiệp (trước kia là Kinh tế năng lượng, tiền thân là bộ môn Kinh tế điện), được thành lập ngay từ những ngày đầu thành lập Khoa Kỹ sư kinh tế, nay là Viện Kinh tế và Quản lý.

Bộ môn hiện có 9 giảng viên, trong số đó có 3 PGS. Tiến sĩ, 5 Tiến sĩ và 1 Thạc sĩ. Hầu hết các giảng viên của bộ môn đều được đào tạo từ nước ngoài và từ các chương trình quốc tế, có khả năng giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh, tiếng Pháp cũng như có nhiều kinh nghiệm tư vấn, tham gia các chương trình, các dự án nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn.

Về đào tạo:

Đối với bậc đại học, bộ môn đang đào tạo chuyên ngành Kinh tế năng lượng, đây là chương trình đào tạo nằm trong chương trình khung ngành quản lý công nghiệp, hướng tới đào tạo cho xã hội những cử nhân không những có trình độ chuyên môn về sản xuất công nghiệp, mà còn có kiến thức chuyên sâu về hoạt động của hệ thống năng lượng.

Ngoài hoạt động giảng dạy và đào tạo, Bộ môn cũng như các cán bộ giảng dạy của Bộ môn đã chủ trì 

và tham gia thực hiện thành công nhiều đề tài, dự án cấp Nhà nước và cấp Bộ. 

Các hướng nghiên cứu chính của Bộ môn là:

 – Chính sách năng lượng

– Qui hoạch và sử dụng năng lượng

– Giá năng lượng

– Thành phố các-bon thấp, kinh tế tuần hoàn

– Những vấn đề năng lượng- môi trường, khoa học công nghệ khác

Bộ môn Quản trị kinh doanh được thành lập vào năm 1995. Nhiệm vụ của Bộ môn là chịu trách nhiệm chính và phối hợp với các bộ môn khác trong việc phát triển ngành Quản trị kinh doanh (Quản trị doanh nghiệp) và Marketing trong Viện Kinh tế và Quản lý. Khóa đầu tiên hệ đại học chính quy ngành Quản trị doanh nghiệp đã tốt nghiệp năm 1998 (K38) và ngành Marketing đã tốt nghiệp năm 2002 (K42). 

Trưởng Bộ môn qua các thời kỳ:

1995-1996: TS. Nguyễn Văn Long, Trưởng Khoa kiêm Trưởng Bộ môn

1996-2008: TS. Ngô Trần Ánh

2008-2013: ThS. Nguyễn Tiến Dũng

2013-2019: PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng, Phó Viện trưởng kiêm Trưởng Bộ môn

06/2019 – nay: TS. Nguyễn Tiến Dũng

Bộ môn hiện có 11 giảng viên, trong số đó có 5 Tiến sĩ và 6 Thạc sĩ. Đa số các giảng viên của bộ môn đều được đào tạo từ nước ngoài (Thái-lan, Nhật, Úc, Hà-lan, Thụy Sĩ, Ý) và các chương trình quốc tế, có khả năng giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh và có nhiều kinh nghiệm tư vấn kinh doanh.

Bộ môn chịu trách nhiệm chính về ba nhóm môn học sau đây:

Các môn học về Kinh doanh: Khởi sự kinh doanh, Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Quản trị doanh nghiệp, Thương mại điện tử.

Các môn học về phân tích và quản trị hệ thống thông tin: Phân tích hoạt động kinh doanh, Thống kê ứng dụng và Hệ thống thông tin quản lý.

Các môn học về Marketing: Marketing cơ bản, Quản trị marketing I và II, Quản trị thương hiệu, Hành vi người tiêu dùng, Nghiên cứu marketing, Marketing dịch vụ, Marketing quốc tế, Kỹ năng và quản trị bán hàng, Truyền thông marketing,…

PGS. TS. Phạm Thị Thanh Hồng

Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý

ThS. Lê Văn Hòa

Giảng viên

ThS. Nguyễn Cẩm Giang

Giảng viên

ThS. Nguyễn Quỳnh Hoa

Giảng viên

ThS. Phạm Mai Chi

Giảng viên

TS. Hà Thị Thư Trang

Giảng viên

Các hướng nghiên cứu chính của Bộ môn là:

– Marketing: hành vi người tiêu dùng, marketing công nghiệp, marketing số

– Các mô hình và công cụ trong phân tích kinh doanh

– Các quy trình trong kinh doanh

– Hệ thống thông tin quản lý, các hệ thống chỉ báo kết quả hoạt động doanh nghiệp

– Du lịch

– Thương mại điện tử và kinh tế số

– Doanh nghiệp số, chuyển đổi số, trưởng thành số

Bộ môn Kinh tế học là một trong 06 bộ môn của Viện Kinh tế và Quản lý, thuộc Ðại học Bách Khoa Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ môn hiện nay là đào tạo, nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến khoa học kinh tế.

Ðối tượng đào tạo của bộ môn bao gồm tất cả các sinh viên và học viên đang theo học tại Viện Kinh tế và Quản lý ở tất cả các bậc học như cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ thuộc các hệ đào tạo chính quy và đào tạo liên tục. Ngoài ra, bộ môn còn thực hiện giảng dạy cho các học phần kinh tế cơ sở cho học viên theo học hệ đào tạo quốc tế (SIE) và các học viên đang theo học các ngành khác thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Hiện tại, bộ môn có 10 giảng viên, bao gồm 1 PGS, 3 Tiến sĩ và 6 Thạc sĩ. Giảng viên của bộ môn đều được đào tạo tại các cơ sở đào tạo uy tín trong và ngoài nước. Đồng hành với nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên ngành, các giảng viên còn tích cực tham gia tư vấn kinh tế cho các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

PGS. TS. Nguyễn Ái Đoàn

Phó Giáo sư

PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thủy

Trưởng BM Kinh tế học

ThS. Bùi Thanh Nga

Giảng viên

ThS. Đoàn Hải Anh

Giảng viên

ThS. Nguyễn Tài Vượng

Phó trưởng Bộ môn Kinh tế học

ThS. Nguyễn Thị Bích Nguyệt

Giảng viên

Các hướng nghiên cứu chính của Bộ môn là:

– Lạm phát và tăng trưởng kinh tế

– Ảnh hưởng của cơ cấu ngoại thương xuất nhập khẩu tới tăng trưởng kinh tế

– Các nhân tố ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế tới cơ cấu ngoại thương và sản lượng quốc gia

– Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu xe đạp điện ở Việt nam

– Nghiên cứu hàm cầu về thép ở Việt nam

Bộ môn Quản lý công nghiệp thuộc Viện Kinh tế và Quản lý được thành lập tháng 5 năm 2002, có nhiệm vụ đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực quản lý hoạt động công nghiệp trong các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ thuộc các ngành công nghiệp cơ khí, thực phẩm, dệt may, xây dựng…

Về đào tạo, Bộ môn đảm nhiệm các chương trình đào tạo về quản lý công nghiệp, logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Với đội ngũ cán bộ giảng dạy trình độ cao, được đào tạo từ nhiều nước công nghiệp phát triển như Nhật, Hà lan, Mỹ, Hàn Quốc…, các chương trình đào tạo Quản lý công nghiệp không những cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng hiện đại mà còn trang bị cho họ những phương pháp làm việc và phương pháp nghiên cứu khoa học tiên tiến, có hiệu quả nhằm giúp họ chuẩn bị một cách tốt nhất cho những dự định nghề nghiệp đầy thách thức trong tương lai.

PGS. TS. Nguyễn Danh Nguyên

Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý

PGS. TS. Trần Thị Bích Ngọc

Phó trưởng BM Quản lý Công nghiệp

ThS. Trần Minh Anh

Giảng viên

ThS. Vũ Đinh Nghiêm Hùng

Giảng viên

TS. Cao Tô Linh

Giảng viên

TS. Đặng Vũ Tùng

Giảng viên

Về nghiên cứu khoa học, các hướng nghiên cứu chính của Bộ môn là:

– Nghiên cứu áp dụng mô hình Hệ thống sản xuất toàn diện (TPS) trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp,

– Nghiên cứu áp dụng các mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất (TQM, SixSigma, Lean Production…).

– Tin học hoá lập kế hoạch và điều độ sản xuất.

– Quản lý dây chuyền cung cấp (logistics).

Chính thức được thành lập vào tháng 5 năm 2002, sứ mệnh của Bộ môn Quản lý tài chính là nghiên cứu, giảng dạy các vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực kế toán, tài chính doanh nghiệp và các định chế tài chính nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho sự phát triển các doanh nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực cũng như sự vững mạnh của hệ thống tài chính. 

Hiện nay, Bộ môn Quản lý tài chính đang có một đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu có trình độ cao, giàu nhiệt huyết và kinh nghiệm. Hầu hết giảng viên của Bộ môn đều được đào tạo chính quy và bài bản từ các nước có nền tài chính và kinh tế phát triển như Anh, Pháp, Hà Lan, Úc, Liên bang Nga, Nhật Bản và Thái Lan. 

Cùng với Viện Kinh tế và Quản lý, Bộ môn Quản lý tài chính phấn đấu và phát triển trở thành thành đơn vị đào tạo định hướng nghiên cứu mạnh về lĩnh vực Kế toán, Tài chính ngân hàng, tiệm cận chất lượng của các trường tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

PGS. TS. Đào Thanh Bình

Trưởng Bộ môn Quản lý Tài chính

PGS. TS. Nguyễn Đăng Tuệ

Phó Giáo sư

ThS. Vũ Việt Hùng

Giảng viên

TS. Ngô Thu Giang

Giảng viên

TS. Nguyễn Phương Anh

Giảng viên

TS. Nguyễn Thị Mai Chi

Giảng viên | Nhóm nghiên cứu kế toán

Các hướng nghiên cứu chính của Bộ môn là:

– Hệ thống thuế Việt Nam

– Kiểm toán, kiểm soát nội bộ

– Phân tích tài chính phục vụ ra quyết định

– Các công nghệ mới trong lĩnh vực tài chính (FinTech)

– Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp

– Tài chính doanh nghiệp và tài chính cá nhân

– Công bố thông tin và trách nhiệm giải trình của các doanh nghiệp

TẦM NHÌN

Trở thành tổ chức đào tạo, nghiên cứu và cung cấp hoạt động tư vấn hàng đầu về Kinh tế và Quản lý tại Việt Nam.

SỨ MỆNH

  • Đào tạo và phát triển các cán bộ quản lý xuất sắc cho doanh nghiệp và xã hội thông qua :
  • Triển khai các chương trình đào tạo có chất lượng cao cấp nhật thực tiễn và kiến thức hệ thống
  • Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp và các nhà khoa học để không ngừng nâng cao trí tuệ và tư duy quản trị doanh nghiệp.
  • Thu hút sinh viên giỏi, giảng viên có trình độ để tạo ra giá trị và sự khác biệt.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI

Giá trị chúng tôi theo đuổi và cam kết đem lại cho khách hàng, đội ngũ chuyên gia, các nhà cung cấp và đối tác:

  • Đề cao trách nhiệm
  • Tôn trọng cá nhân và tổ chức
  • Gia tăng giá trị
  • Đa dạng và sáng tạo
  • Tác động xã hội

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

  • Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế  & Quản lý (RCEM) trực thuộc Viện Kinh tế và Quản lý (SEM) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với mục đích đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực Kinh tế Kỹ thuật  phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất.
  • Chương trình đào tạo và ứng dụng phương thức quản lý monozukuri tại việt nam: Được thành lập từ tháng 09/2005, dưới sự hợp tác của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam và trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, nhằm mục đích nghiên cứu và cung cấp các kiến thức quản lý đặc biệt, cụ thể là hệ thống sản xuất của Toyota tới các doanh nghiệp Việt Nam, giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm lãng phí, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng, giá thành cạnh tranh.

TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ và Kinh tế số

PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN

1. Về Đào tạo

Các khoá học của RCEM và Monozukuri được thiết kế đa dạng để đáp ứng các yêu cầu khác nhau của người học cũng như cho từng doanh nghiệp. Các khía cạnh của quản trị sẽ được đề cập và giải quyết một cách thấu đáo, triệt để trong các khoá học chuyên đề, chuyên sâu, hay các kỹ năng mềm.

Học viên sẽ được phát triển các kỹ năng cần thiết cho người quản lý phù hợp cho các phòng ban đơn vị khác nhau hay những kỹ năng chuyên sâu cho từng đơn vị tác nghiệp từ marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng, quản lý nhân sự, quản lý dự án, quản lý tài chính cho đến quản lý hoạt động lập kế hoạch và tác nghiệp hàng ngày.

Thông qua một môi trường học tập hoàn hảo, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của các giảng viên quốc tế và Việt Nam sẽ được cộng hưởng và kết hợp nhuần nhuyễn với văn hoá, điều kiện cụ thể của Việt Nam để phát huy tối đa tính thực tiễn của khoá học.

Một số chương trình đào tạo mà RCEM và Monozukuri đã thực hiện bao gồm:

  • Chương trình ứng dụng triết lý Monozukuri
  • Chương trình nâng cao năng lực và quản lý điều hành CEO
  • Chương trình giám đốc sản xuất chuyên nghiệp
  • Chương trình tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp

 

2. Về Tư vấn

RCEM chuyên cung cấp các hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ liên quan đến quản lý, phát triển tổ chức, quản trị hệ thống tác nghiệp, và quản trị nhân sự. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ hợp tác, thân thiện với đối tác, các hoạt động tư vấn được định hướng theo nhu cầu cụ thể. Thấu hiểu đối tác để đưa ra các giải pháp tư vấn tốt nhất và phù hợp nhất là phương châm hoạt động cốt lõi của RCEM.

Dịch vụ tư vấn tập trung vào cơ hội và các các vấn đề quan trọng nhất của khách hàng: chiến lược, marketing, tổ chức, nhân sự, sản xuất và tác nghiệp, tài chính, công nghệ, trên tất cả các ngành công nghiệp và khu vực địa lý

RCEM mang đến chuyên môn sâu, chức năng, nhưng được biết đến với quan điểm toàn diện của các nhà tư vấn giàu kinh nghiệm: nắm bắt giá trị qua các ranh giới và giữa các cấu trúc của bất kỳ tổ chức nào. 

Một số hoạt động tư vấn chính mà RCEM đã tham gia bao gồm:

  • Xây dựng chiến lược tổ chức; đánh giá, tái cơ cấu tổ chức;
  • Hoàn thiện quy trình kinh doanh cung cấp sản phẩm dịch vụ;
  • Xây dựng và phát triển hệ thống quản trị nhân sự (Tuyển dụng và đánh giá ứng viên, xây dựng hệ thống bản mô tả công việc, thiết kế hệ thống lương, thưởng và chế độ đãi ngộ, xây dựng chính sách về nhân sự);
  • Cải tiến hệ thống tác nghiệp nhằm giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ;
  • Xây dựng hệ thống biểu mẫu, báo cáo, chỉ số KPI (BSC) cho doanh nghiệp, các bộ phận;
  • Quản lý quan hệ khách hàng (CRM);
  • Xây dựng hệ thống lập kế hoạch sản xuất – tác nghiệp (ERP);